Phát xít Đức và các nước cùng phe đã gây ra cuộc thảm sát Holocaust khiến 6 triệu người thiệt mạng. Theo ước tính, khoảng 1/3 người Do Thái trên thế giới bị giết hại trong cuộc tàn sát người Do Thái do Hitler khởi xướng.Trong số 6 triệu nạn nhân chết trong cuộc thảm sát Holocaust, có hơn 1 triệu người là trẻ em.Mặc dù Hitler là người đứng đầu cuộc thảm sát Holocaust và cho xây dựng các trại tập trung nhưng trùm phát xít chưa bao giờ đến bất cứ trại tử thần nào.Dachau là trại tập trung đầu tiên, bắt đầu hoạt động từ 6 năm trước khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra. Tù nhân bị giam cầm ở Dachau chủ yếu là tội phạm chính trị.99% người Do Thái sống ở Đan Mạch đã thoát khỏi số phận diệt vong của cuộc thảm sát Holocaust vì chính quyền nước này đã sơ tán họ đến Thụy Điển - một quốc gia trung lập.Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, 200 cựu sĩ quan cơ quan mật vụ phát xít Đức được cơ quan tình báo Đức tuyển dụng.Helena Citronova - tù nhân người Slovakia tại trại tập trung Auschwitz đã yêu lính canh Franz Wunsch. Franz đã nhiều lần cứu sống Citronova bằng cách cho cô công việc thu dọn quần áo của những tù nhân được đưa tới phòng hơi ngạt.Trong Chiến tranh thế giới 2, nhà ngoại giao người Nhật Chiune Sugihara đã cứu sống 6.000 người Do Thái bằng việc cấp cho họ thị thực quá cảnh vào xứ sở hoa anh đào.Trẻ em Do Thái là mục tiêu hàng đầu của Đức quốc xã trong cuộc thảm sát Holocaust bởi vì chính quyền Hitler không muốn nhóm đối tượng này trở thành "mối đe dọa" khi trưởng thành.Tại trại tập trung Treblinka, gần 1 triệu tù nhân bị sát hại bởi 150 nhân viên của phát xít Đức làm việc tại trại tử thần này.
Phát xít Đức và các nước cùng phe đã gây ra cuộc thảm sát Holocaust khiến 6 triệu người thiệt mạng. Theo ước tính, khoảng 1/3 người Do Thái trên thế giới bị giết hại trong cuộc tàn sát người Do Thái do Hitler khởi xướng.
Trong số 6 triệu nạn nhân chết trong cuộc thảm sát Holocaust, có hơn 1 triệu người là trẻ em.
Mặc dù Hitler là người đứng đầu cuộc thảm sát Holocaust và cho xây dựng các trại tập trung nhưng trùm phát xít chưa bao giờ đến bất cứ trại tử thần nào.
Dachau là trại tập trung đầu tiên, bắt đầu hoạt động từ 6 năm trước khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra. Tù nhân bị giam cầm ở Dachau chủ yếu là tội phạm chính trị.
99% người Do Thái sống ở Đan Mạch đã thoát khỏi số phận diệt vong của cuộc thảm sát Holocaust vì chính quyền nước này đã sơ tán họ đến Thụy Điển - một quốc gia trung lập.
Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, 200 cựu sĩ quan cơ quan mật vụ phát xít Đức được cơ quan tình báo Đức tuyển dụng.
Helena Citronova - tù nhân người Slovakia tại trại tập trung Auschwitz đã yêu lính canh Franz Wunsch. Franz đã nhiều lần cứu sống Citronova bằng cách cho cô công việc thu dọn quần áo của những tù nhân được đưa tới phòng hơi ngạt.
Trong Chiến tranh thế giới 2, nhà ngoại giao người Nhật Chiune Sugihara đã cứu sống 6.000 người Do Thái bằng việc cấp cho họ thị thực quá cảnh vào xứ sở hoa anh đào.
Trẻ em Do Thái là mục tiêu hàng đầu của Đức quốc xã trong cuộc thảm sát Holocaust bởi vì chính quyền Hitler không muốn nhóm đối tượng này trở thành "mối đe dọa" khi trưởng thành.
Tại trại tập trung Treblinka, gần 1 triệu tù nhân bị sát hại bởi 150 nhân viên của phát xít Đức làm việc tại trại tử thần này.