Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức không gian trưng bày Tết Nguyên đán truyền thống nhân dịp chào Xuân Quý Mão 2023. Tại Khu nhà 19C Hoàng Diệu, không gian trưng bày Tết Nguyên đán truyền thống đưa du khách bước vào bầu không khí đặc biệt của những ngày Tết, cùng những tập tục cổ truyền như thờ cúng gia tiên, treo tranh, câu đối...Hoạt động nằm trong chương trình Tết Việt với chủ đề “Cung đình ngày xuân”, nhằm quảng bá sâu rộng các giá trị văn hóa truyền thống, tập tục đón Tết lâu đời. Không gian trưng bày còn nhằm tái hiện không khí đón Tết thiêng liêng, đầm ấm, qua đó thúc đẩy ý thức, trách nhiệm gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.Treo tranh Tết từ lâu đã là một thú chơi tao nhã, một phong tục cổ truyền đẹp trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt. Treo tranh Tết để trang hoàng nhà cửa, đón chào một năm mới với nhiều thành công. Thông thường, sau ngày Tết ông Công ông Táo, mỗi gia đình thường gỡ tranh cũ xuống, treo tranh mới lên với hàm ý “Tống cựu, nghinh tân”, hy vọng sẽ đón vinh hoa phú quý về nhà trong năm mới.Những dòng tranh dân gian nổi tiếng như Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống và Kim Hoàng (Hà Nội) thường được chọn treo trong dịp Tết với ước nguyện đón chào một năm mới tốt lành, bình an, phát tài phát lộc, vạn sự như ý.Tết Nguyên đán mang ý nghĩa thiêng liêng, là dịp để mọi người nhớ về cội nguồn. Trong đó phong tục thờ cúng tổ tiên là nghi thức tâm linh, thấm đượm tính nhân văn và đạo lý, đồng thời cũng là một trong những nhân tố góp phần quan trọng để bảo tồn và duy trì văn hoá truyền thống của người Việt mỗi dịp Tết đến Xuân về.Bánh chưng và mâm ngũ quả là không thể thiếu trong bàn thờ cúng tổ tiên. Mâm ngũ quả ứng với ngũ hành được dâng lên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự.Những câu đối Tết thường được viết trên giấy hồng điều hoặc giấy đỏ dát vàng, với ý nghĩa xua đi những điều xui xẻo và mong ước vào một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.Bút lông, nghiên mực, giấy đỏ của các ông đồ.Vào những ngày đầu năm mới nhiều người thường đi xin chữ để thể hiện những mong muốn, nguyện vọng của bản thân trong năm mới.Các em học sinh cũng được nhà trường tổ chức đến Hoàng thành Thăng Long để tham quan trải nghiệm, tìm hiểu về những nét đẹp trong văn hoá truyền thống của dân tộc mình.Ngoài ra, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cũng tạo các cụm check-in phục vụ du khách du xuân Hoàng Thành Thăng Long nhân dịp đón năm mới.Từ ngày 14/1/2023, tại khu nhà N14 sẽ tái hiện không gian "Cung đình ngày xuân" đem đến cho công chúng nghi thức trong dịp Tết của triều Lê. >>> Mời độc giả xem thêm video Ngắm dừa bonsai hình mèo “độc lạ” hút khách dịp Tết
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức không gian trưng bày Tết Nguyên đán truyền thống nhân dịp chào Xuân Quý Mão 2023. Tại Khu nhà 19C Hoàng Diệu, không gian trưng bày Tết Nguyên đán truyền thống đưa du khách bước vào bầu không khí đặc biệt của những ngày Tết, cùng những tập tục cổ truyền như thờ cúng gia tiên, treo tranh, câu đối...
Hoạt động nằm trong chương trình Tết Việt với chủ đề “Cung đình ngày xuân”, nhằm quảng bá sâu rộng các giá trị văn hóa truyền thống, tập tục đón Tết lâu đời. Không gian trưng bày còn nhằm tái hiện không khí đón Tết thiêng liêng, đầm ấm, qua đó thúc đẩy ý thức, trách nhiệm gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
Treo tranh Tết từ lâu đã là một thú chơi tao nhã, một phong tục cổ truyền đẹp trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt. Treo tranh Tết để trang hoàng nhà cửa, đón chào một năm mới với nhiều thành công. Thông thường, sau ngày Tết ông Công ông Táo, mỗi gia đình thường gỡ tranh cũ xuống, treo tranh mới lên với hàm ý “Tống cựu, nghinh tân”, hy vọng sẽ đón vinh hoa phú quý về nhà trong năm mới.
Những dòng tranh dân gian nổi tiếng như Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống và Kim Hoàng (Hà Nội) thường được chọn treo trong dịp Tết với ước nguyện đón chào một năm mới tốt lành, bình an, phát tài phát lộc, vạn sự như ý.
Tết Nguyên đán mang ý nghĩa thiêng liêng, là dịp để mọi người nhớ về cội nguồn. Trong đó phong tục thờ cúng tổ tiên là nghi thức tâm linh, thấm đượm tính nhân văn và đạo lý, đồng thời cũng là một trong những nhân tố góp phần quan trọng để bảo tồn và duy trì văn hoá truyền thống của người Việt mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Bánh chưng và mâm ngũ quả là không thể thiếu trong bàn thờ cúng tổ tiên. Mâm ngũ quả ứng với ngũ hành được dâng lên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự.
Những câu đối Tết thường được viết trên giấy hồng điều hoặc giấy đỏ dát vàng, với ý nghĩa xua đi những điều xui xẻo và mong ước vào một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Bút lông, nghiên mực, giấy đỏ của các ông đồ.
Vào những ngày đầu năm mới nhiều người thường đi xin chữ để thể hiện những mong muốn, nguyện vọng của bản thân trong năm mới.
Các em học sinh cũng được nhà trường tổ chức đến Hoàng thành Thăng Long để tham quan trải nghiệm, tìm hiểu về những nét đẹp trong văn hoá truyền thống của dân tộc mình.
Ngoài ra, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cũng tạo các cụm check-in phục vụ du khách du xuân Hoàng Thành Thăng Long nhân dịp đón năm mới.
Từ ngày 14/1/2023, tại khu nhà N14 sẽ tái hiện không gian "Cung đình ngày xuân" đem đến cho công chúng nghi thức trong dịp Tết của triều Lê.
>>> Mời độc giả xem thêm video Ngắm dừa bonsai hình mèo “độc lạ” hút khách dịp Tết