Vụ chìm ca nô ở biển Cửa Đại (Quảng Nam) khiến 17 du khách thiệt mạng đang được các cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ trách nhiệm. Tuy nhiên, thời gian qua, xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh nguyên nhân do sóng lớn, còn có nguyên nhân gây ra số lượng du khách tử vong quá lớn là do ca nô trên thuộc loại tàu SB - loại tàu bịt bùng nên nếu lật úp, du khách sẽ rất khó để thoát ra ngoài. Trong buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Bộ GTVT sáng 27/2, Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn đã nêu vấn đề ca nô được phép hoán cải không đảm bảo an toàn. “Tàu SB mới bị nhiều vậy. Nếu là tàu SI thì vì tàu trống, nếu lật sẽ văng người ra hết. Còn tàu SB là loại tàu bịt bùng nên nếu lật úp sẽ rất khó để thoát ra ngoài.” - ông Sơn nói và đề nghị Bộ GTVT xem xét lại quy định hiện nay về chuẩn SB, trong đó nghiên cứu giải pháp và thiết kế ca nô như thế nào để khi gặp sự cố thì thoát hiểm tốt hơn. Nêu ý kiến về thông tin trên với báo chí mới đây, ông Đặng Việt Hà - Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, tàu cao tốc thiết kế mui kín theo tiêu chuẩn của quốc tế nên nếu nói là mui hở, khách dễ thoát khi xảy ra sự cố là cảm tính. Theo Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, tàu khách cao tốc có thiết kế thon, nhỏ, gọn để chạy nhanh. Khi hoạt động trên biển, tàu phải kín, bởi nếu hở trong điều kiện sóng, gió, nước tạt mạnh sẽ tràn vào khoang khách gây mất ổn định, có thể dẫn đến chìm tàu. Tàu cần có kính kín để bảo vệ cho hành khách và nước không tràn vào khoang khách. Ông Hà cho rằng, đây là tiêu chuẩn kỹ thuật do Tổ chức hàng hải quốc tế quy định với tàu khách cao tốc. Tổ chức Hàng hải quốc tế đã nghiên cứu và ban hành Bộ luật quốc tế về an toàn tàu cao tốc năm 1994 và năm 2000. Theo đó, họ đánh giá tất cả rủi ro trong hoạt động của tàu đến mức chấp nhận được. “Chúng ta không thể nói cảm tính là nếu mui hở, hành khách sẽ dễ thoát. Đây là tai nạn đáng tiếc. Nếu mui hở, vận hành tàu bình thường đã tiềm ẩn rủi ro gây mất an toàn cho tàu và khách”, ông Hà nói. (Ảnh: Báo Giao thông) Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm VN Nguyễn Vũ Hải cho biết, nếu tàu không có mui kín, khi tàu chạy có gió, sóng đánh lên khoang hành khách. Trong khi khoang hành khách thấp hơn boong tàu nên nước sẽ đọng lại trong khoang dẫn đến bị mất ổn định phương tiện, gây mất an toàn cho chính phương tiện. Khi phương tiện không kín, sóng gió đánh lên khoang hành khách gây nguy hiểm đến tính mạng khách. Khách trên tàu không chỉ có người trưởng thành, khỏe mạnh bình thường mà còn có cả trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, người khuyết tật. “Khi quốc tế xây dựng Bộ Luật an toàn về tàu cao tốc đã dựa trên đánh giá tất cả các rủi ro để từ đó đề ra phương án thiết kể. Kể cả rủi ro xảy ra trong khai thác, cứu nạn cũng được nhận dạng, thiết kế bộ. Do đó, khi sửa đổi, bổ sung cần có sự đánh giá, rà soát và phải tuân theo chuẩn quốc tế về tàu cao tốc”, ông Hải nói.Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, hiện chưa có kết luận nguyên nhân chính thức dẫn đến vụ tai nạn. Cơ quan chức năng đang vào cuộc điều tra, làm rõ. Đây là sự cố vô cùng hãn hữu, rất nhiều năm khai thác tàu cao tốc mới xảy ra một vụ lật như vậy. (Ảnh: Báo Giao thông). Theo ông Hùng, đã là tàu cao tốc thì phải đóng mui kín, nếu không khách trên tàu có thể văng ra khỏi tàu khi lưu thông trên biển. “Logic có thể nói như đi xe máy lúc xe tròng trành thì người ngồi trên có thể nhảy ra ngoài, còn trong ô tô nếu lật thì người trong xe không thể thoát ra được. Tàu cao tốc cũng vậy, chạy tốc độ 30-35 km/h nếu mui không kín thì người ngồi trên có thể văng ra khỏi tàu khi gặp sóng lớn”, ông Hùng nói. (Ảnh: Tiền