Xã Quang Trung (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) được mệnh danh là "vương quốc chuối" với tổng diện tích 1.122 ha. Trong diện tích đó có 2 núi đá ong 600 ha được phủ xanh.Ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Quang Trung, cho biết hàng chục năm trước, người dân từng trồng bắp, cà phê, hồ tiêu trên núi đá nhưng không hiệu quả. Họ chuyển sang trồng chuối và phát hiện cây này sinh trưởng nhanh, cho sản lượng lớn nên hình thành vùng sản xuất quy mô lớn.Theo vị Chủ tịch xã, nhiều gia đình đã đầu tư theo hướng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) nên cây cho thu hoạch 16 tấn/ha mỗi năm."Nhiều gia đình phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để chế biến sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản và tạo đầu ra ổn định. Địa phương có hàng chục vựa thu mua nên không áp lực về tiêu thụ", chủ tịch xã Quang Trung nói.Theo nông dân, từ khi chuối trổ đến thời điểm thu hoạch khoảng 2-3 tháng. Để nhận biết độ chín của trái, người trồng dựa sự biến đổi màu sắc hoặc độ no đầy của cạnh vỏ. "Vì diện tích lớn nên ngày nào cũng có trái để thu hoạch. Thông thường, người trồng sẽ chặt hạ buồng chuối khi thấy cạnh quả mẩy tròn, 'béo'. Nếu để trái chín vàng trên cây, sản lượng sẽ bị hao hụt khi hái và vận chuyển", anh Nguyễn Văn Thương cho biết.Nông dân Lai Phương Minh Trí (34 tuổi), cho biết giá chuối hiện đang ở mức 3.500-6.000 đồng/kg nên mỗi năm 4 ha cây này cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.Bà Nguyễn Thị Hiền nói rằng gia đình trồng diện tích lớn nên ngày nào bà cũng vào rẫy chăm sóc và thu hoạch. Từ tháng 10 đến nay, mỗi ngày, người phụ nữ này bán cho vựa thu mua 80-100 kg trái.Nông dân dùng xe công nông tự chế chở chuối đến nơi tiêu thụ.Theo bà Trần Thị Hoa, chủ vựa thu mua nông sản tại xã Quang Trung, chuối là cây cho thu hoạch quanh năm nhưng vụ chính bắt đầu từ tháng 10 đến dịp Tết Nguyên đán hàng năm. Vào dịp này, mỗi ngày bà thu mua 20-40 tấn trái.Cặp vợ chồng đưa chuối lên xe công nông tự chế để chuyển đến nơi chế biến.Không chỉ bán trái, người trồng còn thu gom bắp chuối để bán cho các tiểu thương, nhà hàng với giá 5.000 đồng/kg. Lá tươi của cây này cũng được chọn lọc để cung cấp cho các gia đình sản xuất giò chả, bánh chưng.Nông dân Lục A Nhì (40 tuổi, đội mũ xanh) nhận 500.000 đồng từ chủ vựa thu mua sau khi bán 100 kg chuối.Theo ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Quang Trung (huyện Thống Nhất), chuối mang lại sự giàu có cho nhiều gia đình. Những năm gần đây, xã xác định cây trồng này là giống chủ lực để phát triển kinh tế địa phương.
Xã Quang Trung (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) được mệnh danh là "vương quốc chuối" với tổng diện tích 1.122 ha. Trong diện tích đó có 2 núi đá ong 600 ha được phủ xanh.
Ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Quang Trung, cho biết hàng chục năm trước, người dân từng trồng bắp, cà phê, hồ tiêu trên núi đá nhưng không hiệu quả. Họ chuyển sang trồng chuối và phát hiện cây này sinh trưởng nhanh, cho sản lượng lớn nên hình thành vùng sản xuất quy mô lớn.
Theo vị Chủ tịch xã, nhiều gia đình đã đầu tư theo hướng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) nên cây cho thu hoạch 16 tấn/ha mỗi năm.
"Nhiều gia đình phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để chế biến sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản và tạo đầu ra ổn định. Địa phương có hàng chục vựa thu mua nên không áp lực về tiêu thụ", chủ tịch xã Quang Trung nói.
Theo nông dân, từ khi chuối trổ đến thời điểm thu hoạch khoảng 2-3 tháng. Để nhận biết độ chín của trái, người trồng dựa sự biến đổi màu sắc hoặc độ no đầy của cạnh vỏ. "Vì diện tích lớn nên ngày nào cũng có trái để thu hoạch. Thông thường, người trồng sẽ chặt hạ buồng chuối khi thấy cạnh quả mẩy tròn, 'béo'. Nếu để trái chín vàng trên cây, sản lượng sẽ bị hao hụt khi hái và vận chuyển", anh Nguyễn Văn Thương cho biết.
Nông dân Lai Phương Minh Trí (34 tuổi), cho biết giá chuối hiện đang ở mức 3.500-6.000 đồng/kg nên mỗi năm 4 ha cây này cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Hiền nói rằng gia đình trồng diện tích lớn nên ngày nào bà cũng vào rẫy chăm sóc và thu hoạch. Từ tháng 10 đến nay, mỗi ngày, người phụ nữ này bán cho vựa thu mua 80-100 kg trái.
Nông dân dùng xe công nông tự chế chở chuối đến nơi tiêu thụ.
Theo bà Trần Thị Hoa, chủ vựa thu mua nông sản tại xã Quang Trung, chuối là cây cho thu hoạch quanh năm nhưng vụ chính bắt đầu từ tháng 10 đến dịp Tết Nguyên đán hàng năm. Vào dịp này, mỗi ngày bà thu mua 20-40 tấn trái.
Cặp vợ chồng đưa chuối lên xe công nông tự chế để chuyển đến nơi chế biến.
Không chỉ bán trái, người trồng còn thu gom bắp chuối để bán cho các tiểu thương, nhà hàng với giá 5.000 đồng/kg. Lá tươi của cây này cũng được chọn lọc để cung cấp cho các gia đình sản xuất giò chả, bánh chưng.
Nông dân Lục A Nhì (40 tuổi, đội mũ xanh) nhận 500.000 đồng từ chủ vựa thu mua sau khi bán 100 kg chuối.
Theo ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Quang Trung (huyện Thống Nhất), chuối mang lại sự giàu có cho nhiều gia đình. Những năm gần đây, xã xác định cây trồng này là giống chủ lực để phát triển kinh tế địa phương.