Bão số 1 - Pabuk: Là cơn bão đầu tiên trong năm 2019. Khi vào Việt Nam, ngoài thiệt hại về tài sản thì bão làm mất tích 2 nhân mạng.Không chỉ Việt Nam, một số nước khác như Malaysia, Thái Lan... cũng bị ảnh hưởng bởi bão Pabuk. Ảnh: Đường đi của bão Pabuk vào đất liền.Về thiệt hại tài sản, số nhà sập đổ, hư hỏng là 108 (Trà Vinh 22 nhà, Kiên Giang 2 nhà, Bạc Liêu 61 nhà, Cà Mau 5 nhà, Sóc Trăng 18 nhà); nhà bị tốc mái là 228 (Trà Vinh 27 nhà, Kiên Giang 2 nhà, Bạc Liêu 116 nhà, Cà Mau 25 nhà, Sóc Trăng 58 nhà); 6 tàu bị chìm, hỏng (Cà Mau 2, TP Hồ Chí Minh 1, Bình Định 1, Bà Rịa Vũng Tàu 2); số xuồng, ghe bị chìm, hỏng 81 chiếc (Kiên Giang 65, Cà Mau 10).Bên cạnh đó, diện tích lúa bị ngã sập, ngập úng là 28.648ha (Trà Vinh 182,2ha, Bạc Liêu 12.636ha, Cà Mau 5.775ha, Sóc Trăng 10.055ha), trong đó hư hại là 4.568ha tại Bạc Liêu và 173ha tại Sóc Trăng; hoa màu bị ngập, hư hại: 2.504ha (Trà Vinh 10,8ha, Bạc Liêu 159,8ha, Cà Mau 154ha, Sóc Trăng 2.179ha).Tổng thiệt hại ước tính do bão số 1 gây ra là 27,87 tỷ đồng (Trà Vinh 1,51 tỷ đồng, Kiên Giang 2,74 tỷ đồng, Bạc Liêu 16,18 tỷ đồng, Cà Mau 1,03 tỷ đồng, Sóc Trăng 6,41 tỷ đồng).Chủ tịch UBND huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) ông Bùi Minh Túy cho biết, ngay sau khi lốc xoáy xảy ra, chính quyền địa phương đã cử lực lượng xuống giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả; đồng thời, thống kê con số thiệt hại để có hướng hỗ trợ kịp thời, giúp bà con sớm ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình. Bão số 2 - Mun: Rạng sáng 4/7, bão số 2 đã đổ bộ vào các tỉnh từ Hải Phòng đến Nam Định, gây thiệt hại về người và tài sản ở nhiều địa phương.Tại tỉnh Thanh Hóa, mưa lũ đã làm đứt, sụt lún 20 m đường đầu cầu Yên Hòa thuộc tuyến đường 513 đi qua xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia vào lúc 3h sáng ngày 4/7, khiến người đi trên tuyến đường không phát hiện sự cố đã lao xuống hố sụt lún. Đã có 2 người chết và 3 người bị thương.Đường hư hỏng do bão Mun.Tại tỉnh Nghệ An, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, khiến tuyến kênh tưới Nam Vực Mấu tại địa bàn xóm 16, xã Quỳnh Văn bị vỡ khoảng 20 m, nước tràn vào gây ngập úng hàng chục hecta lúa và rau màu. Ngoài ra, mưa lớn còn làm hư hỏng, ngập úng hơn 120 ha rau màu, 30-40 ha lúa tại các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Minh.Tại thị xã Hoàng Mai, mưa lớn cũng khiến nhiều phường, xã bị ngập sâu. Trong đó, hàng trăm hộ dân xóm 16, xã Quỳnh Vinh và khối Tân Thành, phường Quỳnh Thiện bị ngập sâu trong nước lũ. Đường điện 35 KV qua xã Quỳnh Vinh bị hư hỏng nặng.Tại tỉnh Yên Bái, mưa to và giông lốc đã gây ra nhiều thiệt hại về nhà cửa và một số công trình. Mưa lũ đã làm 37 nhà dân, 2 nhà văn hóa thôn và một xưởng gỗ bóc ở huyện Trấn Yên và Văn Chấn bị tốc