1. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1954, quê ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương 4 khóa (X, XI, XII, XIII); Ủy viên Bộ Chính trị 3 khóa (XI, XII, XIII) và là đại biểu đại biểu Quốc hội 4 khóa (XI, XII, XIV, XV).Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu thông qua danh sách bầu Chủ tịch nước. Theo đó, 484/484 đại biểu có mặt tán thành đã thông qua danh sách đề cử ông Nguyễn Xuân Phúc để bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch nước CHXHCNVN xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam; ra sức công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó". 2. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Với 479/479 đại biểu đồng ý thông qua nghị quyết bầu ông Phạm Minh Chính - Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Thủ tướng Phạm Minh Chính sinh ngày 10/12/1958; quê ở xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá; trình độ Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật, Kỹ sư Xây dựng. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị: Khóa XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng: Khóa XII; Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội: Khóa XIV, XV.Tại Đại hội XIII của Đảng, ông tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đến tháng 4/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, ông Phạm Minh Chính được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021. 3. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sinh năm 1970, quê ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Bà Xuân là Ủy viên Trung ương dự khuyết khóa XI và là Ủy viên Trung ương 2 khóa XII và XIII; là đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.Sau 9 năm làm Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang, bà lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Phó ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang; Bí thư Thị ủy Tân Châu; Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2011-2016; Phó bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2010-2015; Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2010-2015.Sau một nhiệm kỳ, khi đã được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, vào tháng 9/2020, bà tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025. Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV, bà được Quốc hội khóa XIV bầu làm Phó Chủ tịch nước. 4. Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí sinh năm 1960, là cử nhân luật, quê ở TP.HCM. Ông Trí nguyên là Chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM. Cuối năm 2009, ông được HĐND TP.HCM bầu bổ sung làm Phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Tháng 4/2013, Ban Bí thư phân công ông Trí làm Phó ban Nội chính Trung ương. Sau đó, đến tháng 1/2016, tại Đại hội Đảng XII, ông Trí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, ông được bầu giữ chức Viện trưởng VKSND tối cao. Đầu năm 2021, tại Đại hội Đảng XIII, ông Trí tiếp tục được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII và là một trong các trường hợp đặc biệt tái cử. Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình sinh năm 1958, quê ở Quảng Ngãi. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa XI, XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, XIII. Tại Đại hội XIII vừa qua, ông Bình được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII.Trước khi trở thành Chánh án TAND tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình từng nắm giữ vị trí quan trọng trong ngành công an như Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng, Bộ Công an, mang cấp hàm thiếu tướng.Đến tháng 5/2008, ông chuyển về làm lãnh đạo địa phương, giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Hai năm sau, ông trở thành Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Đến 2011, ông Bình giữ cương vị Viện trưởng VKSND tối cao và được bầu giữ chức vụ Chánh án TAND tối cao tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, diễn ra hồi tháng 4/2016.Video: Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
1. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1954, quê ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương 4 khóa (X, XI, XII, XIII); Ủy viên Bộ Chính trị 3 khóa (XI, XII, XIII) và là đại biểu đại biểu Quốc hội 4 khóa (XI, XII, XIV, XV).
Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu thông qua danh sách bầu Chủ tịch nước. Theo đó, 484/484 đại biểu có mặt tán thành đã thông qua danh sách đề cử ông Nguyễn Xuân Phúc để bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch nước CHXHCNVN xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam; ra sức công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó".
2. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Với 479/479 đại biểu đồng ý thông qua nghị quyết bầu ông Phạm Minh Chính - Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sinh ngày 10/12/1958; quê ở xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá; trình độ Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật, Kỹ sư Xây dựng. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị: Khóa XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng: Khóa XII; Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội: Khóa XIV, XV.
Tại Đại hội XIII của Đảng, ông tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đến tháng 4/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, ông Phạm Minh Chính được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.
3. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sinh năm 1970, quê ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Bà Xuân là Ủy viên Trung ương dự khuyết khóa XI và là Ủy viên Trung ương 2 khóa XII và XIII; là đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.
Sau 9 năm làm Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang, bà lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Phó ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang; Bí thư Thị ủy Tân Châu; Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2011-2016; Phó bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2010-2015; Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2010-2015.
Sau một nhiệm kỳ, khi đã được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, vào tháng 9/2020, bà tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025. Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV, bà được Quốc hội khóa XIV bầu làm Phó Chủ tịch nước.
4. Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí sinh năm 1960, là cử nhân luật, quê ở TP.HCM. Ông Trí nguyên là Chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM.
Cuối năm 2009, ông được HĐND TP.HCM bầu bổ sung làm Phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Tháng 4/2013, Ban Bí thư phân công ông Trí làm Phó ban Nội chính Trung ương. Sau đó, đến tháng 1/2016, tại Đại hội Đảng XII, ông Trí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, ông được bầu giữ chức Viện trưởng VKSND tối cao. Đầu năm 2021, tại Đại hội Đảng XIII, ông Trí tiếp tục được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII và là một trong các trường hợp đặc biệt tái cử.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình sinh năm 1958, quê ở Quảng Ngãi. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa XI, XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, XIII. Tại Đại hội XIII vừa qua, ông Bình được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII.
Trước khi trở thành Chánh án TAND tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình từng nắm giữ vị trí quan trọng trong ngành công an như Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng, Bộ Công an, mang cấp hàm thiếu tướng.
Đến tháng 5/2008, ông chuyển về làm lãnh đạo địa phương, giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Hai năm sau, ông trở thành Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Đến 2011, ông Bình giữ cương vị Viện trưởng VKSND tối cao và được bầu giữ chức vụ Chánh án TAND tối cao tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, diễn ra hồi tháng 4/2016.
Video: Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.