Xem video liên quan: Giây phút cuối cùng của Năm Cam và phát súng xử bắn trả nợ tội ác
Từ cô nhi viện đến... thế giới giang hồ
Theo Đại Lộ, giang hồ khét tiếng Lâm "chín ngón" tên thật là Lê Ngọc Lâm, sinh năm 1945 tại Hà Tây cũ, theo gia đình di cư vào Sài Gòn lúc mới 9 tuổi.
Năm 12 tuổi, Lâm thành trẻ bụi đời, được đưa vào làng cô nhi Thủ Đức. Tại đây, Lâm đã lần ra ngoài, nhập vào đám quân bụi đời, bán báo trước làng cô nhi...
Năm 1963, Lâm sống lang thang, được Đại Cathay, một tên giang hồ có tiếng thời bấy giờ nhận vào băng du đãng mới nổi lên ở khu Da Heo quận 1. Có chút học thức, đánh đấm giỏi, lại lỳ đòn, Lâm nhanh chóng được Đại Cathay tin dùng. Không bao lâu, Lâm trở thành trợ thủ đắc lực của Đại.
Trong một lần theo Đại Cathay đi đánh nhóm giang hồ khác, Lâm đã liều chết để mở đường cho đại ca thoát chết. Tuy nhiên, Lâm bị đối thủ chém đứt một ngón tay và từ đó gã có cái tên Lâm "chín ngón".
Cuối năm 1966, hàng loạt du đảng cộm cán ở Sài Gòn bị bắt, trong đó có Đại Cathay và Lâm "chín ngón". Đầu năm 1967, Đại Cathay cùng một số đối tượng tổ chức vượt ngục và bị bắn chết.
|
Lâm “chín ngón” thời trẻ. - ảnh: Lao động. |
Cuối năm 1969, Lâm được tự do, băng nhóm của Đại Cathay lúc này cũng đã tan rã, không còn chỗ cho Lâm "chín ngón" dựa. Không đủ sức “khôi phục lại giang sơn” như lời dặn của đại ca Đại Cathay, Lâm "chín ngón" đã trở thành một tên cướp khét tiếng khiến người dân lúc đó hoang mang. Gã phóng xe 67 đi cướp giật của những người mới từ ngân hàng đi ra với túi xách tiền. Số tài sản hắn cướp được có khi lên đến hàng trăm cây vàng. Tất cả hắn đều đổ vào những thú vui chơi bời, trác táng, hết tiền lại đi cướp.
Năm 1970, Lâm "chín ngón" bị tóm cổ tống vào tù. Trong tù, Lâm lại thể hiện bản lĩnh của một tay xã hội đen khi nhảy tới nắm đầu, giật cây bút đâm thẳng vào đầu tướng cướp nổi tiếng Điềm Khắc Kim đang là trùm trong nhà lao lúc bấy giờ.
Trận quyết chiến này đã đưa Lâm "chín ngón" lên ngôi “ông trùm nhà lao". Khi bị giam ở nhà lao Chí Hòa, Lâm lại ra tay hạ sát Chương "khùng" - đàn em của tội phạm khét tiếng khác là Cương "võ sĩ", vốn là võ sĩ quyền anh, từng thượng đài nhiều trận ở khắp miền Nam và Campuchia.
Một hôm, Lâm đang ngồi thì đàn em vào cấp báo võ sĩ Cương đang qua "hỏi tội". Mấy tên đàn em vội dúi vào tay đại ca con dao lá lúa để nghênh chiến đối thủ.
Sau khi quát Lâm, Cương "võ sĩ" tung cú đấm như trời giáng vào mặt đối thủ nhưng bị Lâm "chín ngón" nắm cổ áo, cầm dao đâm trúng tim khiến gã giang hồ tử vong tại chỗ.
Năm 1988, Lâm "chín ngón" được trả tự do sau gần 20 năm tù tội.
Ngày cuối đời bi thảm
Ra tù, Lâm “gác kiếm” rời khỏi giang hồ. Tuy nhiên, cuộc sống khó khăn vây quanh khiến đường về của Lâm trắc trở, gập ghềnh. Năm 1993, Lâm cưới vợ và sinh con. Lâm mở quán thịt chó bình dân trên đường 3/2, quận 10 để mưu sinh.