mái, hư hỏng.Mưa lốc cũng còn làm sập đổ hoàn toàn một nhà xưởng đang thi công với diện tích 7.000 m2 ở xã Hưng Khánh và gãy đổ 1 cột điện hạ thế ở xã Nga Quán, huyện Trấn Yên. Ước tính thiệt hại 5,6 tỷ đồng.Bão số 2 đã gây thiệt hại đến hệ thống lưới điện của một số tỉnh khu vực phía đông Bắc Bộ làm hơn 300 nghìn khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng, hơn 106 nghìn khách hàng đang bị gián đoạn việc cung cấp điện.Tại huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã xảy ra mưa to, kèm theo dông lốc làm sập sáu căn nhà, tốc mái 18 căn, ngã đổ ba trụ điện, ước tổng thiệt hại hơn 214 triệu đồng... Bão số 3 - Wipha: Tại tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn huyện Mường Lát, bão số 3 đã khiến 3 người chết, 38 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn; 120 ngôi nhà bị ảnh hưởng, sập đổ một phần và bùn đất vùi lấp; 20 ngôi nhà phải di dời khẩn cấp; nhiều tài sản, hoa màu của người dân bị vùi lấp; nhiều cơ sở hạ tầng của nhà nước, như: giao thông, thủy lợi, trụ sở xã, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế… cũng bị hư hỏng nặng nề.Xã Nhi Sơn là địa bàn chịu thiệt hại nặng nề nhất trong đợt mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 vừa qua. Toàn xã có 1 người chết; 16 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn, 13 ngôi nhà bị ảnh hưởng và 15 ngôi nhà có nguy cơ sạt lở cao phải di dời; nhiều tài sản, hoa màu của bà con nhân dân bị thiệt hại do đất, đá vùi lấp và nước lũ cuốn trôi.Ông Lương Văn Xích, Chủ tịch UBND xã Nhi Sơn, cho biết: Sau bão, một số hộ dân bị mất nhà cửa đang phải ở tạm trong nhà người thân, một số hộ được lực lượng bộ đội biên phòng, dân quân dựng nhà tạm. Trong thời gian tới, vấn đề cấp bách nhất là tìm nơi tái định cư cho người dân.Khó khăn nhất của xã Nhi Sơn là quỹ đất không còn nên hiện nay vẫn chưa tìm được khu vực tái định cư cho các hộ dân.Cũng theo báo cáo của huyện Mường Lát, bão số 3 gây mưa lớn, lũ quét, sạt sở đất trên địa bàn huyện khiến 3 người chết, 38 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn (Trung lý 16 hộ, Nhi Sơn 16 hộ, Pù Nhi 6 hộ); 10 ngôi nhà thiệt hại rất nặng (50-70%); 2 nhà thiệt hại nặng (30-50%); 81 nhà thiệt hại một phần (dưới 30%); 57 nhà bị ngập nước, bùn vùi lấp; 20 nhà di dời khẩn cấp.Ngoài ra, còn có 357 ngôi nhà có nguy cơ sạt lở cao; nhiều tài sản, hoa màu của người dân bị vùi lấp; nhiều cơ sở hạ tầng, như: Giao thông, thủy lợi, trụ sở xã, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế… cũng bị hư hỏng nặng nề.Chị Hơ Thị Sua, sinh năm 1986 cùng ở bản Pá Hộc vẫn còn ngẩn ngơ và nuối tiếc khi tổ ấm là căn nhà sàn đổ sập hoàn toàn. Còn lại 2 bàn tay trắng, vợ chồng chị cùng 3 con phải đến nhà văn hóa của bản để tá túc trong những ngày qua. Chị kể: “Hôm đó là sáng mùng 