Lễ hội chùa Phượng Vũ (hay còn gọi là chùa Múa) khai mạc ngày 5/2 (mùng 9 tháng Giêng âm lịch) với sự tham dự của hàng nghìn du khách thập phương.Nét độc đáo của lễ hội này là nghi thức rước kiệu lội ao, gồm ba kiệu là Song Loan, Long Đình và Kiệu Lễ. Vị chủ hội năm Đinh Dậu là ông Nguyễn Văn Lơn (56 tuổi). Dân làng cho biết người có vinh dự này điều kiện phải trên 50 tuổi, gia đình song toàn. Ngày hôm trước (4/2), các cụ và sư thầy lễ để cho các phù giá là trai tráng (xã Minh Khai) rước kiệu về đình làng Thọ Lộc. Đến hôm nay chính hội, kiệu lại được đưa từ đình ra chùa.Lễ rước kiệu chùa Múa có nghi thức quay kiệu và rước kiệu lội xuống sông quay liên tục dưới nước hàng tiếng đồng hồ kể cả thời tiết lạnh hay ấm. Sau khi làm lễ lúc 7h tại chùa, các trai làng được chia thành 3 đội để rước kiệu. Từ hơn 100 ứng viên đăng ký rước kiệu nhưng chỉ 24 người đạt yêu cầu sau khi xin đài âm dương vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Những người này có 3 ngày để chuẩn bị sức khỏe, tinh thần cho buổi rước có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Thanh niên từ 18 tuổi trở lên mới được phép tham gia. Trong ảnh, anh Đoàn Quang Huy (sinh năm 1999) lần đầu tiên được làm thành viên rước kiệu.Đoàn rước kiệu đi vòng quanh làng và vào cả nhà dân. Những gia đình may mắn được kiệu ghé đến là những nhà đã từng làm chủ hội hoặc có công đóng góp cho nhà chùa như gia đình nhà bà Mùi (thôn Thọ Lộc).Mỗi khi kiệu di chuyển cả dòng người lại ùa theo tạo nên khung cảnh rất ồn ào. Mọi người chăm chú xem màn kiệu quay.Cả hai kiệu có chung một người phất cờ thúc giục. Chùa miếu ao đình là những nơi đoàn kiệu sẽ ghé đến cúng lễ và tham gia màn rước kiệu dưới nước.3 chiếc kiệu cùng lội xuống nước tại ao chùa. Những khu vực nước sâu ngập ngang cổ người khiêng kiệu.Một chiếc kiệu bị lật chìm gần hết khiến các chàng trai chới với. Nhưng ngay sau đó với sự giúp đỡ tăng cường, chiếc kiệu đã được vớt lên khênh đi tiếp.Anh Nghiệp, một người trong đoàn rước kiệu chia sẻ: “Chúng tôi không thể biết trước kiệu sẽ đi đường nào, vào nhà ai, mọi thứ như được điều khiển và không thể đi theo ý mình được”. Dù đi chân trần rước kiệu lội sông hay đi vào các khu vực nhiều cọc nhọn, đất đá nhưng chưa ai bị thương tích ở chân.Anh Đoàn Văn Hải cho biết đây là năm thứ 3 anh tham gia khiêng kiệu mặc dù rất mệt. "Nhưng sang năm nếu có cơ hội tôi lại đăng ký rước tiếp”, anh nói. Chiếc kiệu Long Đình vẫn quay trước đến thánh mặc dù kiệu Song Loan và Kiệu Lễ đã về vị trí.Mỗi buổi rước thường kết thúc đúng giờ chính Ngọ (12h trưa). Tuy nhiên cũng có những năm nghi lễ kéo dài đến 15h chiều. Khi kiệu đã về trước đền thánh, người khiêng vái lạy cầu chúc một năm mới bình an.Kết thúc buổi rước, 3 kiệu được quy tụ tại đền thánh Từ Đạo Hạnh.
