Sau hơn 1 năm cải tạo hồ Hữu Tiệp (Hà Nội), phần sót lại của "pháo đài bay" B-52 sau 50 năm được giữ nguyên vị trí. Đây là biểu tượng chiến thắng của quân và nhân dân Thủ đô trong chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” 1972.Hồ Hữu Tiệp nằm trên địa bàn phường Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội). Nơi đây lưu giữ xác máy bay B-52 bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội vào ngày 27/12/1972. Địa điểm đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia.Trước sự xuống cấp cùng nguy cơ trở thành phế tích, vào tháng 4/2021, TP Hà Nội đã gấp rút triển khai dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia hồ Hữu Tiệp.Sau hơn 1 năm khẩn trương triển khai các hạng mục, di tích này đã đón khách tham quan trở lại vào dịp kỷ niệm 50 năm thắng lợi của chiến dịch "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không".Đơn vị bắn chiếc B-52 rơi xuống làng hoa Ngọc Hà là Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285 thuộc Đoàn Phòng không Hải Phòng. Ngày 22/12/1972, Tiểu đoàn 72 đang chiến đấu bảo vệ Hải Phòng thì nhận được lệnh lên tăng cường cho Hà Nội.Sau khi bị tên lửa bắn trúng, chiếc B-52 đã nổ tung thành nhiều mảnh rơi xuống làng hoa Ngọc Hà. Phần lớn thân và cánh máy bay rơi xuống hồ Hữu Tiệp.Còn một phần của chiếc máy bay này rơi xuống đường Hoàng Hoa Thám, gần vườn Bách Thảo. Những ngày cuối năm 1972, số người tập trung quanh hồ Hữu Tiệp xem xác B-52 rất đông.Phần sót lại của "siêu pháo đài bay" B-52 sau 50 năm vẫn in bóng nước. Hồ Hữu Tiệp với xác máy bay B-52 nằm ngay cạnh trường tiểu học Ngọc Hà.Hồ Hữu Tiệp không chỉ là niềm tự hào của người dân Ngọc Hà mà còn là biểu tượng chiến thắng 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” của quân và dân ta. Nơi đây trở thành địa chỉ du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.Những mảnh vỡ của “pháo đài bay” B-52 bị bắn rơi xuống hồ nhìn từ xa trông như một đống sắt. Vậy nhưng, chính “đống sắt” ấy là một trong những minh chứng hùng hồn ghi dấu chiến công vĩ đại của quân và dân Thủ đô.>>> Xem thêm video: Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt chia sẻ về ký ức về trận đánh Điện Biên Phủ trên không. Nguồn: Báo Tri thức và Cuộc sống.
Sau hơn 1 năm cải tạo hồ Hữu Tiệp (Hà Nội), phần sót lại của "pháo đài bay" B-52 sau 50 năm được giữ nguyên vị trí. Đây là biểu tượng chiến thắng của quân và nhân dân Thủ đô trong chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” 1972.
Hồ Hữu Tiệp nằm trên địa bàn phường Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội). Nơi đây lưu giữ xác máy bay B-52 bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội vào ngày 27/12/1972. Địa điểm đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
Trước sự xuống cấp cùng nguy cơ trở thành phế tích, vào tháng 4/2021, TP Hà Nội đã gấp rút triển khai dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia hồ Hữu Tiệp.
Sau hơn 1 năm khẩn trương triển khai các hạng mục, di tích này đã đón khách tham quan trở lại vào dịp kỷ niệm 50 năm thắng lợi của chiến dịch "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không".
Đơn vị bắn chiếc B-52 rơi xuống làng hoa Ngọc Hà là Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285 thuộc Đoàn Phòng không Hải Phòng. Ngày 22/12/1972, Tiểu đoàn 72 đang chiến đấu bảo vệ Hải Phòng thì nhận được lệnh lên tăng cường cho Hà Nội.
Sau khi bị tên lửa bắn trúng, chiếc B-52 đã nổ tung thành nhiều mảnh rơi xuống làng hoa Ngọc Hà. Phần lớn thân và cánh máy bay rơi xuống hồ Hữu Tiệp.
Còn một phần của chiếc máy bay này rơi xuống đường Hoàng Hoa Thám, gần vườn Bách Thảo. Những ngày cuối năm 1972, số người tập trung quanh hồ Hữu Tiệp xem xác B-52 rất đông.
Phần sót lại của "siêu pháo đài bay" B-52 sau 50 năm vẫn in bóng nước. Hồ Hữu Tiệp với xác máy bay B-52 nằm ngay cạnh trường tiểu học Ngọc Hà.
Hồ Hữu Tiệp không chỉ là niềm tự hào của người dân Ngọc Hà mà còn là biểu tượng chiến thắng 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” của quân và dân ta. Nơi đây trở thành địa chỉ du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Những mảnh vỡ của “pháo đài bay” B-52 bị bắn rơi xuống hồ nhìn từ xa trông như một đống sắt. Vậy nhưng, chính “đống sắt” ấy là một trong những minh chứng hùng hồn ghi dấu chiến công vĩ đại của quân và dân Thủ đô.
>>> Xem thêm video: Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt chia sẻ về ký ức về trận đánh Điện Biên Phủ trên không. Nguồn: Báo Tri thức và Cuộc sống.