Khu nhà vệ sinh công cộng trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) được đầu tư 9,4 tỷ đồng có kiến trúc nửa chìm nửa nổi, song trang thiết bị sử dụng lại... không quá đặc biệt.
Không phải lúc nào nhà vệ sinh công cộng này cũng mở cửa, mà phụ thuộc vào... giờ làm việc của nhân viên trông coi.
Bà Nguyễn Thị Ngân – Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cho biết trang thiết bị của nhà vệ sinh công cộng “hiện đại nhất khu vực Việt Bắc” đều không phải đồ ngoại nhập. Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cho rằng suất đầu tư 9,4 tỷ đồng cho nhà vệ sinh công cộng là không đắt, vì đáp ứng việc phục vụ khoảng 150.000 lượt khách tham quan bảo tàng/năm, trong đó có khoảng 3.000 lượt khách nước ngoài.
Lối đi dành cho người tàn tật hiếm khi được sử dụng. Giám đốc bảo tàng cho biết, từ khi mở cửa (năm 2012) tới nay mới có 3 người tàn tật sử dụng nhà vệ sinh công cộng này.
Từ khi đưa vào sử dụng, nhà vệ sinh công cộng tiền tỷ mới một lần phải sửa chữa vì bị ngập nước.
Đến nay dù đã đưa vào sử dụng hơn 2 năm, nhưng nhiều người dân Thái Nguyên vẫn ngạc nhiên khi biết giá trị đầu tư của khu nhà vệ sinh công cộng này.
Nhà vệ sinh được xây dựng nổi 1,2m trên mặt đất và phần chìm là 4m, thuộc Dự án khu trưng bày ngoài trời của
Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Lối vào phía sau của nhà vệ sinh tiền tỷ thường đóng cửa, nhân viên trông giữ chỉ mở cửa phía trước trong giờ làm việc.
Khu nhà vệ sinh công cộng trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) được đầu tư 9,4 tỷ đồng có kiến trúc nửa chìm nửa nổi, song trang thiết bị sử dụng lại... không quá đặc biệt.
Không phải lúc nào nhà vệ sinh công cộng này cũng mở cửa, mà phụ thuộc vào... giờ làm việc của nhân viên trông coi.
Bà Nguyễn Thị Ngân – Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cho biết trang thiết bị của nhà vệ sinh công cộng “hiện đại nhất khu vực Việt Bắc” đều không phải đồ ngoại nhập.
Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cho rằng suất đầu tư 9,4 tỷ đồng cho nhà vệ sinh công cộng là không đắt, vì đáp ứng việc phục vụ khoảng 150.000 lượt khách tham quan bảo tàng/năm, trong đó có khoảng 3.000 lượt khách nước ngoài.
Lối đi dành cho người tàn tật hiếm khi được sử dụng. Giám đốc bảo tàng cho biết, từ khi mở cửa (năm 2012) tới nay mới có 3 người tàn tật sử dụng nhà vệ sinh công cộng này.
Từ khi đưa vào sử dụng, nhà vệ sinh công cộng tiền tỷ mới một lần phải sửa chữa vì bị ngập nước.
Đến nay dù đã đưa vào sử dụng hơn 2 năm, nhưng nhiều người dân Thái Nguyên vẫn ngạc nhiên khi biết giá trị đầu tư của khu nhà vệ sinh công cộng này.
Nhà vệ sinh được xây dựng nổi 1,2m trên mặt đất và phần chìm là 4m, thuộc Dự án khu trưng bày ngoài trời của
Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Lối vào phía sau của nhà vệ sinh tiền tỷ thường đóng cửa, nhân viên trông giữ chỉ mở cửa phía trước trong giờ làm việc.