Lễ hội chùa Phượng Vũ (hay còn gọi là chùa Múa) khai mạc ngày 5/2 (mùng 9 tháng Giêng âm lịch) với sự tham dự của hàng nghìn du khách thập phương.
Nét độc đáo của lễ hội này là nghi thức rước kiệu lội ao, gồm ba kiệu là Song Loan, Long Đình và Kiệu Lễ. Vị chủ hội năm Đinh Dậu là ông Nguyễn Văn Lơn (56 tuổi). Dân làng cho biết người có vinh dự này điều kiện phải trên 50 tuổi, gia đình song toàn. Ngày hôm trước (4/2), các cụ và sư thầy lễ để cho các phù giá là trai tráng (xã Minh Khai) rước kiệu về đình làng Thọ Lộc. Đến hôm nay chính hội, kiệu lại được đưa từ đình ra chùa.
Lễ rước kiệu chùa Múa có nghi thức quay kiệu và rước kiệu lội xuống sông quay liên tục dưới nước hàng tiếng đồng hồ kể cả thời tiết lạnh hay ấm. Sau khi làm lễ lúc 7h tại chùa, các trai làng được chia thành 3 đội để rước kiệu. Từ hơn 100 ứng viên đăng ký rước kiệu nhưng chỉ 24 người đạt yêu cầu sau khi xin đài âm dương vào ngày mùng 6 tháng Giêng.
Những người này có 3 ngày để chuẩn bị sức khỏe, tinh thần cho buổi rước có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Thanh niên từ 18 tuổi trở lên mới được phép tham gia. Trong ảnh, anh Đoàn Quang Huy (sinh năm 1999) lần đầu tiên được làm thành viên rước kiệu.
Đoàn rước kiệu đi vòng quanh làng và vào cả nhà dân. Những gia đình may mắn được kiệu ghé đến là những nhà đã từng làm chủ hội hoặc có công đóng góp cho nhà chùa như gia đình nhà bà Mùi (thôn Thọ Lộc).
Mỗi khi kiệu di chuyển cả dòng người lại ùa theo tạo nên khung cảnh rất ồn ào. Mọi người chăm chú xem màn kiệu quay.
Cả hai kiệu có chung một người phất cờ thúc giục. Chùa miếu ao đình là những nơi đoàn kiệu sẽ ghé đến cúng lễ và tham gia màn rước kiệu dưới nước.
3 chiếc kiệu cùng lội xuống nước tại ao chùa. Những khu vực nước sâu ngập ngang cổ người khiêng kiệu.
Một chiếc kiệu bị lật chìm gần hết khiến các chàng trai chới với. Nhưng ngay sau đó với sự giúp đỡ tăng cường, chiếc kiệu đã được vớt lên khênh đi tiếp.
Anh Nghiệp, một người trong đoàn rước kiệu chia sẻ: “Chúng tôi không thể biết trước kiệu sẽ đi đường nào, vào nhà ai, mọi thứ như được điều khiển và không thể đi theo ý mình được”. Dù đi chân trần rước kiệu lội sông hay đi vào các khu vực nhiều cọc nhọn, đất đá nhưng chưa ai bị thương tích ở chân.
Anh Đoàn Văn Hải cho biết đây là năm thứ 3 anh tham gia khiêng kiệu mặc dù rất mệt. "Nhưng sang năm nếu có cơ hội tôi lại đăng ký rước tiếp”, anh nói. Chiếc kiệu Long Đình vẫn quay trước đến thánh mặc dù kiệu Song Loan và Kiệu Lễ đã về vị trí.
Mỗi buổi rước thường kết thúc đúng giờ chính Ngọ (12h trưa). Tuy nhiên cũng có những năm nghi lễ kéo dài đến 15h chiều. Khi kiệu đã về trước đền thánh, người khiêng vái lạy cầu chúc một năm mới bình an.
Kết thúc buổi rước, 3 kiệu được quy tụ tại đền thánh Từ Đạo Hạnh.