Phong)Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, ngay sau tai nạn, Cục đã rà soát tất cả hồ sơ đăng kiểm phương tiện. Tàu gặp nạn được đóng mới năm 2016, là tàu composit mui hở, công suất chứa 35 khách, hoạt động ở vùng IV (sông, hồ, đầm, vịnh kín). Năm 2019, phương tiện được nâng cấp thành tàu khách cao tốc SB (mọi người vẫn gọi là ca nô) với khoang chứa khách kín, sức chở tối 35 khách và 3 thuyền viên, công suất máy chính 400 CV. (Ảnh: Tiền Phong)Tàu có tốc độ thiết kế 37 km/h, tương đương 20 hải lý/h, có thiết bị nhận dạng tự động AIS cho phép các tàu trao đổi thông tin về vị trí, hướng, tốc độ. Hệ thống AIS còn giúp trao đổi với các trạm trên bờ được thuận lợi hơn. Tàu được đăng kiểm đúng quy định, tình trạng kỹ thuật thỏa mãn tại lần kiểm tra gần nhất vào ngày 19/1/2022. Thời điểm tàu gặp nạn, giấy chứng nhận đăng kiểm còn hiệu lực. (Ảnh: Tiền Phong). Trước đó, sau khi xảy ra vụ chìm ca nô 17 người chết, trao đổi với báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định người điều khiển ca nô gặp nạn trên biển Cửa Đại là ông Lê Sen (52 tuổi, ngụ phường Cửa Đại, TP Hội An) không sử dụng ma túy, rượu bia trong quá trình chở khách. Đại diện Công an tỉnh Quảng Nam cho hay, hiện Cơ quan điều tra chưa ra quyết định tạm giữ và chưa có quyết định tố tụng gì đối với người điều khiển phương tiện vì tất cả các tài liệu hiện nay để chứng minh nguyên nhân xảy ra tai nạn chưa rõ ràng. Vụ tai nạn chìm ca nô số hiệu QNa1152 của Công ty TNHH MTV Du lịch Phương Đông xảy ra vào khoảng 14h ngày 26/2, trên ca nô chở 39 người từ Cù Lao Chàm về Cửa Đại, khiến 17 người chết, 22 người được cứu sống.Đây là một bài học quá đắt giá và buộc các bên liên quan phải ngồi lại đánh giá toàn bộ an toàn hàng hải trong phục vụ du lịch trên cả nước.Ngày 1/3, trong thư chia buồn đến gia đình các nạn nhân, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP Hội An nói rằng, đây thực sự là bài học về trách nhiệm của chính quyền TP trong công tác quản lý, phải nhanh chóng có giải pháp tối ưu nhất phòng ngừa tai nạn giao thông đường thuỷ trong thời gian đến.>>> Mời độc giả xem thêm video Vụ lật cano ở Hội An: Đã có 13 người tử nạn, tích cực tìm kiếm 4 người mất tích. Nguồn: VTV24
Vụ chìm ca nô ở biển Cửa Đại (Quảng Nam) khiến 17 du khách thiệt mạng đang được các cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ trách nhiệm. Tuy nhiên, thời gian qua, xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh nguyên nhân do sóng lớn, còn có nguyên nhân gây ra số lượng du khách tử vong quá lớn là do ca nô trên thuộc loại tàu SB - loại tàu bịt bùng nên nếu lật úp, du khách sẽ rất khó để thoát ra ngoài.
Trong buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Bộ GTVT sáng 27/2, Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn đã nêu vấn đề ca nô được phép hoán cải không đảm bảo an toàn. “Tàu SB mới bị nhiều vậy. Nếu là tàu SI thì vì tàu trống, nếu lật sẽ văng người ra hết. Còn tàu SB là loại tàu bịt bùng nên nếu lật úp sẽ rất khó để thoát ra ngoài.” - ông Sơn nói và đề nghị Bộ GTVT xem xét lại quy định hiện nay về chuẩn SB, trong đó nghiên cứu giải pháp và thiết kế ca nô như thế nào để khi gặp sự cố thì thoát hiểm tốt hơn.
Nêu ý kiến về thông tin trên với báo chí mới đây, ông Đặng Việt Hà - Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, tàu cao tốc thiết kế mui kín theo tiêu chuẩn của quốc tế nên nếu nói là mui hở, khách dễ thoát khi xảy ra sự cố là cảm tính.
Theo Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, tàu khách cao tốc có thiết kế thon, nhỏ, gọn để chạy nhanh. Khi hoạt động trên biển, tàu phải kín, bởi nếu hở trong điều kiện sóng, gió, nước tạt mạnh sẽ tràn vào khoang khách gây mất ổn định, có thể dẫn đến chìm tàu. Tàu cần có kính kín để bảo vệ cho hành khách và nước không tràn vào khoang khách.