4/8, khi nghe nước suối đổ ầm ầm, bùn đất, cây cối ào tới làm nghiêng nhà sàn, tôi vội bế đứa con nhỏ 4 tuổi chạy ra khỏi nhà. Vừa chạy xuống đến đường thì nhà đổ. Nếu chậm 3 – 4 phút chắc hai mẹ con đã chết rồi”.Trưởng bản Pá Hộc - anh Thao Văn Thê, cho biết: Cả bản có 4 nhà bị cuốn trôi hoặc sập hoàn toàn, 10 ngôi nhà khác bị hư hỏng nặng, 1 người chết là anh Thao Văn Súa, Trưởng Công an xã. Ngoài lương thực dự trữ là lúa và ngô của đa phần các hộ đã không còn, cả bản có 6 con bò, 9 con lợn và hơn 100 con gà cũng bị chết và cuốn trôi trong đợt mưa lũ.Thống kê từ UBND huyện Mường Lát, toàn huyện có 3 người chết, 31 hộ có nhà bị thiệt hại hoàn toàn, hơn 100 ngôi nhà bị hư hỏng một phần. Gần đến thềm năm học mới, nhưng có 9 trường học bị thiệt hại, hư hỏng tại các xã: Mường Chanh, Quang Chiểu, Pù Nhi, Tam Chung, Trung Lý, Nhi Sơn và thị trấn Mường Lát.Hạ tầng y tế, văn hóa ở các xã, các bản cũng thiệt hại nặng nề. Trong nông nghiệp, hơn 100 ha lúa, ngô, rau màu, cây ăn quả bị thiệt hại, hơn 40 ha cây lâm nghiệp bị hư hỏng. Hơn 70 con gia súc, 860 con gia cầm của người dân cũng trôi theo dòng lũ. Nhiều hệ thống cấp nước sinh hoạt và thủy lợi, 29 đập dâng trên địa bàn bị hư hại..Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kiên Giang, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới và triều cường dâng (của cơn bão số 3), tính đến ngày 4/8, toàn tỉnh Kiên Giang có 190 ngôi nhà tốc mái, sập với tổng thiệt hại ước 8,9 tỷ đồng.Tại Sơn La, mưa lũ gây ngập úng nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp của người dân; theo thống kê làm chết 350 con gà; 03 con lợn; vỡ ao cá khoảng 2,58ha.
Bão số 1 - Pabuk: Là cơn bão đầu tiên trong năm 2019. Khi vào Việt Nam, ngoài thiệt hại về tài sản thì bão làm mất tích 2 nhân mạng.
Không chỉ Việt Nam, một số nước khác như Malaysia, Thái Lan... cũng bị ảnh hưởng bởi bão Pabuk. Ảnh: Đường đi của bão Pabuk vào đất liền.
Về thiệt hại tài sản, số nhà sập đổ, hư hỏng là 108 (Trà Vinh 22 nhà, Kiên Giang 2 nhà, Bạc Liêu 61 nhà, Cà Mau 5 nhà, Sóc Trăng 18 nhà); nhà bị tốc mái là 228 (Trà Vinh 27 nhà, Kiên Giang 2 nhà, Bạc Liêu 116 nhà, Cà Mau 25 nhà, Sóc Trăng 58 nhà); 6 tàu bị chìm, hỏng (Cà Mau 2, TP Hồ Chí Minh 1, Bình Định 1, Bà Rịa Vũng Tàu 2); số xuồng, ghe bị chìm, hỏng 81 chiếc (Kiên Giang 65, Cà Mau 10).
Bên cạnh đó, diện tích lúa bị ngã sập, ngập úng là 28.648ha (Trà Vinh 182,2ha, Bạc Liêu 12.636ha, Cà Mau 5.775ha, Sóc Trăng 10.055ha), trong đó hư hại là 4.568ha tại Bạc Liêu và 173ha tại Sóc Trăng; hoa màu bị ngập, hư hại: 2.504ha (Trà Vinh 10,8ha, Bạc Liêu 159,8ha, Cà Mau 154ha, Sóc Trăng 2.179ha).
Tổng thiệt hại ước tính do bão số 1 gây ra là 27,87 tỷ đồng (Trà Vinh 1,51 tỷ đồng, Kiên Giang 2,74 tỷ đồng, Bạc Liêu 16,18 tỷ đồng, Cà Mau 1,03 tỷ đồng, Sóc Trăng 6,41 tỷ đồng).
