Chuông Nhà Thái Học trong khuôn viên khu Nhà Thái Học tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Chuông được đúc liền khối bằng đồng nguyên chất, quả chuông có trọng lượng 1970 kg, chiều cao tổng thể là 2,34m, đường kính đáy là 1,28m. Quai chuông có hình đầu rồng thời Lê hướng ra ngoài, thân chuông được trang trí hoa văn theo chủ đề “Thư kiếm” và đáy được trang trí hình sóng nước và lá đề.Chuông được treo trang trọng tại lầu chuông trong khuôn viên khu Nhà Thái Học, xưa là trường học, nay là nơi tôn kính các danh nhân đất nước - tôn vinh truyền thống văn hóa giáo dục của Việt Nam. Tuy nhiên, chuông Nhà Thái Học thời gian qua bị người tham quan, đặc biệt là giới trẻ thi nhau viết vào bên trong.Dòng tên được viết bằng bút xóa vẫn in đậm bên trong tháp chuông.Chia sẻ với báo chí, ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, việc vẽ, viết bậy lên di tích là vấn nạn xảy ra từ lâu, trở thành thói quen xấu xí của nhiều người trẻ và khiến di tích xuống cấp. Tuy nhiên việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm rất khó khăn, bởi lực lượng thanh, kiểm tra còn mỏng. Khi trích xuất camera rất khó xác định danh tính du khách vẽ bậy lên di tích...Tương tự, Tháp Hòa Phong, nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), là di tích duy nhất còn lại của ngôi chùa Báo Ân hay còn gọi là chùa Quan Thượng, được dựng từ đời Minh Mệnh nhưng nay cũng rơi vào tình trạng xấu xí do các nét vẽ..Nét vẽ lớn, nguệch ngoạc làm bẩn Tháp Hòa Phong.Nét bút xóa.Những hình vẽ nham nhở xung quanh thân Tháp.Thậm chí một số người còn sử dụng vật sắc, nhọn để khắc tên làm hư hỏng di tích.Đá màu mà nhiều người sử dụng để vẽ bậy vẫn còn rơi vương vãi dưới chân Tháp Hòa Phong.Di tích Tháp Hòa Phong cũng đang "khóc" vì bị những người không có ý thức tô bẩn.Cột cờ Hà Nội hay còn gọi là Kỳ đài Hà Nội, là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia cũng đang bị bôi bẩn bởi.Tên nước ngoài mới được khắc lên.Nét vẽ cả mới lẫn cũ đè lên nhau nham nhở ở Kỳ đài Hà Nội.Những cái tên được cho là du khách nước ngoài khắc lên.Mảng tường bị bao bọc bởi các nét vẽ loang lổ, chằng chịt.Kỳ đài Hà Nội đang bị rơi vào tình trạng bôi bẩn bất đắc dĩ.
Chuông Nhà Thái Học trong khuôn viên khu Nhà Thái Học tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Chuông được đúc liền khối bằng đồng nguyên chất, quả chuông có trọng lượng 1970 kg, chiều cao tổng thể là 2,34m, đường kính đáy là 1,28m. Quai chuông có hình đầu rồng thời Lê hướng ra ngoài, thân chuông được trang trí hoa văn theo chủ đề “Thư kiếm” và đáy được trang trí hình sóng nước và lá đề.
Chuông được treo trang trọng tại lầu chuông trong khuôn viên khu Nhà Thái Học, xưa là trường học, nay là nơi tôn kính các danh nhân đất nước - tôn vinh truyền thống văn hóa giáo dục của Việt Nam. Tuy nhiên, chuông Nhà Thái Học thời gian qua bị người tham quan, đặc biệt là giới trẻ thi nhau viết vào bên trong.
Dòng tên được viết bằng bút xóa vẫn in đậm bên trong tháp chuông.
Chia sẻ với báo chí, ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, việc vẽ, viết bậy lên di tích là vấn nạn xảy ra từ lâu, trở thành thói quen xấu xí của nhiều người trẻ và khiến di tích xuống cấp. Tuy nhiên việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm rất khó khăn, bởi lực lượng thanh, kiểm tra còn mỏng. Khi trích xuất camera rất khó xác định danh tính du khách vẽ bậy lên di tích...
Tương tự, Tháp Hòa Phong, nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), là di tích duy nhất còn lại của ngôi chùa Báo Ân hay còn gọi là chùa Quan Thượng, được dựng từ đời Minh Mệnh nhưng nay cũng rơi vào tình trạng xấu xí do các nét vẽ..
Nét vẽ lớn, nguệch ngoạc làm bẩn Tháp Hòa Phong.
Nét bút xóa.
Những hình vẽ nham nhở xung quanh thân Tháp.
Thậm chí một số người còn sử dụng vật sắc, nhọn để khắc tên làm hư hỏng di tích.
Đá màu mà nhiều người sử dụng để vẽ bậy vẫn còn rơi vương vãi dưới chân Tháp Hòa Phong.
Di tích Tháp Hòa Phong cũng đang "khóc" vì bị những người không có ý thức tô bẩn.
Cột cờ Hà Nội hay còn gọi là Kỳ đài Hà Nội, là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia cũng đang bị bôi bẩn bởi.
Tên nước ngoài mới được khắc lên.
Nét vẽ cả mới lẫn cũ đè lên nhau nham nhở ở Kỳ đài Hà Nội.
Những cái tên được cho là du khách nước ngoài khắc lên.
Mảng tường bị bao bọc bởi các nét vẽ loang lổ, chằng chịt.
Kỳ đài Hà Nội đang bị rơi vào tình trạng bôi bẩn bất đắc dĩ.