Theo ghi nhận của PV Dân Việt, loại thang thoát hiểm được chủ các chung cư mini, khách sạn, nhà hàng... tại Hà Nội lắp đặt có đủ chủng loại, kích thước.Tại đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), việc lắp đặt thang thoát hiểm đối với một số căn nhà mặt phố thường gặp nhiều khó khăn do thiếu không gian. Phần tiếp đất của thang thoát hiểm của các căn nhà mặt phố thường nhô hẳn ra ngoài vỉa hè.Chất liệu chủ yếu bằng kim loại.Tương tự tại đường Tố Hữu (quận Hà Đông), do thiếu không gian nên nhiều nhà hàng, nhà liền kề mặt phố cũng lắp đặt thang thoát hiểm dạng nhô ra mặt tiền ngôi nhà.Căn nhà 8 tầng nằm trong ngõ 58 phố Thanh Bình (quận Hà Đông) được chủ nhà lắp hệ thống thang thoát hiểm với chi phí hơn 100 triệu đồng.Tại một chung cư mini ngõ 181 Xuân Thủy (quận Cầu Giấy), thang thoát hiểm có dạng thẳng đứng cũng được chủ nhà lắp đặt sau vụ cháy tại chung cư mini ở Khương Hạ (quận Thanh Xuân).Một trường mầm non tại phố Thọ Tháp (quận Cầu Giấy) lại chỉ trang bị thang thoát hiểm từ tầng 2 xuống tầng 1.Chủ khách sạn trong ngõ 45 đường Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy) chi khoảng100 triệu đồng để lắp đặt thang thoát hiểm.Khách sạn này dùng loại thang có thể gấp gọn lên phía trên khi không sử dụng.Chủ căn nhà với khoảng 60 phòng trọ ở ngõ 329 đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) sử dụng thang thoát hiểm có dạng thẳng đứng do không gian hạn chế.Theo các chuyên gia, tại không gian hẹp, thang kim loại cố định được lắp thẳng từ tầng thượng xuống mặt đất người già và trẻ em rất khó sử dụng. Ngoài ra, lượng nhiệt tỏa ra từ tường lan sang thang kim loại dễ tiềm ẩn nhiều nguy cơ.Trong khi đó, một tòa nhà khách sạn khác tại quận Cầu Giấy đã xây thang thoát hiểm từ lâu nhưng lại tận dụng để treo các cục nóng điều hòa.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, loại thang thoát hiểm được chủ các chung cư mini, khách sạn, nhà hàng... tại Hà Nội lắp đặt có đủ chủng loại, kích thước.
Tại đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), việc lắp đặt thang thoát hiểm đối với một số căn nhà mặt phố thường gặp nhiều khó khăn do thiếu không gian. Phần tiếp đất của thang thoát hiểm của các căn nhà mặt phố thường nhô hẳn ra ngoài vỉa hè.
Chất liệu chủ yếu bằng kim loại.
Tương tự tại đường Tố Hữu (quận Hà Đông), do thiếu không gian nên nhiều nhà hàng, nhà liền kề mặt phố cũng lắp đặt thang thoát hiểm dạng nhô ra mặt tiền ngôi nhà.
Căn nhà 8 tầng nằm trong ngõ 58 phố Thanh Bình (quận Hà Đông) được chủ nhà lắp hệ thống thang thoát hiểm với chi phí hơn 100 triệu đồng.
Tại một chung cư mini ngõ 181 Xuân Thủy (quận Cầu Giấy), thang thoát hiểm có dạng thẳng đứng cũng được chủ nhà lắp đặt sau vụ cháy tại chung cư mini ở Khương Hạ (quận Thanh Xuân).
Một trường mầm non tại phố Thọ Tháp (quận Cầu Giấy) lại chỉ trang bị thang thoát hiểm từ tầng 2 xuống tầng 1.
Chủ khách sạn trong ngõ 45 đường Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy) chi khoảng100 triệu đồng để lắp đặt thang thoát hiểm.
Khách sạn này dùng loại thang có thể gấp gọn lên phía trên khi không sử dụng.
Chủ căn nhà với khoảng 60 phòng trọ ở ngõ 329 đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) sử dụng thang thoát hiểm có dạng thẳng đứng do không gian hạn chế.
Theo các chuyên gia, tại không gian hẹp, thang kim loại cố định được lắp thẳng từ tầng thượng xuống mặt đất người già và trẻ em rất khó sử dụng. Ngoài ra, lượng nhiệt tỏa ra từ tường lan sang thang kim loại dễ tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Trong khi đó, một tòa nhà khách sạn khác tại quận Cầu Giấy đã xây thang thoát hiểm từ lâu nhưng lại tận dụng để treo các cục nóng điều hòa.