Gia đình ông Nguyễn Văn Tưng (SN 1941) và bà Đỗ Thị Xúi (SN 1945) ở thôn Võ Lao (xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán Đinh dậu 2017 rất buồn. Thỉnh thoảng trong nhà chỉ có tiếng cô con gái út và những đứa cháu nội bị ảnh hưởng chất độc màu da cam lại ú ớ, la hét khiến người ta giật mình.Năm 1970, sau khi ông Tưng tham gia chiến trường Bình-Trị-Thiên trở về quê và lập gia đình với bà Xúi. Nhưng do ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam từ ông Tưng nên người con đầu của hai ông bà đã mất khi ra đời, chỉ còn lại 8 người.Cưới vợ được vài năm thì một người con của ông Tưng mất, vợ anh này đi thêm bước nữa. Những người còn lại đều lấy chồng lấy vợ trong làng, chỉ có cô con gái út thỉnh thoảng điên dại, nói nhảm, la hét và vợ chồng anh Nguyễn Văn Thêm (SN 1975, con trai ông Tưng), chị Đỗ Thị Phượng (SN 1971, vợ anh Thêm) sống trong nhà.Hai vợ chồng anh Thêm chị Phượng cũng không được khôn ngoan như người khác, họ thương nhau nên về ở với nhau chứ chẳng có bất kỳ giấy đăng ký kết hôn hay cưới hỏi gì. Hai người có với nhau 5 đứa con (1 gái, 4 trai (lớn nhất 15 tuổi, nhỏ nhất 9 tuổi), các cháu đều không được đến trường.Dù đã 9 tuổi nhưng cậu bé chỉ biết ú a, ú ớ, cười nói một mình mà chẳng ai hiểu được.Những đứa cháu nội trong gia đình của ông Tưng đều không được may mắn.Do hoàn cảnh nghèo khó cuộc sống 3 thế hệ trong gia đình ông Tưng không được no ấm.Các đồ đạc, vật dụng, quần áo rách nát bốc mùi do chất đống một góc nhiều ngày không được giặt giũ bên trong căn phòng rộng khoảng 20m2 mà vợ chồng anh Thêm, chị Phượng cùng các con ngủ nghỉ.Trong nhà không một đồ đạc nào giá trị, chỉ có những chai lọ, cũ kỹ, chiếc tivi cũ và chiếc bếp ga nhỏ mà những nhà hảo tâm tặng.Cận Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, những con người điên dại chỉ biết dắt tay nhau đi chơi khắp xóm mà ai cũng dễ dàng trông thấy.Bà Xúi vẫn vào bếp nấu những bữa ăn như ngày bình thường mà chẳng có thịt, cá... hay ra chợ sắm sửa đồ đạc gì như những nhà khác do không có tiền. "Tết mấy năm trước các cán bộ xã còn mang đến cho gia đình 3 đôi bánh chưng, ít bánh kẹo... chúng tôi có tiền đâu mà mua những đồ Tết", bà Xúi tâm sự.Những người hàng xóm thủ thỉ tay nhau, ở tuổi của bà Xúi đáng nhẽ được con cháu phụng dưỡng nhưng ngày ngày bà vẫn phải vào bếp nấu nướng, chăm sóc cho các con, cháu.Được biết, gia đình ông Tưng hiện còn hai sào ruộng, ăn không đủ nên họ nhận thêm nón lá về đan kiếm thêm thu nhập (5 nghìn đồng/chiếc).Những bữa ăn chỉ có cơm không và ít rau, các món thịt, đậu, cá... là quá xa xỉ đối với gia đình 3 thế hệ này.Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Nguyễn Văn Tháng – Trưởng thôn) - cho biết: "Hiện tại vợ chồng ông Tưng bà Xúi có 2 mẫu ruộng, biết gia đình họ khó khăn hàng tháng vẫn có nhiều cơ quan, đoàn từ thiện về ủng hộ. Thôn đang đề xuất với cấp trên xem xét hỗ trợ và trợ cấp cho các con cháu của ông bà được hưởng chính sách đãi ngộ của Nhà nước… Bây giờ chỉ có ông Tưng được hưởng chế độ 1 tháng hơn 1 triệu đồng".Từng vào sinh ra tử ở chiến trường nhưng ông Tưng lại không nghĩ rằng, cuộc đời của mình lại trở nên khốn khổ như thế này. "Tôi không cho con, cháu có được cuộc sống sung sướng thấy thẹn lòng lắm. Thân già này sắp về với thế giới bên kia nên chẳng lo cái gì nhiều, chỉ mong con cháu sau này cơm no, áo ấm đủ mặc...", ông Tưng giãi bày.Bà Xúi khóc nghẹn vì sợ rằng, sau này không còn đủ sức mà chăm sóc con, cháu nữa thì chúng sẽ ra sao?Do tuổi cao, bệnh tật nhiều nên ông Tưng cũng mất đi sức lao động, Tết đến nhìn nhà nhà người người vui vẻ, đầm ấm mà ông thấy buồn lòng vì không có gói mứt, bánh chưng cho con cháu.
