Chiều 4/10, Công an TP HCM đã tổ chức Lễ báo công, vinh danh đối với Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ và Trung tá Nguyễn Chí Thành (Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) vì đã được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. (Ảnh Tuổi trẻ) Đáng chú ý, tại Lễ báo công, Công an TP HCM đã vinh danh Trung tá Nguyễn Chí Thành - Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an TP HCM. Theo Công an TP HCM, Trung tá Nguyễn Chí Thành tiêu biểu cho tinh thần dũng cảm, bản lĩnh và ý chí kiên cường khi luôn xung phong nhận về mình những nhiệm vụ khó khăn nhất. Với vai trò là chỉ huy "Đội quân người nhái" của Tổ Cứu nạn cứu hộ, Trung tá Nguyễn Chí Thành luôn sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm để lặn ngụp, tìm kiếm dưới đáy sông, đáy vực, hang sâu, giếng độc, kênh rạch, bùn lầy... cứu người, mang những thi thể nạn nhân xấu số về với gia đình, góp phần trong công tác điều tra tội phạm. Trong 20 năm gắn bó với nghề, trực tiếp tham gia thực hiện hơn 500 vụ chữa cháy, cứu nạn cứu hộ trên toàn quốc và nước ngoài, Trung tá Nguyễn Chí Thành đã cứu sống hơn 20 người, tìm thấy hơn 100 thi thể người bị nạn, cứu nhiều tài sản giá trị hơn 120 tỷ đồng. Điển hình là vụ chữa cháy rừng U Minh Thượng, U Minh Hạ, bảo vệ được 700 ha rừng nguyên sinh và ngăn chặn không để lửa cháy lan sang 10.000 ha rừng trồng; tìm kiếm được thi thể nạn nhân tại hang Cốc Chia, thuộc xã Mã Ba, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, sau 2 ngày ở trong hang hẹp, sâu khoảng hơn 220m... Một trong những hành động dũng cảm nhất là đồng chí đã tình nguyện tham gia cứu nạn nhân bị ngã xuống hang đá rất sâu tại xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (năm 2020). Liên tiếp 10 ngày, lực lượng cứu hộ địa phương tìm kiếm, nhưng chỉ xuống được vài chục mét lại phải trèo lên nên không có kết quả. Trước tình huống vô cùng khó khăn, phức tạp, Trung tá Nguyễn Chí Thành đã không ngần ngại, di chuyển từ TP HCM đến hiện trường và trực tiếp xuống hang sâu hơn 280m có địa hình vô cùng hiểm trở, trơn trượt, nhỏ hẹp chỉ vừa 1 người thả treo ròng rọc xuống dưới hang, thiếu dưỡng khí. Trung tá Nguyễn Chí Thành đã chui xuống hang sâu đưa thi thể nạn nhân ra khỏi hang. Gần đây nhất, đồng chí tiếp tục tình nguyện tham gia đoàn công tác thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trung tá Nguyễn Chí Thành trực tiếp kiên trì đào bới và cứu sống được 1 thiếu niên 17 tuổi, cùng đồng đội tìm được 14 thi thể nạn nhân đưa ra khỏi đống đổ nát tại hiện trường. Trước sự khen ngợi của anh em đồng nghiệp dành cho mình, Trung tá Nguyễn Chí Thành khiêm tốn cho rằng, đó chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm và là mệnh lệnh trái tim của người lính CNCH. Anh khẳng định vẫn sẽ chọn nghề này nếu được lựa chọn lại, dù công việc luôn đối diện với khó khăn, nguy hiểm. Trung tá Nguyễn Chí Thành nói: “Có thời điểm tôi cũng từng nghĩ sẽ hi sinh. Nhưng "sinh nghề tử nghiệp" đó là câu chuyện rất bình thường, mình phải chấp nhận nó. Khi thực hiện nhiệm vụ, cứu được người hoặc đem họ trở về với gia đình là niềm hạnh phúc lớn nhất của chúng tôi". >>> Xem thêm video: Chân dung nữ Thư ký Chủ tịch nước võ Văn Thưởng vừa được bổ nhiệm.
