Thời gian gần đây, nhiều người tham gia giao thông trên đường Lý Sơn (gần cầu Đông Trù, quận Long Biên, Hà Nội) chứng kiến tình trạng cây xanh dọc vỉa hè hai bên đường bị chết hàng loạt.Những cây xanh chết khô trên vỉa hè đường Lý Sơn (Long Biên, Hà Nội) chủ yếu là cây Sấu.Phần thân của cây bị bong tróc hết vỏ, lộ lớp gỗ khô bên trong với những vết nứt toác.Theo một số người dân sinh sống gần khu vực, các cây xanh bị chết hầu như không được chăm sóc cẩn thận và không được tưới nước thường xuyên. "Mấy tuần trước chỉ có vài cây bị chết nhưng càng ngày số lượng cây chết càng tăng lên. Tôi không thấy cây ở đây được tưới nước thường xuyên, đến bây giờ cây chết rồi cũng không thấy đơn vị chức năng liên quan xử lý để đảm bảo an toàn cho người đi đường", anh Nguyễn Văn Thắng (25 tuổi, Long Biên, Hà Nội) cho hay.Các cây xanh chết khô vẫn đứng trên vỉa hè đường Lý Sơn.Các cành cây đều bị khô héo.Đất xung quanh những gốc cây bị chết rất khô.Trong số những cây bị chết thì có nhiều cây có đường kính thân rất lớn.Nhiều cây xanh trồng gần điểm dừng xe buýt cũng bị chết.Cây chết khô ở gần điểm xe buýt chờ đổ đè người bất cứ lúc nào.Do cây chết nhiều ngày nhưng không được xử lý nên một số cây bị bật gốc, nằm nghiêng ngả trên vỉa hè.Người dân bắt buộc phải chặt bỏ phần gãy đổ của một số cây chết khô nằm chắn ngang trên vỉa hè.Người đi đường rất dễ dàng quan sát thấy tình trạng cây xanh chết khô ở dọc hai bên vỉa hè đường Lý Sơn.Cũng trên tuyến đường này, một số cây xanh mới trồng vẫn còn nguyên vỏ bọc ở thân đang có tình trạng chết dần.Trước đó, ngày 4/2/2017, Hà Nội đã tổ chức phát động Tết trồng cây. Tại buổi lễ, lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị trên địa bàn Thủ đô phải trồng thêm 430.000 cây xanh trong năm 2017 để từng bước thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Hà Nội sẽ trồng đủ một triệu cây xanh.
Thời gian gần đây, nhiều người tham gia giao thông trên đường Lý Sơn (gần cầu Đông Trù, quận Long Biên, Hà Nội) chứng kiến tình trạng cây xanh dọc vỉa hè hai bên đường bị chết hàng loạt.
Những cây xanh chết khô trên vỉa hè đường Lý Sơn (Long Biên, Hà Nội) chủ yếu là cây Sấu.
Phần thân của cây bị bong tróc hết vỏ, lộ lớp gỗ khô bên trong với những vết nứt toác.
Theo một số người dân sinh sống gần khu vực, các cây xanh bị chết hầu như không được chăm sóc cẩn thận và không được tưới nước thường xuyên. "Mấy tuần trước chỉ có vài cây bị chết nhưng càng ngày số lượng cây chết càng tăng lên. Tôi không thấy cây ở đây được tưới nước thường xuyên, đến bây giờ cây chết rồi cũng không thấy đơn vị chức năng liên quan xử lý để đảm bảo an toàn cho người đi đường", anh Nguyễn Văn Thắng (25 tuổi, Long Biên, Hà Nội) cho hay.
Các cây xanh chết khô vẫn đứng trên vỉa hè đường Lý Sơn.
Các cành cây đều bị khô héo.
Đất xung quanh những gốc cây bị chết rất khô.
Trong số những cây bị chết thì có nhiều cây có đường kính thân rất lớn.
Nhiều cây xanh trồng gần điểm dừng xe buýt cũng bị chết.
Cây chết khô ở gần điểm xe buýt chờ đổ đè người bất cứ lúc nào.
Do cây chết nhiều ngày nhưng không được xử lý nên một số cây bị bật gốc, nằm nghiêng ngả trên vỉa hè.
Người dân bắt buộc phải chặt bỏ phần gãy đổ của một số cây chết khô nằm chắn ngang trên vỉa hè.
Người đi đường rất dễ dàng quan sát thấy tình trạng cây xanh chết khô ở dọc hai bên vỉa hè đường Lý Sơn.
Cũng trên tuyến đường này, một số cây xanh mới trồng vẫn còn nguyên vỏ bọc ở thân đang có tình trạng chết dần.
Trước đó, ngày 4/2/2017, Hà Nội đã tổ chức phát động Tết trồng cây. Tại buổi lễ, lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị trên địa bàn Thủ đô phải trồng thêm 430.000 cây xanh trong năm 2017 để từng bước thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Hà Nội sẽ trồng đủ một triệu cây xanh.