Sau gần 2 năm thi công, cầu vượt chữ C nối đường Phạm Ngọc Thạch và Chùa Bộc (quận Đống Đa, Hà Nội) chính thức thông xe vào ngày 30/6.Theo thiết kế, cầu vượt thép được lắp ghép theo hình chữ C dài hơn 320 m, rộng 9 m, tổ chức giao thông hai chiều cho hai làn xe hỗn hợp. Cầu cấm xe tải, xe khách, xe thô sơ và người đi bộ.Để đồng bộ tuyến khai thác, mặt đường Chùa Bộc cũng được xén vỉa hè mở rộng và thảm lại nhựa mặt đường.Nửa ngày sau khi cầu vượt thông xe, đến khung giờ cao điểm chiều 30/6, hướng Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc tái diễn cảnh ùn tắc kéo dài.Nguyên nhân là hàng xe phải chờ nhịp đèn đỏ dài hàng chục giây tại nút giao với cổng Học viện Ngân hàng.Ùn tắc khiến 2 chiếc xe cứu thương kẹt cứng trên đường Chùa Bộc. Tài xế liên tục ra tín hiệu ưu tiên nhưng các phương tiện không còn khoảng trống để lách ra nhường đường.Nhiều tài xế sốt ruột chờ đợi qua đoạn đường ùn tắc. Kiến nghị giải pháp, ông Tâm (ở Thái Hà) cho biết cơ quan chức năng nên nghiên cứu bịt lối quay đầu tại nút giao giữa đường Chùa Bộc và lối vào Học viện Ngân hàng để tránh xung đột giao thông và dòng xe bị kẹt lại vì đèn đỏ.Chiếc xe buýt cách bến đỗ chừng 30 m nhưng phải rất khó khăn mới có thể tiếp cận vào vỉa hè. Nhiều người trên xe tỏ ra mệt mỏi.Trong khi đó, các hướng khác quanh nút giao được ghi nhận tình trạng giao thông bình thường, không còn cảnh ùn ứ như khi rào chắn thi công.Lối tiếp cận cầu vượt trên đường Phạm Ngọc Thạch thông thoáng xe cộ dù đã vào khung giờ cao điểm lúc 17h45. Tình trạng ùn tắc không còn diễn ra như trước đây.Tình trạng thông thoáng cũng được ghi nhận dưới chân cầu vượt.Khởi công từ tháng 11/2021, cầu vượt Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch có tiến độ hoàn thành, đưa vào khai thác trong tháng 6/2022. Tuy nhiên, chủ đầu tư cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cùng những vướng mắc trong việc di chuyển công trình ngầm nổi, vận chuyển dầm nên dự án bị kéo dài thời gian thi công.Theo Phó chủ tịch UBND Hà Nội Dương Đức Tuấn, giai đoạn trước mắt khi chưa giải phóng mặt bằng để mở rộng đường Tôn Thất Tùng, UBND Hà Nội quyết định đầu tư trước cầu vượt thép có dạng chữ C; giai đoạn tiếp theo khi tuyến đường Tôn Thất Tùng được mở rộng theo quy hoạch, sẽ hoàn thiện bổ sung nhánh cầu trên đường Tôn Thất Tùng khớp nối tạo thành cầu vượt chữ Y hoàn chỉnh.Khu vực Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc là nơi có nhiều tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, cửa hàng mua sắm và trường học. Do vậy, cây cầu vượt khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc qua khu vực này.Tuy nhiên, việc tổ chức giao thông bất hợp lý tại nút giao Chùa Bộc - Học viện Ngân hàng đang làm mất đi nhiều ý nghĩa của cây cầu trị giá hơn 123 tỷ đồng này.
Sau gần 2 năm thi công, cầu vượt chữ C nối đường Phạm Ngọc Thạch và Chùa Bộc (quận Đống Đa, Hà Nội) chính thức thông xe vào ngày 30/6.
Theo thiết kế, cầu vượt thép được lắp ghép theo hình chữ C dài hơn 320 m, rộng 9 m, tổ chức giao thông hai chiều cho hai làn xe hỗn hợp. Cầu cấm xe tải, xe khách, xe thô sơ và người đi bộ.
Để đồng bộ tuyến khai thác, mặt đường Chùa Bộc cũng được xén vỉa hè mở rộng và thảm lại nhựa mặt đường.
Nửa ngày sau khi cầu vượt thông xe, đến khung giờ cao điểm chiều 30/6, hướng Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc tái diễn cảnh ùn tắc kéo dài.
Nguyên nhân là hàng xe phải chờ nhịp đèn đỏ dài hàng chục giây tại nút giao với cổng Học viện Ngân hàng.
Ùn tắc khiến 2 chiếc xe cứu thương kẹt cứng trên đường Chùa Bộc. Tài xế liên tục ra tín hiệu ưu tiên nhưng các phương tiện không còn khoảng trống để lách ra nhường đường.
Nhiều tài xế sốt ruột chờ đợi qua đoạn đường ùn tắc. Kiến nghị giải pháp, ông Tâm (ở Thái Hà) cho biết cơ quan chức năng nên nghiên cứu bịt lối quay đầu tại nút giao giữa đường Chùa Bộc và lối vào Học viện Ngân hàng để tránh xung đột giao thông và dòng xe bị kẹt lại vì đèn đỏ.
Chiếc xe buýt cách bến đỗ chừng 30 m nhưng phải rất khó khăn mới có thể tiếp cận vào vỉa hè. Nhiều người trên xe tỏ ra mệt mỏi.
Trong khi đó, các hướng khác quanh nút giao được ghi nhận tình trạng giao thông bình thường, không còn cảnh ùn ứ như khi rào chắn thi công.
Lối tiếp cận cầu vượt trên đường Phạm Ngọc Thạch thông thoáng xe cộ dù đã vào khung giờ cao điểm lúc 17h45. Tình trạng ùn tắc không còn diễn ra như trước đây.
Tình trạng thông thoáng cũng được ghi nhận dưới chân cầu vượt.
Khởi công từ tháng 11/2021, cầu vượt Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch có tiến độ hoàn thành, đưa vào khai thác trong tháng 6/2022. Tuy nhiên, chủ đầu tư cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cùng những vướng mắc trong việc di chuyển công trình ngầm nổi, vận chuyển dầm nên dự án bị kéo dài thời gian thi công.
Theo Phó chủ tịch UBND Hà Nội Dương Đức Tuấn, giai đoạn trước mắt khi chưa giải phóng mặt bằng để mở rộng đường Tôn Thất Tùng, UBND Hà Nội quyết định đầu tư trước cầu vượt thép có dạng chữ C; giai đoạn tiếp theo khi tuyến đường Tôn Thất Tùng được mở rộng theo quy hoạch, sẽ hoàn thiện bổ sung nhánh cầu trên đường Tôn Thất Tùng khớp nối tạo thành cầu vượt chữ Y hoàn chỉnh.
Khu vực Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc là nơi có nhiều tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, cửa hàng mua sắm và trường học. Do vậy, cây cầu vượt khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc qua khu vực này.
Tuy nhiên, việc tổ chức giao thông bất hợp lý tại nút giao Chùa Bộc - Học viện Ngân hàng đang làm mất đi nhiều ý nghĩa của cây cầu trị giá hơn 123 tỷ đồng này.