Vào giờ cao điểm, cầu Long Biên (Hà Nội) hơn trăm tuổi luôn có lưu lượng người đi xe máy rất đông.Tuy nhiên, nạn họp chợ trên cầu từ lâu vẫn diễn ra phổ biến. Tại những đoạn làn đường mở rộng ở cả hai hướng, các hàng bán hoa quả bày đầy hàng ra bán. Chỉ cần một người dừng lại mua, phía sau sẽ ùn ứ.Không chỉ có hoa quả, rau củ, các loại thịt, tôm, cá cũng xuất hiện tại đây phục vụ những người đi làm về tiện đường ghé mua.Cầu có lối dành cho người đi bộ nhưng nó đã bị lấn chiếm hoàn toàn.Không bày hàng thì để xe đạp. Đó là lý do người đi bộ buộc phải lưu thông dưới lòng đường cùng xe máy.Dọc hai bên cầu có đến hơn chục điểm người dân họp chợ. Thỉnh thoảng những người chở hàng đến dừng đỗ, vận chuyển càng làm cho lối đi bị rối.Để di chuyển từ điểm bán hàng này sang điểm khác, những người bán hàng thường dắt xe ngược chiều tại lối dành cho người đi bộ. Việc này vừa làm ảnh hưởng trật tự an toàn giao thông, vừa gây mất mỹ quan cho cây cầu lịch sử.Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902). Chiều dài toàn cầu 1.862 m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe máy, xe đạp và người đi bộ. Trong chiến tranh chống Mỹ, cầu bị đánh bom nhiều lần. Các nhịp bị đánh đổ đã được thay bằng các loại dầm bán vĩnh cửu có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới (dùng móng cọc). Sau khi có cầu Chương Dương, cầu Long Biên chỉ dành cho đường sắt, đường xe thô sơ và đường bộ.
Vào giờ cao điểm, cầu Long Biên (Hà Nội) hơn trăm tuổi luôn có lưu lượng người đi xe máy rất đông.
Tuy nhiên, nạn họp chợ trên cầu từ lâu vẫn diễn ra phổ biến. Tại những đoạn làn đường mở rộng ở cả hai hướng, các hàng bán hoa quả bày đầy hàng ra bán. Chỉ cần một người dừng lại mua, phía sau sẽ ùn ứ.
Không chỉ có hoa quả, rau củ, các loại thịt, tôm, cá cũng xuất hiện tại đây phục vụ những người đi làm về tiện đường ghé mua.
Cầu có lối dành cho người đi bộ nhưng nó đã bị lấn chiếm hoàn toàn.
Không bày hàng thì để xe đạp. Đó là lý do người đi bộ buộc phải lưu thông dưới lòng đường cùng xe máy.
Dọc hai bên cầu có đến hơn chục điểm người dân họp chợ. Thỉnh thoảng những người chở hàng đến dừng đỗ, vận chuyển càng làm cho lối đi bị rối.
Để di chuyển từ điểm bán hàng này sang điểm khác, những người bán hàng thường dắt xe ngược chiều tại lối dành cho người đi bộ. Việc này vừa làm ảnh hưởng trật tự an toàn giao thông, vừa gây mất mỹ quan cho cây cầu lịch sử.
Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902). Chiều dài toàn cầu 1.862 m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe máy, xe đạp và người đi bộ. Trong chiến tranh chống Mỹ, cầu bị đánh bom nhiều lần. Các nhịp bị đánh đổ đã được thay bằng các loại dầm bán vĩnh cửu có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới (dùng móng cọc). Sau khi có cầu Chương Dương, cầu Long Biên chỉ dành cho đường sắt, đường xe thô sơ và đường bộ.