Được xây dựng từ năm 1892, chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi chùa Phước Hải (phường Đa Kao, quận 1) là ngôi chùa trăm tuổi, nổi tiếng linh thiêng về cầu tự. Cứ mỗi đầu năm mới từ mùng 1 đến rằm tháng Giêng, hàng chục nghìn người dân Sài Gòn và các tỉnh lại đổ về đây để xin con cái.Năm 1984, chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Ngọc Hoàng bởi khu chánh điện là nơi thờ Ngọc Hoàng theo tín ngưỡng người Hoa. Vào năm 1994, chùa này được công nhận là Di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.Bên trong vẫn còn giữ nhiều liễn đối, tranh thờ, bao lam, hương án. Đây là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có những bức tượng cổ bằng giấy bồi thể hiện các cuộc họp mặt của các vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng.Vừa qua cửa chính vào điện Ngọc Hoàng là khu vực ghi lời cầu khấn, coi quẻ, coi tuổi. Tiếng tăm linh thiêng của ngôi chùa đã có hàng chục năm trước. Câu chuyện truyền kỳ hầu như ai cũng biết đó là: Có một phụ nữ luống tuổi, lấy chồng 18 năm không có con, tưởng đã vô vọng nhưng sau khi đến chùa khấn xin đã đạt được tâm nguyện.Ở khu chánh điện Ngọc Hoàng, người người luôn chen chúc nhau. Người dân mua dầu hoặc hoa quả rồi lễ bái tại đây. Đây cũng là nơi Tổng thống Mỹ Obama đã viếng thăm và nghe giải thích về lịch sử ngôi chùa.Người dân đến cầu con sẽ được hướng dẫn mua dầu với giá 10.000 đồng/chai. Sau đó cho biết họ tên và nội dung cầu con trai hay gái, sẽ có người đọc giúp lời cầu khấn và tưới dầu lên các ngọn đèn. Sau khi khấn xong, người cầu bôi dầu lên đầu tóc hoặc bụng để xin phước lành.Chị Hoài (Bình Dương) cho biết nghe nói chùa linh thiêng, năm nay chị đến viếng để cầu xin con.Có nhiều người dù có thai vẫn đến chùa để xin lễ cầu an vì tin rằng đứa bé sẽ được chúc phúc sinh nở an toàn và khỏe mạnh.Tại gian thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ rất chật hẹp nhưng đây chính là nơi nhiều người xếp hàng và mong đợi nhất. Người nào thật sự muốn cầu con sẽ chui vào bên trong cho người giúp lễ biết mong con trai hay gái và sẽ được hướng dẫn cách lễ bái.Chị Nguyệt Minh cho biết 3 năm trước chị đã đến đây cầu và sinh hạ được một bé gái dễ thương. Lần này chị quay lại để xin một đứa con trai.Chị Thu Hoa người giúp lễ hướng dẫn rất tận tình: "Nếu cầu con trai thì khấn nguyện xong treo vòng chỉ vào tượng bên phải, nữ thì bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến là xoa vào bụng đứa con nít dưới chân bà mụ 3 cái rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa".Chùa có quy định mỗi người chỉ thắp một cây nhang nhưng do quá đông khách viếng nên cả không gian chùa luôn ngập trong khói hương.Một vài người vẫn theo thói quen thắp cả bó, nhưng chỉ có thể thắp bên ngoài, khi vào chánh điện sẽ bị yêu cầu bỏ lại để bảo đảm an toàn tránh cháy nổ, cũng như gây ngạt không khí.Sau khi lễ chùa xong họ sẽ quay ra hồ phóng sinh để thả cá hoặc rùa nhỏ. Nhiều cặp vợ chồng đến đây thường thả một cặp rùa ghi tên tuổi của mình. Họ tin rằng, nếu cặp rùa mang bầu thì càng ứng nghiệm.Một số người dân cho cả trẻ con ngồi lên thành hồ xem cá, rùa.Đến 22h đêm, nơi đây vẫn không ngớt khách đi lễ. Thời gian đông người nhất vào các ngày 13,14 và rằm tháng Giêng.
