Theo phản ánh của người dân sinh sống trên tuyến đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy, Hà Nội), thời gian gần đây, hàng cây sưa đỏ trồng trên vỉa hè nơi đây có dấu hiệu khô héo, mục nát, trơ trụi lá và không còn khả năng sinh trưởng.Theo ghi nhận của PV, nhiều cây sưa đỏ tại đây đã trơ trụi lá, mục nát từ thân xuống gốc cây. Một số cây đã bị bong tróc vỏ, trơ lõi, không còn khả năng sống sót.Trao đổi với báo chí, ông Ma Kiên Ngọc, Giám đốc Công ty tư vấn thương mại Thành Công Xanh, là đơn vị được giao chăm sóc hàng cây sưa cho biết: "Hiện một số cây sưa tại đường Nguyễn Văn Huyên đã có dấu hiệu xơ xác, khẳng khiu nên công ty đã có để xuất lên chủ đầu tư và các ban ngành để có biện pháp xử lý và kiểm định cây".Ông Ngọc thông tin thêm: "Vì đây là loại cây có giá trị cao nên công ty phải chờ giám định từ các ban ngành và chủ đầu tư thì mới có biện pháp để xử lý".Theo thống kê của, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Công trình giao thông TP Hà Nội, qua nhiều đợt kiểm tra, đánh giá (các ngày 6/8/2020; 22/9/2020; 5/10/2020; 29/1/2021) tình trạng cây sưa sau dịch chuyển của dự án, đến nay hiện có 7 cây sưa đã chết và 25 cây sinh trưởng ổn định.Được biết, Sở Xây dựng TP Hà Nội đã có văn bản số 1024/SXD-HT ngày 01/02/2021 báo cáo UBND thành phố về việc giải quyết đề nghị của Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội về việc chăm sóc cây Sưa và giao Ban QLDA phối hợp cơ quan chức năng tổ chức giám định mẫu vật để xác định chủng loại gỗ.Trường hợp cơ quan chức năng xác định là cây gỗ quý hiếm giao cho Sở Xây dựng cấp giấy phép chặt hạ các cây gỗ quý hiếm và phối hợp đơn vị chức năng của Sở Xây dựng để đo đạc, thu hồi về kho của Công ty TNHH MTV công viên cây xanh bảo quản để thực hiện bán đấu giá theo quy định (đối với cây bị chết).Đối với các trường hợp cây bị chết cần trồng thay thế, giao Ban QLDA phối hợp với nhà thầu thi công trồng thay thế bằng cây Giáng Hương để đồng bộ với hiện trạng cây Sưa sau dịch chuyển.Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn Phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, sưa đỏ là một loại cây có giá trị kinh tế cao, gỗ của loại cây này được bán tính theo kilôgam với giá cao, có những cây to trị giá nhiều tỷ đồng. Bởi vậy việc trông nom, quản lý những cây này là phải hết sức thận trọng tránh gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, của cơ quan tổ chức.Luật sư Cường cho biết thêm, việc 7 cây sưa đỏ đồng loạt chết trên một đoạn đường là chuyện khá bất thường, những cây này cũng không phải là cây to đến mức không thể sinh trưởng phát triển."Bởi vậy cơ quan chức năng sẽ vào cuộc xác minh làm rõ có việc bức tử cây xanh hay không. Trong trường hợp có căn cứ cho thấy có hành vi của kẻ xấu, với động cơ cá nhân đã tác động dẫn đến làm chết những cây này thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" - luật sư Cường nói.Cũng theo luật sư Cường, còn trường hợp với những cán bộ cố tình vi phạm về việc chăm sóc, quản lý dẫn đến việc cây chết thì có thể xem xét kỷ luật, thậm chí có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu như việc vi phạm nghĩa vụ, nhiệm vụ gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, của nhà nước."Cây xanh không chỉ mang lại bóng mát mà còn mang đến cảnh quan đô thị, trong trường hợp với những cây quý hiếm như thế này thì còn có giá trị kinh tế lớn. mọi hành vi vi phạm quy định về quản lý môi trường đô thị, quản lý cây xanh, gây thiệt hại đến quyền lợi chung của xã hội, của nhà nước, của cơ quan tổ chức thì cần phải xem xét trách nhiệm pháp lý để nêu cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, tăng cường công tác quản lý đảm bảo cây xanh đô thị phát triển tốt, tạo ra cảnh quan, môi trường văn minh" - luật sư Cường chia sẻ.>>> Xem thêm video: 7 cây sưa đỏ trên đường Nguyễn Văn Huyên đã chết sau thời gian dài truyền dịch. Nguồn: Dân Việt.