Chủ tịch UBND huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) ông Bùi Minh Túy cho biết, ngay sau khi lốc xoáy xảy ra, chính quyền địa phương đã cử lực lượng xuống giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả; đồng thời, thống kê con số thiệt hại để có hướng hỗ trợ kịp thời, giúp bà con sớm ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình.
Bão số 2 - Mun: Rạng sáng 4/7, bão số 2 đã đổ bộ vào các tỉnh từ Hải Phòng đến Nam Định, gây thiệt hại về người và tài sản ở nhiều địa phương.
Tại tỉnh Thanh Hóa, mưa lũ đã làm đứt, sụt lún 20 m đường đầu cầu Yên Hòa thuộc tuyến đường 513 đi qua xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia vào lúc 3h sáng ngày 4/7, khiến người đi trên tuyến đường không phát hiện sự cố đã lao xuống hố sụt lún. Đã có 2 người chết và 3 người bị thương.
Đường hư hỏng do bão Mun.
Tại tỉnh Nghệ An, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, khiến tuyến kênh tưới Nam Vực Mấu tại địa bàn xóm 16, xã Quỳnh Văn bị vỡ khoảng 20 m, nước tràn vào gây ngập úng hàng chục hecta lúa và rau màu. Ngoài ra, mưa lớn còn làm hư hỏng, ngập úng hơn 120 ha rau màu, 30-40 ha lúa tại các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Minh.
Tại thị xã Hoàng Mai, mưa lớn cũng khiến nhiều phường, xã bị ngập sâu. Trong đó, hàng trăm hộ dân xóm 16, xã Quỳnh Vinh và khối Tân Thành, phường Quỳnh Thiện bị ngập sâu trong nước lũ. Đường điện 35 KV qua xã Quỳnh Vinh bị hư hỏng nặng.
Tại tỉnh Yên Bái, mưa to và giông lốc đã gây ra nhiều thiệt hại về nhà cửa và một số công trình. Mưa lũ đã làm 37 nhà dân, 2 nhà văn hóa thôn và một xưởng gỗ bóc ở huyện Trấn Yên và Văn Chấn bị tốc mái, hư hỏng.
Mưa lốc cũng còn làm sập đổ hoàn toàn một nhà xưởng đang thi công với diện tích 7.000 m2 ở xã Hưng Khánh và gãy đổ 1 cột điện hạ thế ở xã Nga Quán, huyện Trấn Yên. Ước tính thiệt hại 5,6 tỷ đồng.
Bão số 2 đã gây thiệt hại đến hệ thống lưới điện của một số tỉnh khu vực phía đông Bắc Bộ làm hơn 300 nghìn khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng, hơn 106 nghìn khách hàng đang bị gián đoạn việc cung cấp điện.
Tại huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã xảy ra mưa to, kèm theo dông lốc làm sập sáu căn nhà, tốc mái 18 căn, ngã đổ ba trụ điện, ước tổng thiệt hại hơn 214 triệu đồng...
Bão số 3 - Wipha: Tại tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn huyện Mường Lát, bão số 3 đã khiến 3 người chết, 38 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn; 120 ngôi nhà bị ảnh hưởng, sập đổ một phần và bùn đất vùi lấp; 20 ngôi nhà phải di dời khẩn cấp; nhiều tài sản, hoa màu của người dân bị vùi lấp; nhiều cơ sở hạ tầng của nhà nước, như: giao thông, thủy lợi, trụ sở xã, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế… cũng bị hư hỏng nặng nề.
Xã Nhi Sơn là địa bàn chịu thiệt hại nặng nề nhất trong đợt mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 vừa qua. Toàn xã có 1 người chết; 16 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn, 13 ngôi nhà bị ảnh hưởng và 15 ngôi nhà có nguy cơ sạt lở cao phải di dời; nhiều tài sản, hoa màu của bà con nhân dân bị thiệt hại do đất, đá vùi lấp và nước lũ cuốn trôi.
