Căn nhà cổ của tộc họ Nguyễn ở xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có niên đại hơn 200 năm. Theo người dân địa phương, hàng trăm năm trước, nhiều gia đình khá giả ở địa phương mua gỗ trong đất liền, thuê tàu mang ra đảo làm nhà ba gian theo kiến trúc nhà rường lợp mái tranh, hoặc nhà mái lá.Do thường xuyên đối mặt với gió bão, người dân nơi đây dần mái lợp ngói hoặc tôn xi măng cho phù hợp.Gian nhà chính với nhiều cửa gỗ, kèo, cột gắn kết chặt với nhau. Người dân nơi đây đã mời thợ mộc Kim Bồng (Quảng Nam) và thợ chạm, cẩn xà cừ (Thừa Thiên - Huế) vào Lý Sơn để làm trong 5-6 tháng.Hầu hết các nhà cổ ở đảo Lý Sơn là nhà thờ của các tộc họ. Kiến trúc nhà rường có ba gian thờ được chạm khắc, trang trí với nhiều hoành phi, liễn đối rực rỡ. Hàng năm, tại các nhà thờ tộc họ này diễn ra lễ tế tri ân công đức tổ tiên giong buồm ra biển Đông, cắm cột mốc khẳng định chủ quyền biển đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa khi xưa.Hoa văn chạm khắc "ngựa hóa rồng" trên cửa gỗ. Các chuyên gia khảo cổ nhận định hệ thống nhà cổ ở đảo Lý Sơn có niên đại 150 đến hơn 200 năm. Do không ảnh hưởng bởi chiến tranh, ý thức bảo tồn của cư dân đảo khá tốt, hệ thống nhà cổ nơi đây còn được giữ nguyên vẹn.Hoa văn chạm khắc tinh xảo "cá chép vờn mây" trên cửa gỗ.Gia đình ông Lê Lý (thôn Đông, xã An Hải) đang sống trong căn nhà cổ hơn 150 năm dựng trên 42 cột. Trước đây, căn nhà có mái lợp bằng cỏ tranh, nhưng vật liệu này ngày càng ít dần nên gia đình ông lợp mái bằng ngói đất. Ông Lý cho biết, nhiệt độ trong nhà cổ luôn hài hòa (mùa nắng thì mát, mùa đông ấm áp), không gian yên tĩnh.Tượng đồng cai đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật được tìm thấy ở huyện đảo Lý Sơn. Không gian nhà cổ của ông Phạm Thoại Tuyền - hậu duệ đời thứ năm của cai đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật ở thôn Đông, xã An Vĩnh lưu giữ nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam."Vốn quý nhất trong lòng nhà cổ là chứa đựng số lượng lớn các văn bản Hán - Nôm, hiện vật liên quan đến Hải đội Hoàng Sa. Hệ thống nhà cổ Lý Sơn là di sản văn hóa có giá trị đặc biệt, là bảo tàng sống động về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam không gì có thể chối cãi được", Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi nói.Song hành cùng hệ thống nhà cổ, huyện đảo Lý Sơn còn có hàng chục di tích lịch sử văn hóa, đình làng - nơi diễn ra nghi thức tế lễ đội hùng binh Hoàng Sa của các tộc họ - tri ân công đức tổ tiên, càng góp phần tạo nên không gian cổ kính, trang nghiêm ở huyện đảo tiền tiêu này.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi kêu gọi các đơn vị lữ hành trong nước hợp tác với các tộc họ ở huyện đảo Lý Sơn, đưa du khách trong nước và quốc tế tham quan hệ thống nhà cổ theo mô hình du lịch cộng đồng, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Căn nhà cổ của tộc họ Nguyễn ở xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có niên đại hơn 200 năm. Theo người dân địa phương, hàng trăm năm trước, nhiều gia đình khá giả ở địa phương mua gỗ trong đất liền, thuê tàu mang ra đảo làm nhà ba gian theo kiến trúc nhà rường lợp mái tranh, hoặc nhà mái lá.
Do thường xuyên đối mặt với gió bão, người dân nơi đây dần mái lợp ngói hoặc tôn xi măng cho phù hợp.
Gian nhà chính với nhiều cửa gỗ, kèo, cột gắn kết chặt với nhau. Người dân nơi đây đã mời thợ mộc Kim Bồng (Quảng Nam) và thợ chạm, cẩn xà cừ (Thừa Thiên - Huế) vào Lý Sơn để làm trong 5-6 tháng.
Hầu hết các nhà cổ ở đảo Lý Sơn là nhà thờ của các tộc họ. Kiến trúc nhà rường có ba gian thờ được chạm khắc, trang trí với nhiều hoành phi, liễn đối rực rỡ. Hàng năm, tại các nhà thờ tộc họ này diễn ra lễ tế tri ân công đức tổ tiên giong buồm ra biển Đông, cắm cột mốc khẳng định chủ quyền biển đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa khi xưa.
Hoa văn chạm khắc "ngựa hóa rồng" trên cửa gỗ. Các chuyên gia khảo cổ nhận định hệ thống nhà cổ ở đảo Lý Sơn có niên đại 150 đến hơn 200 năm. Do không ảnh hưởng bởi chiến tranh, ý thức bảo tồn của cư dân đảo khá tốt, hệ thống nhà cổ nơi đây còn được giữ nguyên vẹn.
Hoa văn chạm khắc tinh xảo "cá chép vờn mây" trên cửa gỗ.
Gia đình ông Lê Lý (thôn Đông, xã An Hải) đang sống trong căn nhà cổ hơn 150 năm dựng trên 42 cột. Trước đây, căn nhà có mái lợp bằng cỏ tranh, nhưng vật liệu này ngày càng ít dần nên gia đình ông lợp mái bằng ngói đất. Ông Lý cho biết, nhiệt độ trong nhà cổ luôn hài hòa (mùa nắng thì mát, mùa đông ấm áp), không gian yên tĩnh.
Tượng đồng cai đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật được tìm thấy ở huyện đảo Lý Sơn. Không gian nhà cổ của ông Phạm Thoại Tuyền - hậu duệ đời thứ năm của cai đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật ở thôn Đông, xã An Vĩnh lưu giữ nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
"Vốn quý nhất trong lòng nhà cổ là chứa đựng số lượng lớn các văn bản Hán - Nôm, hiện vật liên quan đến Hải đội Hoàng Sa. Hệ thống nhà cổ Lý Sơn là di sản văn hóa có giá trị đặc biệt, là bảo tàng sống động về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam không gì có thể chối cãi được", Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi nói.
Song hành cùng hệ thống nhà cổ, huyện đảo Lý Sơn còn có hàng chục di tích lịch sử văn hóa, đình làng - nơi diễn ra nghi thức tế lễ đội hùng binh Hoàng Sa của các tộc họ - tri ân công đức tổ tiên, càng góp phần tạo nên không gian cổ kính, trang nghiêm ở huyện đảo tiền tiêu này.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi kêu gọi các đơn vị lữ hành trong nước hợp tác với các tộc họ ở huyện đảo Lý Sơn, đưa du khách trong nước và quốc tế tham quan hệ thống nhà cổ theo mô hình du lịch cộng đồng, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.