Theo phản ánh của người dân sinh sống trên tuyến đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy, Hà Nội), thời gian gần đây, hàng cây sưa đỏ trồng trên vỉa hè nơi đây có dấu hiệu khô héo, mục nát, trơ trụi lá và không còn khả năng sinh trưởng.
Theo ghi nhận của PV, nhiều cây sưa đỏ tại đây đã trơ trụi lá, mục nát từ thân xuống gốc cây. Một số cây đã bị bong tróc vỏ, trơ lõi, không còn khả năng sống sót.
Trao đổi với báo chí, ông Ma Kiên Ngọc, Giám đốc Công ty tư vấn thương mại Thành Công Xanh, là đơn vị được giao chăm sóc hàng cây sưa cho biết: "Hiện một số cây sưa tại đường Nguyễn Văn Huyên đã có dấu hiệu xơ xác, khẳng khiu nên công ty đã có để xuất lên chủ đầu tư và các ban ngành để có biện pháp xử lý và kiểm định cây".
Ông Ngọc thông tin thêm: "Vì đây là loại cây có giá trị cao nên công ty phải chờ giám định từ các ban ngành và chủ đầu tư thì mới có biện pháp để xử lý".
Theo thống kê của, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Công trình giao thông TP Hà Nội, qua nhiều đợt kiểm tra, đánh giá (các ngày 6/8/2020; 22/9/2020; 5/10/2020; 29/1/2021) tình trạng cây sưa sau dịch chuyển của dự án, đến nay hiện có 7 cây sưa đã chết và 25 cây sinh trưởng ổn định.
Được biết, Sở Xây dựng TP Hà Nội đã có văn bản số 1024/SXD-HT ngày 01/02/2021 báo cáo UBND thành phố về việc giải quyết đề nghị của Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội về việc chăm sóc cây Sưa và giao Ban QLDA phối hợp cơ quan chức năng tổ chức giám định mẫu vật để xác định chủng loại gỗ.
Trường hợp cơ quan chức năng xác định là cây gỗ quý hiếm giao cho Sở Xây dựng cấp giấy phép chặt hạ các cây gỗ quý hiếm và phối hợp đơn vị chức năng của Sở Xây dựng để đo đạc, thu hồi về kho của Công ty TNHH MTV công viên cây xanh bảo quản để thực hiện bán đấu giá theo quy định (đối với cây bị chết).
Đối với các trường hợp cây bị chết cần trồng thay thế, giao Ban QLDA phối hợp với nhà thầu thi công trồng thay thế bằng cây Giáng Hương để đồng bộ với hiện trạng cây Sưa sau dịch chuyển.
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn Phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, sưa đỏ là một loại cây có giá trị kinh tế cao, gỗ của loại cây này được bán tính theo kilôgam với giá cao, có những cây to trị giá nhiều tỷ đồng. Bởi vậy việc trông nom, quản lý những cây này là phải hết sức thận trọng tránh gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, của cơ quan tổ chức.
Luật sư Cường cho biết thêm, việc 7 cây sưa đỏ đồng loạt chết trên một đoạn đường là chuyện khá bất thường, những cây này cũng không phải là cây to đến mức không thể sinh trưởng phát triển.
"Bởi vậy cơ quan chức năng sẽ vào cuộc xác minh làm rõ có việc bức tử cây xanh hay không. Trong trường hợp có căn cứ cho thấy có hành vi của kẻ xấu, với động cơ cá nhân đã tác động dẫn đến làm chết những cây này thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" - luật sư Cường nói.
Cũng theo luật sư Cường, còn trường hợp với những cán bộ cố tình vi phạm về việc chăm sóc, quản lý dẫn đến việc cây chết thì có thể xem xét kỷ luật, thậm chí có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu như việc vi phạm nghĩa vụ, nhiệm vụ gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, của nhà nước.
"Cây xanh không chỉ mang lại bóng mát mà còn mang đến cảnh quan đô thị, trong trường hợp với những cây quý hiếm như thế này thì còn có giá trị kinh tế lớn. mọi hành vi vi phạm quy định về quản lý môi trường đô thị, quản lý cây xanh, gây thiệt hại đến quyền lợi chung của xã hội, của nhà nước, của cơ quan tổ chức thì cần phải xem xét trách nhiệm pháp lý để nêu cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, tăng cường công tác quản lý đảm bảo cây xanh đô thị phát triển tốt, tạo ra cảnh quan, môi trường văn minh" - luật sư Cường chia sẻ.
>>> Xem thêm video: 7 cây sưa đỏ trên đường Nguyễn Văn Huyên đã chết sau thời gian dài truyền dịch. Nguồn: Dân Việt.