Chiều 4/10, Công an TP HCM đã tổ chức Lễ báo công, vinh danh đối với Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ và Trung tá Nguyễn Chí Thành (Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) vì đã được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. (Ảnh Tuổi trẻ)
Đáng chú ý, tại Lễ báo công, Công an TP HCM đã vinh danh Trung tá Nguyễn Chí Thành - Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an TP HCM. Theo Công an TP HCM, Trung tá Nguyễn Chí Thành tiêu biểu cho tinh thần dũng cảm, bản lĩnh và ý chí kiên cường khi luôn xung phong nhận về mình những nhiệm vụ khó khăn nhất.
Với vai trò là chỉ huy "Đội quân người nhái" của Tổ Cứu nạn cứu hộ, Trung tá Nguyễn Chí Thành luôn sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm để lặn ngụp, tìm kiếm dưới đáy sông, đáy vực, hang sâu, giếng độc, kênh rạch, bùn lầy... cứu người, mang những thi thể nạn nhân xấu số về với gia đình, góp phần trong công tác điều tra tội phạm.
Trong 20 năm gắn bó với nghề, trực tiếp tham gia thực hiện hơn 500 vụ chữa cháy, cứu nạn cứu hộ trên toàn quốc và nước ngoài, Trung tá Nguyễn Chí Thành đã cứu sống hơn 20 người, tìm thấy hơn 100 thi thể người bị nạn, cứu nhiều tài sản giá trị hơn 120 tỷ đồng.
Điển hình là vụ chữa cháy rừng U Minh Thượng, U Minh Hạ, bảo vệ được 700 ha rừng nguyên sinh và ngăn chặn không để lửa cháy lan sang 10.000 ha rừng trồng; tìm kiếm được thi thể nạn nhân tại hang Cốc Chia, thuộc xã Mã Ba, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, sau 2 ngày ở trong hang hẹp, sâu khoảng hơn 220m...
Một trong những hành động dũng cảm nhất là đồng chí đã tình nguyện tham gia cứu nạn nhân bị ngã xuống hang đá rất sâu tại xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (năm 2020). Liên tiếp 10 ngày, lực lượng cứu hộ địa phương tìm kiếm, nhưng chỉ xuống được vài chục mét lại phải trèo lên nên không có kết quả.
Trước tình huống vô cùng khó khăn, phức tạp, Trung tá Nguyễn Chí Thành đã không ngần ngại, di chuyển từ TP HCM đến hiện trường và trực tiếp xuống hang sâu hơn 280m có địa hình vô cùng hiểm trở, trơn trượt, nhỏ hẹp chỉ vừa 1 người thả treo ròng rọc xuống dưới hang, thiếu dưỡng khí. Trung tá Nguyễn Chí Thành đã chui xuống hang sâu đưa thi thể nạn nhân ra khỏi hang.
Gần đây nhất, đồng chí tiếp tục tình nguyện tham gia đoàn công tác thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trung tá Nguyễn Chí Thành trực tiếp kiên trì đào bới và cứu sống được 1 thiếu niên 17 tuổi, cùng đồng đội tìm được 14 thi thể nạn nhân đưa ra khỏi đống đổ nát tại hiện trường.
Trước sự khen ngợi của anh em đồng nghiệp dành cho mình, Trung tá Nguyễn Chí Thành khiêm tốn cho rằng, đó chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm và là mệnh lệnh trái tim của người lính CNCH. Anh khẳng định vẫn sẽ chọn nghề này nếu được lựa chọn lại, dù công việc luôn đối diện với khó khăn, nguy hiểm. Trung tá Nguyễn Chí Thành nói: “Có thời điểm tôi cũng từng nghĩ sẽ hi sinh. Nhưng "sinh nghề tử nghiệp" đó là câu chuyện rất bình thường, mình phải chấp nhận nó. Khi thực hiện nhiệm vụ, cứu được người hoặc đem họ trở về với gia đình là niềm hạnh phúc lớn nhất của chúng tôi".