Khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ đêm cũng là lúc các công nhân thi công tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông bắt đầu làm việc. 22 giờ, các chuyến xe tải bắt đầu kéo bê tông đến điểm thi công. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Việc nâng và giữ thăng bằng cho các khối bê tông được đảm nhiệm bởi các ‘trailer thủy lực’, đây là một khối rơmoóc có từ 6 tới 9 trục bánh, mỗi trục gồm 8 bánh có độ dài từ 6 tới 10 mét. Các rơmoóc này có thể tham gia vận chuyển những kết cấu hơn 400 tấn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Các kỹ sư phải liên tục dùng thước đo lade để đảm bảo khối bê tông được thăng bằng trước khi kéo lên công trường trên cao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Công nhân đang chuẩn bị công đoạn bắt vít vào tấm bê tông để kéo lên công trình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Những chiếc đinh vít và bu lông siêu lớn được bắt chặt vào các khối bê tông để kéo lên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Có khoảng 15 công nhân phụ trách việc thi công và lắp đặt bao gồm công nhân điện, thợ lắp đặt và thi công để lao dầm, chưa kể một đội vận chuyển bên dưới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Tuyến đường sắt trên cao chạy qua đoạn Hà Đông-Cát Linh đang thực hiện đến công đoạn lao dầm, lắp ghép dầm tại tuyến đường Nguyễn Trãi, đoạn vắt ngang sông Tô Lịch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Đây là hạng mục tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì thế ban quản lý đã tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ công việc lao dầm ở mọi công đoạn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Chiếc cần cẩu có nhiệm vụ nâng tấm bê tông nặng trên 240 tấn và dài hơn 30 mét. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Các tấm dầm bê tông này được vận chuyển và lắp ghép ở độ cao khoảng hơn 10 mét. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Người phụ trách cẩu cho biết, việc di chuyển và lắp đặt các kết cấu dầm hàng đêm tại đây kéo dài từ 21 giờ tới 5 giờ sáng hôm sau. Nếu mọi việc vận chuyển thuận lợi, an toàn thì tiến độ công việc có thể kết thúc vào 3 giờ sáng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Hệ thống xe cấp dầm ở phía trên gồm 2 trục kéo 20 bánh và trục đẩy 16 bánh có nhiệm vụ vận chuyển các dầm bê tông tiến tới vị trí cẩu nâng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Khó khăn lớn nhất của công đoạn này đó là công việc lao dầm được thực hiện ở bán kính cong (bán kính khoảng 300m) dẫn tới nguy cơ lật rất cao. Vì thế công tác chống lật cũng được lưu ý ở mức độ cao nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Trước khi nâng lên, các tấm bê tông được cố định 2 đầu và dùng một cẩu trục với 2 đầu kéo siêu trường, siêu trọng nối với 2 trailer thủy lực tại điểm đầu và điểm cuối của các tấm dầm bê tông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Tại khu vực thi công lắp ghép dầm bê tông, các công nhân sẽ hướng dẫn các phương tiện đổi hướng di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Theo ông Lê Văn Dương (Phó Tổng giám đốc ban quản lý dự án đường sắt trên cao) cho biết, quá trình vận chuyển dầm qua sông Tô Lịch sẽ qua cả nhà dân với khoảng cách rất hẹp nên công tác an toàn phải tuyệt đối, bất cứ một sơ sẩy nào cũng gây ra hậu quả nặng nề. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Đêm 25/8, đơn vị thi công cho biết đã thực hiện thành công việc lắp ghép tấm dầm thứ 470 trên 806 tấm dầm sẽ được thực hiện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Công nhân đang hoàn thành nốt các công đoạn cuối của quá trình lắp đặt dầm bê tông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Các phiến dầm sau khi được lắp đặt sẽ được kiểm tra kỹ càng trước khi lắp đặt phiến dầm tiếp theo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ đêm cũng là lúc các công nhân thi công tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông bắt đầu làm việc. 22 giờ, các chuyến xe tải bắt đầu kéo bê tông đến điểm thi công. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Việc nâng và giữ thăng bằng cho các khối bê tông được đảm nhiệm bởi các ‘trailer thủy lực’, đây là một khối rơmoóc có từ 6 tới 9 trục bánh, mỗi trục gồm 8 bánh có độ dài từ 6 tới 10 mét. Các rơmoóc này có thể tham gia vận chuyển những kết cấu hơn 400 tấn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các kỹ sư phải liên tục dùng thước đo lade để đảm bảo khối bê tông được thăng bằng trước khi kéo lên công trường trên cao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Công nhân đang chuẩn bị công đoạn bắt vít vào tấm bê tông để kéo lên công trình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những chiếc đinh vít và bu lông siêu lớn được bắt chặt vào các khối bê tông để kéo lên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Có khoảng 15 công nhân phụ trách việc thi công và lắp đặt bao gồm công nhân điện, thợ lắp đặt và thi công để lao dầm, chưa kể một đội vận chuyển bên dưới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuyến đường sắt trên cao chạy qua đoạn Hà Đông-Cát Linh đang thực hiện đến công đoạn lao dầm, lắp ghép dầm tại tuyến đường Nguyễn Trãi, đoạn vắt ngang sông Tô Lịch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đây là hạng mục tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì thế ban quản lý đã tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ công việc lao dầm ở mọi công đoạn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chiếc cần cẩu có nhiệm vụ nâng tấm bê tông nặng trên 240 tấn và dài hơn 30 mét. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các tấm dầm bê tông này được vận chuyển và lắp ghép ở độ cao khoảng hơn 10 mét. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người phụ trách cẩu cho biết, việc di chuyển và lắp đặt các kết cấu dầm hàng đêm tại đây kéo dài từ 21 giờ tới 5 giờ sáng hôm sau. Nếu mọi việc vận chuyển thuận lợi, an toàn thì tiến độ công việc có thể kết thúc vào 3 giờ sáng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hệ thống xe cấp dầm ở phía trên gồm 2 trục kéo 20 bánh và trục đẩy 16 bánh có nhiệm vụ vận chuyển các dầm bê tông tiến tới vị trí cẩu nâng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khó khăn lớn nhất của công đoạn này đó là công việc lao dầm được thực hiện ở bán kính cong (bán kính khoảng 300m) dẫn tới nguy cơ lật rất cao. Vì thế công tác chống lật cũng được lưu ý ở mức độ cao nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trước khi nâng lên, các tấm bê tông được cố định 2 đầu và dùng một cẩu trục với 2 đầu kéo siêu trường, siêu trọng nối với 2 trailer thủy lực tại điểm đầu và điểm cuối của các tấm dầm bê tông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại khu vực thi công lắp ghép dầm bê tông, các công nhân sẽ hướng dẫn các phương tiện đổi hướng di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo ông Lê Văn Dương (Phó Tổng giám đốc ban quản lý dự án đường sắt trên cao) cho biết, quá trình vận chuyển dầm qua sông Tô Lịch sẽ qua cả nhà dân với khoảng cách rất hẹp nên công tác an toàn phải tuyệt đối, bất cứ một sơ sẩy nào cũng gây ra hậu quả nặng nề. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đêm 25/8, đơn vị thi công cho biết đã thực hiện thành công việc lắp ghép tấm dầm thứ 470 trên 806 tấm dầm sẽ được thực hiện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Công nhân đang hoàn thành nốt các công đoạn cuối của quá trình lắp đặt dầm bê tông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các phiến dầm sau khi được lắp đặt sẽ được kiểm tra kỹ càng trước khi lắp đặt phiến dầm tiếp theo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)