Được xây dựng từ năm 1892, chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi chùa Phước Hải (phường Đa Kao, quận 1) là ngôi chùa trăm tuổi, nổi tiếng linh thiêng về cầu tự. Cứ mỗi đầu năm mới từ mùng 1 đến rằm tháng Giêng, hàng chục nghìn người dân Sài Gòn và các tỉnh lại đổ về đây để xin con cái.
Năm 1984, chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Ngọc Hoàng bởi khu chánh điện là nơi thờ Ngọc Hoàng theo tín ngưỡng người Hoa. Vào năm 1994, chùa này được công nhận là Di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Bên trong vẫn còn giữ nhiều liễn đối, tranh thờ, bao lam, hương án. Đây là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có những bức tượng cổ bằng giấy bồi thể hiện các cuộc họp mặt của các vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng.
Vừa qua cửa chính vào điện Ngọc Hoàng là khu vực ghi lời cầu khấn, coi quẻ, coi tuổi. Tiếng tăm linh thiêng của ngôi chùa đã có hàng chục năm trước. Câu chuyện truyền kỳ hầu như ai cũng biết đó là: Có một phụ nữ luống tuổi, lấy chồng 18 năm không có con, tưởng đã vô vọng nhưng sau khi đến chùa khấn xin đã đạt được tâm nguyện.
Ở khu chánh điện Ngọc Hoàng, người người luôn chen chúc nhau. Người dân mua dầu hoặc hoa quả rồi lễ bái tại đây. Đây cũng là nơi Tổng thống Mỹ Obama đã viếng thăm và nghe giải thích về lịch sử ngôi chùa.
Người dân đến cầu con sẽ được hướng dẫn mua dầu với giá 10.000 đồng/chai. Sau đó cho biết họ tên và nội dung cầu con trai hay gái, sẽ có người đọc giúp lời cầu khấn và tưới dầu lên các ngọn đèn. Sau khi khấn xong, người cầu bôi dầu lên đầu tóc hoặc bụng để xin phước lành.
Chị Hoài (Bình Dương) cho biết nghe nói chùa linh thiêng, năm nay chị đến viếng để cầu xin con.
Có nhiều người dù có thai vẫn đến chùa để xin lễ cầu an vì tin rằng đứa bé sẽ được chúc phúc sinh nở an toàn và khỏe mạnh.
Tại gian thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ rất chật hẹp nhưng đây chính là nơi nhiều người xếp hàng và mong đợi nhất. Người nào thật sự muốn cầu con sẽ chui vào bên trong cho người giúp lễ biết mong con trai hay gái và sẽ được hướng dẫn cách lễ bái.
Chị Nguyệt Minh cho biết 3 năm trước chị đã đến đây cầu và sinh hạ được một bé gái dễ thương. Lần này chị quay lại để xin một đứa con trai.
Chị Thu Hoa người giúp lễ hướng dẫn rất tận tình: "Nếu cầu con trai thì khấn nguyện xong treo vòng chỉ vào tượng bên phải, nữ thì bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến là xoa vào bụng đứa con nít dưới chân bà mụ 3 cái rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa".
Chùa có quy định mỗi người chỉ thắp một cây nhang nhưng do quá đông khách viếng nên cả không gian chùa luôn ngập trong khói hương.
Một vài người vẫn theo thói quen thắp cả bó, nhưng chỉ có thể thắp bên ngoài, khi vào chánh điện sẽ bị yêu cầu bỏ lại để bảo đảm an toàn tránh cháy nổ, cũng như gây ngạt không khí.
Sau khi lễ chùa xong họ sẽ quay ra hồ phóng sinh để thả cá hoặc rùa nhỏ. Nhiều cặp vợ chồng đến đây thường thả một cặp rùa ghi tên tuổi của mình. Họ tin rằng, nếu cặp rùa mang bầu thì càng ứng nghiệm.
Một số người dân cho cả trẻ con ngồi lên thành hồ xem cá, rùa.
Đến 22h đêm, nơi đây vẫn không ngớt khách đi lễ. Thời gian đông người nhất vào các ngày 13,14 và rằm tháng Giêng.