Họ vốn là những thương hồ thứ thiệt, từng buôn bán ở các chợ nổi miền Tây Nam Bộ như chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm ( Sóc Trăng), chợ nổi cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Cái Bè ( Tiền Giang)...Mỗi ghe đều đến từ những vùng đất khác nhau của xứ sở chín rồng, dạt về dòng sông Tẻ này neo đậu buôn bán, cung ứng đủ các lọai cây từ miền Tây lên cho người dân TP. Hồ Chí Minh. Chiếc ghe đã trở thành bạn tri kỷ, vừa nhà vừa là phương tiện để họ kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Trong số hộ ở đây, có những gia đình đã neo đậu, bám trụ ở đây gần nửa đời người. Các thế hệ cứ chen chúc ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt và buôn bán trong những chiếc ghe chật chội, cũ kỹ.Cứ độ 3 – 5 ngày, khi lượng trái cây trên ghe đã hết, họ lại nhổ neo xuôi theo dòng sông Tẻ, về các miệt vườn miền Tây Nam Bộ lấy hàng. Mỗi một chuyến đi như thế này, ghe họ chở nhiềù loại trái cây như chuối, dừa, chôm chôm… lên Sài Gòn bán lẻ, bán sỉ.Mỗi chuyến như thế, nếu đắt hàng lời lãi cũng được 2 đến 3 triệu đồng. Cả đời lênh đênh trên sông nước, nghề thương hồ cực nhọc, vất vả là vậy nhưng cũng lắm ưu tư. Những đứa con bé nhỏ vừa được vài tuổi cũng theo cha mẹ xuống ghe lên đây buôn bán. Để con được học hành, nhiều gia đình đã gửi vào lớp học tình thương gần chợ. Cũng có những cặp vợ chồng phải gửi con cho ông bà dưới quê chăm sóc, cứ mỗi lần về lấy hàng, tranh thủ thời gian ghé con.Nhìn vào chiếc ghe tềnh toàng của mình, Chị Nguyễn Thị Oanh (quê ở Bạc Liệu ) tâm sự: “Nhiều lúc nhớ tụi nhỏ mà phát khóc, muốn đưa chúng đi cùng để tiện chăm sóc. Nhưng em thấy đó, cái ghe tềnh toàng, cũ kỹ thế kia, mùa nắng thì chảo lửa, mùa mưa thì dột nát, mấy đứa nhỏ sao sống được”.Cứ thế, “đời con tiếp nối đời cha”, những chiếc ghe thả neo, bám trụ dọc bờ sông Tẻ đã trở thành một nét quen thuộc với những người dân sống khu vực này. Những chiếc ghe chở nặng những đặc sản trái cây miệt vườn vẫn như con thoi, bồng bềnh trên sông nước đi về giữa miền Tây và Sài Gòn. Họ trở thành người thương hồ đặc biệt ở “chợ nổi Sài Gòn”.Sau mỗi ngày buôn bán mệt nhọc, những giai điệu du dương của đờn ca tài tử lại ngân lên như sự trải lòng cùng sông nước về những nỗi vui buồn của kiếp thương hồ quanh năm lênh đênh trên sông nước.Họ - tự nhận mình là ‘kiếp thương hồ’ quanh năm suốt tháng lênh đênh trên sông nước, kiếm được những đồng tiền khó nhọc bằng nghề buôn bán nhỏ.Những chiếc ghe qua thời gian sấp xệp, cũ nát, không có tiền họ chỉ lấy những tấm nilon cũ che chán tạm bợp trong những mưa,nắng.Hằng này, khoảng 17h đến 22h , họ bày bán đủ các loại trái cây trên vỉa hè đường Trần Xuân Soạn bán lẻ cho những người qua đường…
Họ vốn là những thương hồ thứ thiệt, từng buôn bán ở các chợ nổi miền Tây Nam Bộ như chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm ( Sóc Trăng), chợ nổi cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Cái Bè ( Tiền Giang)...Mỗi ghe đều đến từ những vùng đất khác nhau của xứ sở chín rồng, dạt về dòng sông Tẻ này neo đậu buôn bán, cung ứng đủ các lọai cây từ miền Tây lên cho người dân TP. Hồ Chí Minh. Chiếc ghe đã trở thành bạn tri kỷ, vừa nhà vừa là phương tiện để họ kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Trong số hộ ở đây, có những gia đình đã neo đậu, bám trụ ở đây gần nửa đời người. Các thế hệ cứ chen chúc ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt và buôn bán trong những chiếc ghe chật chội, cũ kỹ.
Cứ độ 3 – 5 ngày, khi lượng trái cây trên ghe đã hết, họ lại nhổ neo xuôi theo dòng sông Tẻ, về các miệt vườn miền Tây Nam Bộ lấy hàng. Mỗi một chuyến đi như thế này, ghe họ chở nhiềù loại trái cây như chuối, dừa, chôm chôm… lên Sài Gòn bán lẻ, bán sỉ.
Mỗi chuyến như thế, nếu đắt hàng lời lãi cũng được 2 đến 3 triệu đồng. Cả đời lênh đênh trên sông nước, nghề thương hồ cực nhọc, vất vả là vậy nhưng cũng lắm ưu tư. Những đứa con bé nhỏ vừa được vài tuổi cũng theo cha mẹ xuống ghe lên đây buôn bán. Để con được học hành, nhiều gia đình đã gửi vào lớp học tình thương gần chợ. Cũng có những cặp vợ chồng phải gửi con cho ông bà dưới quê chăm sóc, cứ mỗi lần về lấy hàng, tranh thủ thời gian ghé con.
Nhìn vào chiếc ghe tềnh toàng của mình, Chị Nguyễn Thị Oanh (quê ở Bạc Liệu ) tâm sự: “Nhiều lúc nhớ tụi nhỏ mà phát khóc, muốn đưa chúng đi cùng để tiện chăm sóc. Nhưng em thấy đó, cái ghe tềnh toàng, cũ kỹ thế kia, mùa nắng thì chảo lửa, mùa mưa thì dột nát, mấy đứa nhỏ sao sống được”.
Cứ thế, “đời con tiếp nối đời cha”, những chiếc ghe thả neo, bám trụ dọc bờ sông Tẻ đã trở thành một nét quen thuộc với những người dân sống khu vực này. Những chiếc ghe chở nặng những đặc sản trái cây miệt vườn vẫn như con thoi, bồng bềnh trên sông nước đi về giữa miền Tây và Sài Gòn. Họ trở thành người thương hồ đặc biệt ở “chợ nổi Sài Gòn”.
Sau mỗi ngày buôn bán mệt nhọc, những giai điệu du dương của đờn ca tài tử lại ngân lên như sự trải lòng cùng sông nước về những nỗi vui buồn của kiếp thương hồ quanh năm lênh đênh trên sông nước.
Họ - tự nhận mình là ‘kiếp thương hồ’ quanh năm suốt tháng lênh đênh trên sông nước, kiếm được những đồng tiền khó nhọc bằng nghề buôn bán nhỏ.
Những chiếc ghe qua thời gian sấp xệp, cũ nát, không có tiền họ chỉ lấy những tấm nilon cũ che chán tạm bợp trong những mưa,nắng.
Hằng này, khoảng 17h đến 22h , họ bày bán đủ các loại trái cây trên vỉa hè đường Trần Xuân Soạn bán lẻ cho những người qua đường…