Trước đó, sáng 10/9, đoàn đại biểu HĐND TP Hà Nội, lãnh đạo Sở Giao thông đã đi thực tế một số tuyến xe buýt của thủ đô, trong đó có tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa (Hà Nội). Theo Sở Giao thông, sau 8 tháng đi vào hoạt động, đến nay dịch vụ tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên của Hà Nội đạt được lượng hành khách thường xuyên từ 110-120 khách/lượt xe. Bến Kim Mã là điểm đông khách nhất trên 2.000 lượt khách/ngày, đặc biệt vào giờ cao điểm, nhiều xe quá tải.Tuy nhiên, sau báo cáo của lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội dư luận đã “bùng nổ” nhiều tranh cãi, các ý kiến cho rằng xe buýt nhanh BRT không đến mức quá tải trong giờ cao điểm.Theo ghi nhận của PV Kiến Thức ngày 13/9, khung giờ cao điểm buổi sáng (7-9h) số lượng người sử dụng phương tiện buýt nhanh BRT không cao. Đặc biệt chỉ có lượt hành trình từ bến xe Yên Nghĩa đi Kim Mã trên các lượt xe mới chỉ dừng ở lại ở mức gần đông. Ngược lại, hành trình từ Kim Mã đi Yên Nghĩa thì lác đác vài hành khách ở mỗi lượt.Trước đó, ghi nhận của PV Kiến Thức vào khung giờ cao điểm chiều 12/9 (16-19h), các nhà chờ xe buýt nhanh BRT đều vắng tanh khách.Hành trình di chuyển từ Yên Nghĩa đi Kim Mã chưa đầy 10 hành khách/lượt xe.Nhiều ghế ngồi phía sau vẫn trống, chưa đạt đến mức từ 110-120 khách/lượt như báo cáo của Sở GTVT Hà Nội và có dấu hiệu "quá tải trong giờ cao điểm".Theo Sở Giao thông, khách đi buýt nhanh chủ yếu cho mục đích đi làm, trong khi với các tuyến buýt thường số khách là học sinh sinh viên chiếm đến gần 80%.Tại bến xe Kim Mã ở khung giờ cao điểm chiều 12/9, hành trình đi Yên Nghĩa, số lượng khách lên xe buýt BRT không quá 30 người. Lượng khách giảm dần ở mỗi lượt lên xuống.Lượng hành khách trên xe buýt không quá đông.Thậm chí nhiều xe BRT chạy chỉ có 5-6 lượt khách/lượtHành khách vắng tanh trên mỗi lượt xe buýt nhanh BRT.
Trước đó, sáng 10/9, đoàn đại biểu HĐND TP Hà Nội, lãnh đạo Sở Giao thông đã đi thực tế một số tuyến xe buýt của thủ đô, trong đó có tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa (Hà Nội). Theo Sở Giao thông, sau 8 tháng đi vào hoạt động, đến nay dịch vụ tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên của Hà Nội đạt được lượng hành khách thường xuyên từ 110-120 khách/lượt xe. Bến Kim Mã là điểm đông khách nhất trên 2.000 lượt khách/ngày, đặc biệt vào giờ cao điểm, nhiều xe quá tải.
Tuy nhiên, sau báo cáo của lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội dư luận đã “bùng nổ” nhiều tranh cãi, các ý kiến cho rằng xe buýt nhanh BRT không đến mức quá tải trong giờ cao điểm.
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức ngày 13/9, khung giờ cao điểm buổi sáng (7-9h) số lượng người sử dụng phương tiện buýt nhanh BRT không cao. Đặc biệt chỉ có lượt hành trình từ bến xe Yên Nghĩa đi Kim Mã trên các lượt xe mới chỉ dừng ở lại ở mức gần đông. Ngược lại, hành trình từ Kim Mã đi Yên Nghĩa thì lác đác vài hành khách ở mỗi lượt.
Trước đó, ghi nhận của PV Kiến Thức vào khung giờ cao điểm chiều 12/9 (16-19h), các nhà chờ xe buýt nhanh BRT đều vắng tanh khách.
Hành trình di chuyển từ Yên Nghĩa đi Kim Mã chưa đầy 10 hành khách/lượt xe.
Nhiều ghế ngồi phía sau vẫn trống, chưa đạt đến mức từ 110-120 khách/lượt như báo cáo của Sở GTVT Hà Nội và có dấu hiệu "quá tải trong giờ cao điểm".
Theo Sở Giao thông, khách đi buýt nhanh chủ yếu cho mục đích đi làm, trong khi với các tuyến buýt thường số khách là học sinh sinh viên chiếm đến gần 80%.
Tại bến xe Kim Mã ở khung giờ cao điểm chiều 12/9, hành trình đi Yên Nghĩa, số lượng khách lên xe buýt BRT không quá 30 người. Lượng khách giảm dần ở mỗi lượt lên xuống.
Lượng hành khách trên xe buýt không quá đông.
Thậm chí nhiều xe BRT chạy chỉ có 5-6 lượt khách/lượt
Hành khách vắng tanh trên mỗi lượt xe buýt nhanh BRT.