Trên địa bàn xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội, phóng viên ghi nhận tình trạng người dân sử dụng các loại bẫy “công nghệ cao”, lưới tàng hình, chim mồi... để tàn sát chim hoang dã. Đàn chim mồi bị buộc chặt chân, cố định vào các cọc được đóng sẵn trên ao.Những đàn chim hoang dã khi thấy đồng loại của mình, sẽ tin tưởng mà sà xuống, lúc bấy giờ, chúng sẽ rơi vào "thiên la địa võng" mà con người đã giăng sẵn trên khắp các cánh đồng. Cận cảnh những con diệc “mồi” bị trói chân trên các cành khô cắm ở giữa ao nước. Chúng bị “khai thác” triệt để đến mức xù rối lông cánh. Trong khi đó, ở ngoài tự nhiên, chúng nổi tiếng là loài chim có vẻ ngoài bắt mắt.Những kẻ săn bắt chim trời trói chặt chân chim mồi khiến chúng không thể bay mà phải đứng cả ngày trên mặt ao, nhằm thu hút đàn chim về dính vào các bẫy đã được giăng sẵn.Một con cò bợ bị bắt làm “chim mồi”, đứng cô đơn trên ống nhựa cắm chắc chắn trên mặt ao.Hai chú vạc với đôi chân bị trói chặt giữa mặt ao.Con cò trắng này cũng bị nhốt trên mặt ao đã nhiều ngày. Ao nước này từng là nơi nó tự do kiếm ăn, cho đến một ngày nó bị con người bắt làm chim mồi để dụ dỗ bầy đàn của mình sa lưới.Những con chim mồi này bị trói chân trên mặt ao hết ngày này qua ngày khác.Có thể, những con chim mồi này chờ đợi sự giúp đỡ của đồng loại, nhưng chính chúng cũng không biết rằng chờ đợi đồng loại của chúng chính là “thiên la địa võng“, là cái chết. Đằng sau chim mồi là dày đặc các loại lưới.Việc đánh bắt chim bài bản, chuyên nghiệp như thế này cần sớm được chính quyền vào cuộc xử lý quyết liệt, nhằm trả tự do cho những đàn chim hoang dã.Những con chim mồi này may mắn hơn khi được trói trong khu vực có bóng râm.Chúng từng ngày chờ đợi cái chết của đồng loại và của chính mình.Trong khi đó, ở bên ngoài, những kẻ tàn sát chim hoang dã đã giăng sẵn “thiên la địa võng” chờ đàn chim sa lưới.Loa phát tiếng chim được những kẻ săn bắt chim “đấu nối” với nguồn điện giữa cánh đồng rất chuyên nghiệp, nhằm thu hút đàn chim về sa lưới.Hàng nghìn mét lưới mờ được giăng rất bài bản, công phu trên cánh đồng làng Đại Mạch- huyện Đông Anh- Hà Nội để bắt gọn, bắt sạch cả chim lớn, chim bé.Theo các chuyên gia bảo tồn, lưới mờ hay còn gọi là lưới tàng hình có thể "tận diệt" chim trời. Với các sợi cước nhỏ và dày, rất dai nên chim rất dễ bị mắc dính vào lưới. Những con chim khi bay ngang qua mắc vào thì không thể thoát, càng vùng vẫy càng bị dính chặt.
Trên địa bàn xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội, phóng viên ghi nhận tình trạng người dân sử dụng các loại bẫy “công nghệ cao”, lưới tàng hình, chim mồi... để tàn sát chim hoang dã. Đàn chim mồi bị buộc chặt chân, cố định vào các cọc được đóng sẵn trên ao.
Những đàn chim hoang dã khi thấy đồng loại của mình, sẽ tin tưởng mà sà xuống, lúc bấy giờ, chúng sẽ rơi vào "thiên la địa võng" mà con người đã giăng sẵn trên khắp các cánh đồng. Cận cảnh những con diệc “mồi” bị trói chân trên các cành khô cắm ở giữa ao nước. Chúng bị “khai thác” triệt để đến mức xù rối lông cánh. Trong khi đó, ở ngoài tự nhiên, chúng nổi tiếng là loài chim có vẻ ngoài bắt mắt.
Những kẻ săn bắt chim trời trói chặt chân chim mồi khiến chúng không thể bay mà phải đứng cả ngày trên mặt ao, nhằm thu hút đàn chim về dính vào các bẫy đã được giăng sẵn.
Một con cò bợ bị bắt làm “chim mồi”, đứng cô đơn trên ống nhựa cắm chắc chắn trên mặt ao.
Hai chú vạc với đôi chân bị trói chặt giữa mặt ao.
Con cò trắng này cũng bị nhốt trên mặt ao đã nhiều ngày. Ao nước này từng là nơi nó tự do kiếm ăn, cho đến một ngày nó bị con người bắt làm chim mồi để dụ dỗ bầy đàn của mình sa lưới.
Những con chim mồi này bị trói chân trên mặt ao hết ngày này qua ngày khác.
Có thể, những con chim mồi này chờ đợi sự giúp đỡ của đồng loại, nhưng chính chúng cũng không biết rằng chờ đợi đồng loại của chúng chính là “thiên la địa võng“, là cái chết. Đằng sau chim mồi là dày đặc các loại lưới.
Việc đánh bắt chim bài bản, chuyên nghiệp như thế này cần sớm được chính quyền vào cuộc xử lý quyết liệt, nhằm trả tự do cho những đàn chim hoang dã.
Những con chim mồi này may mắn hơn khi được trói trong khu vực có bóng râm.
Chúng từng ngày chờ đợi cái chết của đồng loại và của chính mình.
Trong khi đó, ở bên ngoài, những kẻ tàn sát chim hoang dã đã giăng sẵn “thiên la địa võng” chờ đàn chim sa lưới.
Loa phát tiếng chim được những kẻ săn bắt chim “đấu nối” với nguồn điện giữa cánh đồng rất chuyên nghiệp, nhằm thu hút đàn chim về sa lưới.
Hàng nghìn mét lưới mờ được giăng rất bài bản, công phu trên cánh đồng làng Đại Mạch- huyện Đông Anh- Hà Nội để bắt gọn, bắt sạch cả chim lớn, chim bé.
Theo các chuyên gia bảo tồn, lưới mờ hay còn gọi là lưới tàng hình có thể "tận diệt" chim trời. Với các sợi cước nhỏ và dày, rất dai nên chim rất dễ bị mắc dính vào lưới. Những con chim khi bay ngang qua mắc vào thì không thể thoát, càng vùng vẫy càng bị dính chặt.