Ông Hà cho rằng, đây là tiêu chuẩn kỹ thuật do Tổ chức hàng hải quốc tế quy định với tàu khách cao tốc. Tổ chức Hàng hải quốc tế đã nghiên cứu và ban hành Bộ luật quốc tế về an toàn tàu cao tốc năm 1994 và năm 2000. Theo đó, họ đánh giá tất cả rủi ro trong hoạt động của tàu đến mức chấp nhận được. “Chúng ta không thể nói cảm tính là nếu mui hở, hành khách sẽ dễ thoát. Đây là tai nạn đáng tiếc. Nếu mui hở, vận hành tàu bình thường đã tiềm ẩn rủi ro gây mất an toàn cho tàu và khách”, ông Hà nói. (Ảnh: Báo Giao thông)
Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm VN Nguyễn Vũ Hải cho biết, nếu tàu không có mui kín, khi tàu chạy có gió, sóng đánh lên khoang hành khách. Trong khi khoang hành khách thấp hơn boong tàu nên nước sẽ đọng lại trong khoang dẫn đến bị mất ổn định phương tiện, gây mất an toàn cho chính phương tiện. Khi phương tiện không kín, sóng gió đánh lên khoang hành khách gây nguy hiểm đến tính mạng khách. Khách trên tàu không chỉ có người trưởng thành, khỏe mạnh bình thường mà còn có cả trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, người khuyết tật.
“Khi quốc tế xây dựng Bộ Luật an toàn về tàu cao tốc đã dựa trên đánh giá tất cả các rủi ro để từ đó đề ra phương án thiết kể. Kể cả rủi ro xảy ra trong khai thác, cứu nạn cũng được nhận dạng, thiết kế bộ. Do đó, khi sửa đổi, bổ sung cần có sự đánh giá, rà soát và phải tuân theo chuẩn quốc tế về tàu cao tốc”, ông Hải nói.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, hiện chưa có kết luận nguyên nhân chính thức dẫn đến vụ tai nạn. Cơ quan chức năng đang vào cuộc điều tra, làm rõ. Đây là sự cố vô cùng hãn hữu, rất nhiều năm khai thác tàu cao tốc mới xảy ra một vụ lật như vậy. (Ảnh: Báo Giao thông).
Theo ông Hùng, đã là tàu cao tốc thì phải đóng mui kín, nếu không khách trên tàu có thể văng ra khỏi tàu khi lưu thông trên biển. “Logic có thể nói như đi xe máy lúc xe tròng trành thì người ngồi trên có thể nhảy ra ngoài, còn trong ô tô nếu lật thì người trong xe không thể thoát ra được. Tàu cao tốc cũng vậy, chạy tốc độ 30-35 km/h nếu mui không kín thì người ngồi trên có thể văng ra khỏi tàu khi gặp sóng lớn”, ông Hùng nói. (Ảnh: Tiền Phong)
Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, ngay sau tai nạn, Cục đã rà soát tất cả hồ sơ đăng kiểm phương tiện. Tàu gặp nạn được đóng mới năm 2016, là tàu composit mui hở, công suất chứa 35 khách, hoạt động ở vùng IV (sông, hồ, đầm, vịnh kín). Năm 2019, phương tiện được nâng cấp thành tàu khách cao tốc SB (mọi người vẫn gọi là ca nô) với khoang chứa khách kín, sức chở tối 35 khách và 3 thuyền viên, công suất máy chính 400 CV. (Ảnh: Tiền Phong)
Tàu có tốc độ thiết kế 37 km/h, tương đương 20 hải lý/h, có thiết bị nhận dạng tự động AIS cho phép các tàu trao đổi thông tin về vị trí, hướng, tốc độ. Hệ thống AIS còn giúp trao đổi với các trạm trên bờ được thuận lợi hơn. Tàu được đăng kiểm đúng quy định, tình trạng kỹ thuật thỏa mãn tại lần kiểm tra gần nhất vào ngày 19/1/2022. Thời điểm tàu gặp nạn, giấy chứng nhận đăng kiểm còn hiệu lực. (Ảnh: Tiền Phong).
Trước đó, sau khi xảy ra vụ chìm ca nô 17 người chết, trao đổi với báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định người điều khiển ca nô gặp nạn trên biển Cửa Đại là ông Lê Sen (52 tuổi, ngụ phường Cửa Đại, TP Hội An) không sử dụng ma túy, rượu bia trong quá trình chở khách. Đại diện Công an tỉnh Quảng Nam cho hay, hiện Cơ quan điều tra chưa ra quyết định tạm giữ và chưa có quyết định tố tụng gì đối với người điều khiển phương tiện vì tất cả các tài liệu hiện nay để chứng minh nguyên nhân xảy ra tai nạn chưa rõ ràng.
Vụ tai nạn chìm ca nô số hiệu QNa1152 của Công ty TNHH MTV Du lịch Phương Đông xảy ra vào khoảng 14h ngày 26/2, trên ca nô chở 39 người từ Cù Lao Chàm về Cửa Đại, khiến 17 người chết, 22 người được cứu sống.
Đây là một bài học quá đắt giá và buộc các bên liên quan phải ngồi lại đánh giá toàn bộ an toàn hàng hải trong phục vụ du lịch trên cả nước.
Ngày 1/3, trong thư chia buồn đến gia đình các nạn nhân, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP Hội An nói rằng, đây thực sự là bài học về trách nhiệm của chính quyền TP trong công tác quản lý, phải nhanh chóng có giải pháp tối ưu nhất phòng ngừa tai nạn giao thông đường thuỷ trong thời gian đến.
>>> Mời độc giả xem thêm video Vụ lật cano ở Hội An: Đã có 13 người tử nạn, tích cực tìm kiếm 4 người mất tích. Nguồn: VTV24