Căn phòng rộng khoảng 10 m2 của Võ Hoàng Hiếu (20 tuổi, Đại học Thủy Lợi, Hà Nội) chứa khoảng 10 mô hình máy bay với kích thước khác nhau được em giữ lại để sưu tầm.Hiếu đam mê với máy bay cánh bằng đã hơn 10 năm. Trong khoảng thời gian đầu, bộ môn này ít người biết tới, chưa có ai hướng dẫn nên Hiếu phải tự tìm hiểu thông tin, học hỏi trên mạng xã hội, rồi tự chế tạo máy bay theo tỷ lệ của mô hình. Hiện tại, Hiếu đã tự chế tạo ra hơn 100 chiếc.Ngoài ra, Hiếu còn phải tự học thêm đồ họa, hình học và vật lý, bởi để một chiếc máy bay cất cánh được phải dựa vào rất nhiều yếu tố. Ban đầu, cậu chia tỷ lệ từ chiếc máy bay nguyên bản sang bản vẽ theo tỷ lệ 1:18 trên giấy A0 và dùng một số phần mềm để có thể hoàn thiện, trung bình mất hơn một ngày. "Các mẫu như Boeing 777, Airbus A380, Su-27, F22 tôi đều chế được. Có những chiếc đạt tới vận tốc cao nhất 182 km/h, còn dòng máy bay phản lực đạt vận tốc 100-120 km/h", Hiếu nói.Decal được Hiếu tìm kiếm trên các trang mạng xã hội hay từ những nguồn uy tín để khi làm hoàn thiện một mô hình có thể giống nguyên bản nhất.Để có được kết quả trên, trong khoảng thời gian đầu Hiếu không ít lần gặp thất bại và phải đập đi làm lại toàn bộ. "Khi hoàn thiện mô hình có khoảng 20 chiếc F22 không thể bay được do đầu hoặc đuôi quá nặng. Cánh hai bên không cân bằng và lực nâng yếu dẫn đến máy bay dễ bị chao đảo", Hiếu chia sẻ.Để máy bay có thể "làm chủ bầu trời" không chỉ dựa vào cơ học như tính cân bằng, khí động học mà còn phải điều khiển được trở về an toàn. Để làm được như vậy, Hiếu vẫn phải quan tâm đến nhiều yếu tố khác như động cơ, bánh xe... Bánh xe phải là loại chắc chắn, có độ trượt trơn tru, càng bánh được làm từ đũa inox và thép lò xo.Một số nguyên vật liệu như vỏ xốp, pin, động cơ... là những phụ kiện quan trọng để máy bay mô hình có thể cất cánh. Người chơi tự làm mô hình sẽ chỉ tốn 2 triệu đồng, còn máy bay hoàn thiện khi mua ở ngoài có giá từ khoảng 5 triệu đồng tuỳ từng mẫu.Những chiếc máy bay được treo thành hàng dài trong phòng, Hiếu cẩn thận lau chùi khi chúng chưa có cơ hội cất cánh.Chiếc Su-27 UB và Airbus A380 là 2 dòng máy bay mà Hiếu thích nhất. Riêng chiếc Airbus A380 Hiếu đã rất tâm huyết hoàn thiện từng chi tiết để giống chiếc máy bay nguyên bản. Trong năm nay, chàng trai dự định cho ra mắt dòng Boeing 747 với kích thước lớn hơn so với những chiếc hiện tại, thời gian hoàn thành dự kiến khoảng 3 tháng.Công việc trước mắt của Hiếu là hoàn thành việc học. Cậu có ước mơ sau này được làm trong ngành kỹ thuật hàng không.>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Gặp người biến những vỏ lon bỏ đi thành mô hình ô tô, máy bay. (Nguồn: VTV24).
Căn phòng rộng khoảng 10 m2 của Võ Hoàng Hiếu (20 tuổi, Đại học Thủy Lợi, Hà Nội) chứa khoảng 10 mô hình máy bay với kích thước khác nhau được em giữ lại để sưu tầm.
Hiếu đam mê với máy bay cánh bằng đã hơn 10 năm. Trong khoảng thời gian đầu, bộ môn này ít người biết tới, chưa có ai hướng dẫn nên Hiếu phải tự tìm hiểu thông tin, học hỏi trên mạng xã hội, rồi tự chế tạo máy bay theo tỷ lệ của mô hình. Hiện tại, Hiếu đã tự chế tạo ra hơn 100 chiếc.
Ngoài ra, Hiếu còn phải tự học thêm đồ họa, hình học và vật lý, bởi để một chiếc máy bay cất cánh được phải dựa vào rất nhiều yếu tố. Ban đầu, cậu chia tỷ lệ từ chiếc máy bay nguyên bản sang bản vẽ theo tỷ lệ 1:18 trên giấy A0 và dùng một số phần mềm để có thể hoàn thiện, trung bình mất hơn một ngày. "Các mẫu như Boeing 777, Airbus A380, Su-27, F22 tôi đều chế được. Có những chiếc đạt tới vận tốc cao nhất 182 km/h, còn dòng máy bay phản lực đạt vận tốc 100-120 km/h", Hiếu nói.
Decal được Hiếu tìm kiếm trên các trang mạng xã hội hay từ những nguồn uy tín để khi làm hoàn thiện một mô hình có thể giống nguyên bản nhất.
Để có được kết quả trên, trong khoảng thời gian đầu Hiếu không ít lần gặp thất bại và phải đập đi làm lại toàn bộ. "Khi hoàn thiện mô hình có khoảng 20 chiếc F22 không thể bay được do đầu hoặc đuôi quá nặng. Cánh hai bên không cân bằng và lực nâng yếu dẫn đến máy bay dễ bị chao đảo", Hiếu chia sẻ.
Để máy bay có thể "làm chủ bầu trời" không chỉ dựa vào cơ học như tính cân bằng, khí động học mà còn phải điều khiển được trở về an toàn. Để làm được như vậy, Hiếu vẫn phải quan tâm đến nhiều yếu tố khác như động cơ, bánh xe... Bánh xe phải là loại chắc chắn, có độ trượt trơn tru, càng bánh được làm từ đũa inox và thép lò xo.
Một số nguyên vật liệu như vỏ xốp, pin, động cơ... là những phụ kiện quan trọng để máy bay mô hình có thể cất cánh. Người chơi tự làm mô hình sẽ chỉ tốn 2 triệu đồng, còn máy bay hoàn thiện khi mua ở ngoài có giá từ khoảng 5 triệu đồng tuỳ từng mẫu.
Những chiếc máy bay được treo thành hàng dài trong phòng, Hiếu cẩn thận lau chùi khi chúng chưa có cơ hội cất cánh.
Chiếc Su-27 UB và Airbus A380 là 2 dòng máy bay mà Hiếu thích nhất. Riêng chiếc Airbus A380 Hiếu đã rất tâm huyết hoàn thiện từng chi tiết để giống chiếc máy bay nguyên bản. Trong năm nay, chàng trai dự định cho ra mắt dòng Boeing 747 với kích thước lớn hơn so với những chiếc hiện tại, thời gian hoàn thành dự kiến khoảng 3 tháng.
Công việc trước mắt của Hiếu là hoàn thành việc học. Cậu có ước mơ sau này được làm trong ngành kỹ thuật hàng không.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Gặp người biến những vỏ lon bỏ đi thành mô hình ô tô, máy bay. (Nguồn: VTV24).