Đại biểu đề nghị xem xét việc bán 34% cổ phần công ty nước Sông Đuống cho nước ngoài

Google News

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP. Hồ Chí Minh), nước sạch thuộc vấn đề an ninh quan trọng, thậm chí hơn cả lương thực. Vị đại biểu này lo ngại về tình trạng nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần Công ty nước sạch Sông Đuống.

Trong phiên chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ngày 7/11/2019. Vấn đề nước sạch đã được một số đại biểu Quốc hội nêu tại nghị trường. Theo đại biểu Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương), việc mua bán, sáp nhập trong kinh tế thị trường là tất yếu. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng sẽ làm gia tăng tình trạng độc quyền thao túng thị trường. “Bộ trưởng có giải pháp gì để tham mưu cho Chính phủ có chính sách điều tiết làm lành mạnh hoạt động này”, ông Nhân nêu câu hỏi.
Dai bieu de nghi xem xet viec ban 34% co phan cong ty nuoc Song Duong cho nuoc ngoai
ĐB Trương Trọng Nghĩa đề nghị xem lại việc bán cổ phần nước sạch Sông Đuống cho tỷ phú Thái Lan. Ảnh: Như Ý 
Cùng mối quan tâm này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP Hồ Chí Minh) bày tỏ sự lo ngại về tình trạng nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần Công ty nước sạch Sông Đuống.
Theo ông Nghĩa, nước là một cái vấn đề an ninh quan trọng thậm chí hơn cả lương thực. Chúng ta đang thoái vốn Nhà nước toàn bộ đến 100% là rất có vấn đề. Ông nói, vừa rồi, báo chí đã phản ánh việc tỷ phú Thái Lan mua đến 34% cổ phần của Nhà máy nước sạch Sông Đuống lớn nhất Việt Nam. “Trước tình cung cấp nước sạch như vừa qua, tôi đề nghị chúng ta phải xem xét lại chủ trương này. Chúng ta không nên thoái vốn mà giữ cổ phần chi phối”, ông nói và đề nghị bộ Bộ trưởng, Thủ tướng cho biết thêm ý kiến của mình về việc này.
Chia sẻ sự quan tâm cũng như quan điểm của ĐB Trương Trọng Nghĩa, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh “hứa” tiếp thu trong góc độ trách nhiệm của bộ. Theo ông Tuấn Anh, cổ phần hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu lại doanh nghiệp. Điều này không chỉ nhằm thu nhỏ lại số lượng doanh nghiệp nhà nước mà còn tạo ra một thị trường, một thể chế và pháp luật thuận lợi hơn không chỉ cho doanh nghiệp tư nhân mà còn cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp cận cơ hội của thị trường. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, “những doanh nghiệp có thương hiệu lớn cần giữ cũng là ý đúng, rất cần tính đến”.
Theo Zing.vn, Công ty WHA Utility and Power (thuộc sở hữu của Công ty WHA) mới đây đã có thông báo về tiến độ mua lại cổ phần tại Công ty CP nước mặt sông Đuống từ phía Việt Nam.
Theo đó, HĐQT WHA Utility and Power đã thống nhất thông qua công ty con là WHAUP (SG) 2DR Pte. Ltd ký kết hợp đồng mua bán cổ phần với ông Đỗ Tất Thắng, cổ đông của Nhà máy nước mặt Sông Đuống. Ông Thắng đồng thời là một trong những nhà điều hành chính tại nhà máy nước sạch này.
Dai bieu de nghi xem xet viec ban 34% co phan cong ty nuoc Song Duong cho nuoc ngoai-Hinh-2
 Nữ đại gia Jareeporn Jarukornsakul, người giàu thứ 35 Thái Lan với khối tài sản ròng hơn 865 triệu USD. Ảnh: Gettyimages/Bloomberg.
Theo đó, WHAUP (SG) 2DR sẽ mua lại gần 34 triệu cổ phiếu từ ông Thắng, tương đương 34% vốn điều lệ của nhà máy nước mặt Sông Đuống. Mức giá thỏa thuận giữa hai bên khoảng 61.000 đồng/cổ phiếu, tương đương số tiền đại diện Thái Lan phải chi ra là hơn 2.073 tỷ đồng cho thương vụ.
Theo phía WHA, thương vụ này là bước đi quan trọng của công ty trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ nước sạch ra nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Theo giới thiệu từ phía Thái Lan, Nhà máy nước mặt Sông Đuống được thành lập từ năm 2016, và là một trong những nhà cung cấp dịch vụ nước sạch hàng đầu tại Hà Nội. Nhà máy đã hoàn thành và hoạt động thương mại với tổng công suất dự kiến năm nay khoảng 109,5 triệu m3.
Về phía WHA Utility and Power, đây là thành viên của Tập đoàn WHA (Thái Lan) chuyên kinh doanh trong lĩnh vực logistics và các dịch vụ tiện ích công nghiệp, năng lượng. Trong đó, đồng sáng lập và cổ đông lớn nhất của công ty là nữ tỷ phú Jareeporn Jarukornsakul. Bà Jareeporn cũng đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tại WHA thông qua tỷ lệ sở hữu trực tiếp 10,3%. Nếu tính cả vốn nắm giữ gián tiếp, vị nữ đại gia này đang sở hữu khoảng 25,3% vốn tại WHA.
Trong khi đó, WHA hiện sở hữu 74% vốn tại WHA Utility and Power và bà Jareeporn đồng thời làm chủ tịch tại công ty dịch vụ điện và nước này.
Nữ đại gia Jareeporn Jarukornsakul cũng chính là người giàu thứ 35 trong danh sách 50 người giàu nhất Thái Lan năm 2019 theo thống kê từ Forbes. Hiện khối tài sản bà sở hữu lên tới hơn 865 triệu USD thông qua lượng tiền mặt, bất động sản và vốn tại các công ty của mình.
Nhà máy nước mặt Sông Đuống có vốn đầu tư giai đoạn 1 là 5.000 tỷ đồng với 4 cổ đông sáng lập gồm Công ty CP Nước Aqua One nắm 58%; Công ty CP Đầu tư Việt Nam - Oman nắm 27%; Công ty nước sạch Hà Nội sở hữu 10%; và Công ty TNHH MTV ứng dụng công nghệ mới và du lịch (Newtaco) nắm 5%.
Trong đó, Aqua One chính là doanh nghiệp của bà Đỗ Thị Kim Liên hay còn được biết tới với vai trò Shark Liên trong chương trình truyền hình Thương vụ bạc tỷ. Bà Liên là cổ đông sáng lập nắm giữ 50% vốn tại Aqua One.
Tại Việt Nam, Aqua One cũng là một trong số ít chủ đầu tư nhà máy nước sạch lớn với hàng loạt dự án có tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ. Trong đó phải kể tới Nhà máy nước mặt Sông Hậu công suất 100.000 m3/ngày đêm; Nhà máy nước mặt Sông Đuống tổng công suất 900.000 m3/ngày đêm; Nhà máy nước mặt Xuân Mai - Hòa Bình công suất 600.000 m3/ngày đêm...
Ngoài ra, công ty hiện cũng là cổ đông chiến lược của nhiều công ty cấp thoát nước tại các tỉnh thành trên toàn quốc.
Xem thêm video: Tạm giữ 2 nghi phạm đổ dầu thải vào nước sông Đà

Nguồn VTC.

Theo Hòa Nhập

>> xem thêm

Bình luận(0)