Ông Lương Văn Xích, Chủ tịch UBND xã Nhi Sơn, cho biết: Sau bão, một số hộ dân bị mất nhà cửa đang phải ở tạm trong nhà người thân, một số hộ được lực lượng bộ đội biên phòng, dân quân dựng nhà tạm. Trong thời gian tới, vấn đề cấp bách nhất là tìm nơi tái định cư cho người dân.
Khó khăn nhất của xã Nhi Sơn là quỹ đất không còn nên hiện nay vẫn chưa tìm được khu vực tái định cư cho các hộ dân.
Cũng theo báo cáo của huyện Mường Lát, bão số 3 gây mưa lớn, lũ quét, sạt sở đất trên địa bàn huyện khiến 3 người chết, 38 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn (Trung lý 16 hộ, Nhi Sơn 16 hộ, Pù Nhi 6 hộ); 10 ngôi nhà thiệt hại rất nặng (50-70%); 2 nhà thiệt hại nặng (30-50%); 81 nhà thiệt hại một phần (dưới 30%); 57 nhà bị ngập nước, bùn vùi lấp; 20 nhà di dời khẩn cấp.
Ngoài ra, còn có 357 ngôi nhà có nguy cơ sạt lở cao; nhiều tài sản, hoa màu của người dân bị vùi lấp; nhiều cơ sở hạ tầng, như: Giao thông, thủy lợi, trụ sở xã, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế… cũng bị hư hỏng nặng nề.
Chị Hơ Thị Sua, sinh năm 1986 cùng ở bản Pá Hộc vẫn còn ngẩn ngơ và nuối tiếc khi tổ ấm là căn nhà sàn đổ sập hoàn toàn. Còn lại 2 bàn tay trắng, vợ chồng chị cùng 3 con phải đến nhà văn hóa của bản để tá túc trong những ngày qua. Chị kể: “Hôm đó là sáng mùng 4/8, khi nghe nước suối đổ ầm ầm, bùn đất, cây cối ào tới làm nghiêng nhà sàn, tôi vội bế đứa con nhỏ 4 tuổi chạy ra khỏi nhà. Vừa chạy xuống đến đường thì nhà đổ. Nếu chậm 3 – 4 phút chắc hai mẹ con đã chết rồi”.
Trưởng bản Pá Hộc - anh Thao Văn Thê, cho biết: Cả bản có 4 nhà bị cuốn trôi hoặc sập hoàn toàn, 10 ngôi nhà khác bị hư hỏng nặng, 1 người chết là anh Thao Văn Súa, Trưởng Công an xã. Ngoài lương thực dự trữ là lúa và ngô của đa phần các hộ đã không còn, cả bản có 6 con bò, 9 con lợn và hơn 100 con gà cũng bị chết và cuốn trôi trong đợt mưa lũ.
Thống kê từ UBND huyện Mường Lát, toàn huyện có 3 người chết, 31 hộ có nhà bị thiệt hại hoàn toàn, hơn 100 ngôi nhà bị hư hỏng một phần. Gần đến thềm năm học mới, nhưng có 9 trường học bị thiệt hại, hư hỏng tại các xã: Mường Chanh, Quang Chiểu, Pù Nhi, Tam Chung, Trung Lý, Nhi Sơn và thị trấn Mường Lát.
Hạ tầng y tế, văn hóa ở các xã, các bản cũng thiệt hại nặng nề. Trong nông nghiệp, hơn 100 ha lúa, ngô, rau màu, cây ăn quả bị thiệt hại, hơn 40 ha cây lâm nghiệp bị hư hỏng. Hơn 70 con gia súc, 860 con gia cầm của người dân cũng trôi theo dòng lũ. Nhiều hệ thống cấp nước sinh hoạt và thủy lợi, 29 đập dâng trên địa bàn bị hư hại..
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kiên Giang, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới và triều cường dâng (của cơn bão số 3), tính đến ngày 4/8, toàn tỉnh Kiên Giang có 190 ngôi nhà tốc mái, sập với tổng thiệt hại ước 8,9 tỷ đồng.
Tại Sơn La, mưa lũ gây ngập úng nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp của người dân; theo thống kê làm chết 350 con gà; 03 con lợn; vỡ ao cá khoảng 2,58ha.