Ghi nhận trưa ngày đầu năm mới 1/1/2022, nhiều tuyến đường tại TPHCM như Nguyễn Thị Minh Khai, Đồng Khởi, Điện Biên Phủ... tấp nập, nhộn nhịp. Nhiều gia đình đưa nhau đến các khu vui chơi, ăn uống. Quán cà phê trên đường Lê Duẩn (quận 1) không còn chỗ trống.Xếp hàng dài chờ đến lượt mua nước uống tại một quán cà phê ở quận 1.Thảo Cầm Viên đông nghịt người từ sáng sớm. "Năm nào đến Tết, gia đình tôi cũng về quê An Giang thăm ông bà, nhưng năm nay do dịch bệnh, chúng tôi ở lại Sài Gòn. Tranh thủ ngày nghỉ, tôi đưa con đến các khu vui chơi để ăn uống, thư giãn nhưng vẫn chấp hành nghiêm 5K để phòng dịch" - anh Bình (ngụ quận Bình Thạnh) nói.Người bán hàng tranh thủ bán thêm món đồ chơi nhiều màu sắc cho trẻ em, giá từ 20.000-40.000 đồng/món chia sẻ: "Dịch kéo dài nên chúng tôi không có thu nhập gì, chỉ mong bán được thêm chút hàng trong những ngày lễ để có tiền trả nhà trọ, ăn uống".Các gia đình "tách xách nách mang" đủ các thức ăn để có thể vui chơi cả ngày.Trong khi đó, khu vực Đường Sách có bảo vệ thường xuyên nhắc nhở du khách thực hiện giãn cách khi đến tham quan, vui chơi.Trẻ em thích thú khi được đo thân nhiệt tự động bằng bàn tay.Một gia đình trẻ đưa con đi chơi, chọn mua sách.Du khách đến Đường Sách càng lúc càng đông.Tại Bưu điện Thành phố, các bạn trẻ đến vui chơi rất đông.Cà phê bệt đã trở lại sau những ngày trầm lắng để phòng dịch bệnh.Dịch vụ thuê xe đạp đắt hàng.Trái ngược với các khu vui chơi, tại nhiều chợ truyền thống lại khá thưa khách. "Bình thường dịp lễ Tết, nhu cầu mua thực phẩm, trái cây, ăn uống của khách hàng rất nhiều. Tuy nhiên năm nay lại khá vắng" - chị Trang, tiểu thương chợ Thị Nghè (quận Bình Thạnh) buồn hiu nói.Dẫu không đông khách như mọi năm, nhưng các tiểu thương cho hay, họ đã chuyển qua hình thức bán hàng online, giao hàng tận nơi nên chỉ cần khách alo sẽ được phục vụ mà không cần đến chợ.Theo ghi nhận, các mặt hàng thủy hải sản, thịt heo, bò, gà... về nhiều tại chợ, giá cả ổn định.
Ghi nhận trưa ngày đầu năm mới 1/1/2022, nhiều tuyến đường tại TPHCM như Nguyễn Thị Minh Khai, Đồng Khởi, Điện Biên Phủ... tấp nập, nhộn nhịp. Nhiều gia đình đưa nhau đến các khu vui chơi, ăn uống.
Quán cà phê trên đường Lê Duẩn (quận 1) không còn chỗ trống.
Xếp hàng dài chờ đến lượt mua nước uống tại một quán cà phê ở quận 1.
Thảo Cầm Viên đông nghịt người từ sáng sớm. "Năm nào đến Tết, gia đình tôi cũng về quê An Giang thăm ông bà, nhưng năm nay do dịch bệnh, chúng tôi ở lại Sài Gòn. Tranh thủ ngày nghỉ, tôi đưa con đến các khu vui chơi để ăn uống, thư giãn nhưng vẫn chấp hành nghiêm 5K để phòng dịch" - anh Bình (ngụ quận Bình Thạnh) nói.
Người bán hàng tranh thủ bán thêm món đồ chơi nhiều màu sắc cho trẻ em, giá từ 20.000-40.000 đồng/món chia sẻ: "Dịch kéo dài nên chúng tôi không có thu nhập gì, chỉ mong bán được thêm chút hàng trong những ngày lễ để có tiền trả nhà trọ, ăn uống".
Các gia đình "tách xách nách mang" đủ các thức ăn để có thể vui chơi cả ngày.
Trong khi đó, khu vực Đường Sách có bảo vệ thường xuyên nhắc nhở du khách thực hiện giãn cách khi đến tham quan, vui chơi.
Trẻ em thích thú khi được đo thân nhiệt tự động bằng bàn tay.
Một gia đình trẻ đưa con đi chơi, chọn mua sách.
Du khách đến Đường Sách càng lúc càng đông.
Tại Bưu điện Thành phố, các bạn trẻ đến vui chơi rất đông.
Cà phê bệt đã trở lại sau những ngày trầm lắng để phòng dịch bệnh.
Dịch vụ thuê xe đạp đắt hàng.
Trái ngược với các khu vui chơi, tại nhiều chợ truyền thống lại khá thưa khách. "Bình thường dịp lễ Tết, nhu cầu mua thực phẩm, trái cây, ăn uống của khách hàng rất nhiều. Tuy nhiên năm nay lại khá vắng" - chị Trang, tiểu thương chợ Thị Nghè (quận Bình Thạnh) buồn hiu nói.
Dẫu không đông khách như mọi năm, nhưng các tiểu thương cho hay, họ đã chuyển qua hình thức bán hàng online, giao hàng tận nơi nên chỉ cần khách alo sẽ được phục vụ mà không cần đến chợ.
Theo ghi nhận, các mặt hàng thủy hải sản, thịt heo, bò, gà... về nhiều tại chợ, giá cả ổn định.