Bộ GDĐT nói về câu hỏi gây tranh cãi trong đề thi Giáo dục công dân

Google News

Sau khi kết thúc môn thi tổ hợp Khoa học xã hội trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, đề thi Giáo dục công dân đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

 

Bo GDDT noi ve cau hoi gay tranh cai trong de thi Giao duc cong dan
 Ảnh minh họa. 

Ở câu hỏi 117, mã đề 323 môn thi Giáo dục công dân về quyền bình đẳng trong kinh doanh, tại các diễn đàn đã có nhiều cuộc trao đổi rằng các đáp án đề thi đưa ra đều chưa phù hợp. 

Cụ thể, câu 117 hỏi: "Trên cùng một địa bàn, khách sạn của chị X và khách sạn của chị Y đều chưa trang bị đầy đủ thiết bị phòng, chống cháy nổ theo quy định. Trong một lần kiểm tra, phát hiện sự việc trên nhưng ông B là cán bộ có thẩm quyền lập biên bản xử phạt chị X mà bỏ qua lỗi của chị Y vì chị Y là em họ của ông.

Biết chuyện, em trai chị X là anh C làm nghề tự do đã bịa đặt việc chị Y sử dụng chất cấm để chế biến thức ăn khiến lượng khách hàng của chị Y giảm sút. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

Đề thi đưa ra 4 đáp án:

A. Chị Y, chị X và anh C

B. Chị Y, ông B và anh C

C. Chị X, chị Y và ông B

D. Chị X, ông B và anh C

Theo các luật sư, các đáp án này đều thiếu đáp án, thậm chí nếu buộc phải trả lời 4 đáp án trên là lỗ hổng kiến thức pháp luật.

Liên quan đến câu hỏi này đề thi môn Giáo dục công dân, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) cho biết: "Nội dung này được lấy từ bài 4, trang 38, sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 12 hiện hành".

Bên cạnh đó, ông Trinh cho rằng để phân tích sâu hơn về nội dung này, các chuyên gia sẽ có ý kiến; nếu cần thiết Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ có thông tin thêm.

>>> Mời bạn đọc xem thêm video: Trả lại học phí cho thí sinh nâng điểm  
Theo Linh Chi - Đặng Chung/ Lao động

>> xem thêm

Bình luận(0)