Lúc ấy ở Sài Gòn, Năm Cam đã trở thành thế lực ngầm số một. Thế nhưng, Lâm "chín ngón" lại không xem Năm Cam ra gì, vì trước năm 1975, Năm Cam là đàn em “tép riu” của Lâm. Bị đánh bật khỏi các cảng cá ở Vũng Tàu, Lâm "chín ngón" nghi là có bàn tay của Năm Cam. Vì vậy mà đi đâu, Lâm cũng rêu rao thoá mạ, công khai chửi bới Năm Cam.
Cuộc đời của Lâm "chín ngón" sang một ngã rẽ khác khi một sự cố bất ngờ xảy ra vào tối ngày 14.7.1999.
Khoảng 8 giờ hôm đó, Lâm chở vợ và đứa con trai 6 tuổi đi ăn tối thì bất ngờ một tên thanh niên chạy tới tạt một ca axit vào mặt gã. Lâm ôm mặt quằn quại, đau đớn.
|
Gương mặt Lâm chín ngón sau khi bị tạt axit. - ảnh: ANTG |
Sau nhiều tháng chạy chữa ở Bệnh viện Chợ Rẫy, vết thương tạm lành nhưng khuôn mặt Lâm bị biến dạng khủng khiếp. Có điều đặc biệt là dù bị tai nạn khủng khiếp nhưng Lâm vẫn không hề báo công an hay tố cáo một đối tượng nào.
Sau tai nạn, nhiều người thấy Lâm "chín ngón" trở thành một con người khác hẳn, không nói, không cười, suốt nhiều năm chỉ ở lì trong một căn nhà nhỏ ở ngoại thành. Lâm không nhắc lại chuyện cũ nhưng đôi lúc, chỉ thở dài và nói một mình rằng: Ân oán giang hồ thì phải trả nhưng vẫn "cảm ơn trời" vì kẻ nào đó, dù có hiểm ác thì vẫn "hạ thủ lưu tình", không làm tổn hại đến vợ con.
Ngày 12/12/2001, ông trùm Năm Cam bị bắt. Cho đến lúc này, Lâm "chín ngón" mới đi tố cáo Năm Cam là kẻ chủ mưu vụ tạt axit năm xưa.
Tại phiên tòa xét xử Năm Cam và đồng bọn một năm sau đó, Lâm "chín ngón" đã ra trước tòa tố cáo tội ác của bọn chúng.
Thế hệ giang hồ sau này chẳng kiêng nể gì bậc đàn anh từng có số má như Lâm "chín ngón", nên cuộc đời gã rơi vào tuyệt vọng, chán chường.
Cuối tháng 10.2006, trong một lần bức bách, Lâm đã giã từ cõi đời mang nặng nghiệp chướng do mình gây ra một cách thê thảm.
Anh N.V.T, người làm công cho gia đình Lâm "chín ngón" ở trang trại kể về ngày cuối đời của chủ nhân: "Nấu rượu xong, tôi nấu thêm nồi cám heo. Sau đó, tôi ra tắm cho heo. Tôi quay lại chỗ nồi cám heo thì nhìn thấy một cánh tay người giơ lên. Quá hoảng sợ, tôi cấp báo cho những người xung quanh và chính quyền địa phương biết”.
Cơ quan chức năng đã đến làm việc, vớt người trong nồi cám heo ra và xác định đó chính là Lâm. Liền sau đó, họ phong tỏa hiện trường, đồng thời triệu tập những người liên quan về trụ sở lấy lời khai. Sau đó, thi thể Lâm được đưa về quán thịt chó tại đường 3/2 để phúng viếng và đưa đi hỏa thiêu tại lò thiêu Bình Hưng Hòa.
Giang hồ Đồng Nai chết bí ẩn vì tạt axit đàn em của ông trùm
Cái chết bí ẩn của tay giang hồ cộm cán từng gây thù chuốc oán với "ông trùm" Phạm Duy Hưng, khiến giới giang hồ Đồng Nai khiếp sợ. Đa phần đều cho rằng, Hưng "vườn điều" đã sai đàn em thanh toán kẻ thù?!