Gia đình ông Nguyễn Văn Tưng (SN 1941) và bà Đỗ Thị Xúi (SN 1945) ở thôn Võ Lao (xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán Đinh dậu 2017 rất buồn. Thỉnh thoảng trong nhà chỉ có tiếng cô con gái út và những đứa cháu nội bị ảnh hưởng chất độc màu da cam lại ú ớ, la hét khiến người ta giật mình.
Năm 1970, sau khi ông Tưng tham gia chiến trường Bình-Trị-Thiên trở về quê và lập gia đình với bà Xúi. Nhưng do ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam từ ông Tưng nên người con đầu của hai ông bà đã mất khi ra đời, chỉ còn lại 8 người.
Cưới vợ được vài năm thì một người con của ông Tưng mất, vợ anh này đi thêm bước nữa. Những người còn lại đều lấy chồng lấy vợ trong làng, chỉ có cô con gái út thỉnh thoảng điên dại, nói nhảm, la hét và vợ chồng anh Nguyễn Văn Thêm (SN 1975, con trai ông Tưng), chị Đỗ Thị Phượng (SN 1971, vợ anh Thêm) sống trong nhà.
Hai vợ chồng anh Thêm chị Phượng cũng không được khôn ngoan như người khác, họ thương nhau nên về ở với nhau chứ chẳng có bất kỳ giấy đăng ký kết hôn hay cưới hỏi gì. Hai người có với nhau 5 đứa con (1 gái, 4 trai (lớn nhất 15 tuổi, nhỏ nhất 9 tuổi), các cháu đều không được đến trường.
Dù đã 9 tuổi nhưng cậu bé chỉ biết ú a, ú ớ, cười nói một mình mà chẳng ai hiểu được.
Những đứa cháu nội trong gia đình của ông Tưng đều không được may mắn.
Do hoàn cảnh nghèo khó cuộc sống 3 thế hệ trong gia đình ông Tưng không được no ấm.
Các đồ đạc, vật dụng, quần áo rách nát bốc mùi do chất đống một góc nhiều ngày không được giặt giũ bên trong căn phòng rộng khoảng 20m2 mà vợ chồng anh Thêm, chị Phượng cùng các con ngủ nghỉ.
Trong nhà không một đồ đạc nào giá trị, chỉ có những chai lọ, cũ kỹ, chiếc tivi cũ và chiếc bếp ga nhỏ mà những nhà hảo tâm tặng.
Cận Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, những con người điên dại chỉ biết dắt tay nhau đi chơi khắp xóm mà ai cũng dễ dàng trông thấy.
Bà Xúi vẫn vào bếp nấu những bữa ăn như ngày bình thường mà chẳng có thịt, cá... hay ra chợ sắm sửa đồ đạc gì như những nhà khác do không có tiền. "Tết mấy năm trước các cán bộ xã còn mang đến cho gia đình 3 đôi bánh chưng, ít bánh kẹo... chúng tôi có tiền đâu mà mua những đồ Tết", bà Xúi tâm sự.
Những người hàng xóm thủ thỉ tay nhau, ở tuổi của bà Xúi đáng nhẽ được con cháu phụng dưỡng nhưng ngày ngày bà vẫn phải vào bếp nấu nướng, chăm sóc cho các con, cháu.
Được biết, gia đình ông Tưng hiện còn hai sào ruộng, ăn không đủ nên họ nhận thêm nón lá về đan kiếm thêm thu nhập (5 nghìn đồng/chiếc).
Những bữa ăn chỉ có cơm không và ít rau, các món thịt, đậu, cá... là quá xa xỉ đối với gia đình 3 thế hệ này.
Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Nguyễn Văn Tháng – Trưởng thôn) - cho biết: "Hiện tại vợ chồng ông Tưng bà Xúi có 2 mẫu ruộng, biết gia đình họ khó khăn hàng tháng vẫn có nhiều cơ quan, đoàn từ thiện về ủng hộ. Thôn đang đề xuất với cấp trên xem xét hỗ trợ và trợ cấp cho các con cháu của ông bà được hưởng chính sách đãi ngộ của Nhà nước… Bây giờ chỉ có ông Tưng được hưởng chế độ 1 tháng hơn 1 triệu đồng".
Từng vào sinh ra tử ở chiến trường nhưng ông Tưng lại không nghĩ rằng, cuộc đời của mình lại trở nên khốn khổ như thế này. "Tôi không cho con, cháu có được cuộc sống sung sướng thấy thẹn lòng lắm. Thân già này sắp về với thế giới bên kia nên chẳng lo cái gì nhiều, chỉ mong con cháu sau này cơm no, áo ấm đủ mặc...", ông Tưng giãi bày.
Bà Xúi khóc nghẹn vì sợ rằng, sau này không còn đủ sức mà chăm sóc con, cháu nữa thì chúng sẽ ra sao?
Do tuổi cao, bệnh tật nhiều nên ông Tưng cũng mất đi sức lao động, Tết đến nhìn nhà nhà người người vui vẻ, đầm ấm mà ông thấy buồn lòng vì không có gói mứt, bánh chưng cho con cháu.