Theo Người đưa tin, sau khi mưu đồ tạt axit Phạm Duy Hưng bất thành, Phạm Hữu Tước đã tạo nên một mối thâm thù với "ông trùm" này. Dù vụ tạt axit không làm Soi - gã thuộc hạ của Phạm Duy Hưng chết, nhưng thấy đàn em bị tạt axit ngay tại nhà mình, "ông trùm" xem đó là một sự sỉ nhục lớn.
Đối với Phạm Duy Hưng, nếu không trả thù được cho đàn em thì hắn cũng không đáng mặt "ông trùm", đồng thời nếu bỏ qua cho kẻ thù thì những đồn đoán sau này sẽ biến hắn thành kẻ hèn nhát, đáng khinh. Bởi thế, Phạm Duy Hưng không tiết lộ sự việc ra ngoài, mọi hoạt động thể hiện nghĩa khí với đàn em của "ông trùm" đều hết sức kín kẽ khiến giới giang hồ vừa sợ, vừa nể.
Hơn nửa năm sau vụ tạt axit, khi đang ung dung hoạt động bài bạc trên mảnh đất cao nguyên Lâm Đồng thì ngày 3.1.2007, Phạm Hữu Tước bị 4 đối tượng đâm chết tại một khu vực hẻo lánh thuộc xã Tân Hà (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng).
Vụ án này có rất ít manh mối, cơ quan chức năng chỉ biết được rằng 4 kẻ gây ra cái chết của Tước đều là giang hồ gốc Hải Phòng. Tuy vậy, sau khi Tước bị giết, dư luận xã hội và đặc biệt giới giang hồ Đồng Nai đồn đoán rằng, kẻ đứng sau vụ thanh toán đó chính là Hưng "vườn điều".
Từ đó, không chỉ tiếng tăm của Hưng "vườn điều" được đẩy lên cao, mà nhiều giang hồ cộm cán cũng lần lượt về quy tụ dưới trướng của y.
Ngoài những đàn em thân cận gốc Hải Phòng, Hưng còn quy tụ dưới trướng nhiều trợ thủ đắc lực phục vụ cho mưu đồ bá chủ của hắn. Đó là những đối tượng hình sự cộm cán như: Phan Kim Châu (tức Châu cao, SN 1974), Nguyễn Văn Bảy (tức Bảy hói, SN 1976), Nguyễn Văn Long (tức Long què, SN 1968), Bùi Đức Tiến (SN 1977), Vũ Minh Tuấn (SN 1979), Nguyễn Bùi Đức Cường (SN 1970), Trần Danh Đoàn (tức Đoàn móm, SN 1977), Nguyễn Văn Điền, Nguyễn Ngọc Anh (tức Thông điếu), Nguyễn Trọng Hoàng (tức Hoàng canh), Dương Văn Bằng (tức Bằng heo, SN 1973), âu Văn Mai (tức Mai sò, SN 1960), Tú lạc, Lê Văn Sánh (SN 1966).
Kể từ đây, Hưng "vườn điều" chính thức trở thành ông trùm khét tiếng đất Biên Hòa với những hoạt động ngầm mà chỉ giới giang hồ mới biết rõ.
Theo TTO, sau nhiều ngày bị bắt giam về hành vi cưỡng đoạt tài sản, ngày 29/12/2011, Hưng “vườn điều” cùng các đồng phạm Nguyễn Trọng Hoàng (Hoàng “canh”), Đào Quang Cường (Cường “nghiện”), Trần Văn Trung (Trung “trắng”), Nguyễn Thế Hanh (Hanh “hoài"), Phan Kim Châu (Châu “cao") phải hầu tòa về tội “tổ chức đánh bạc” và “đánh bạc”.
Cụ thể hơn, Tòa án nhân dân TP Biên Hòa (Đồng Nai) tuyên Hưng “vườn điều” 3 năm tù về tội tổ chức đánh bạc và 2 năm 6 tháng tù về tội đánh bạc, tổng hình phạt là 5 năm 6 tháng tù.