Chiều nay (12/1), hàng chục bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam) đã xuống đường căng băng rôn kêu cứu.Ngay khi vừa kết thúc giờ làm việc, khoảng 16h30, các bác sĩ, nhân viên đã đồng loạt xuống đường kêu gọi trợ giúp. Đây là chiều thứ 2 tình trạng này xảy ra trước cổng Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam.Theo ThS Lê Thanh Bình - chuyên viên Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Tuệ Tĩnh, hiện Bệnh viện có 160 nhân viên, bác sĩ nhưng từ Tháng 5/2021 đến nay chỉ nhận được 50% lương.ThS Bình cho biết thêm, do đây là Bệnh viện điều trị, phục hồi chức năng nên thu nhập của bác sĩ, nhân viên thấp. Người cao nhất được khoảng 6-7 triệu đồng/tháng nhưng hơn nửa năm nay chỉ nhận được khoảng 3 triệu đồng/tháng.Do không đủ chi phí sinh hoạt, hầu hết các bác sĩ của Bệnh viện Tuệ Tĩnh không thể tập trung vào việc chăm sóc bệnh nhân mà vẫn phải làm các việc khác như bán hàng, giao hàng để tạm đủ sống.Lý giải với nhân viên về tình trạng nợ lương, Ban Giám đốc Bệnh viện cho biết do từ năm 2019 đến nay Bệnh viện tiến hành tự chủ. Dịch bệnh COVID-19 cũng đang khiến Bệnh viện hoạt động khó khăn nên không đủ kinh phí chi trả lương nhân viên.Chị Đỗ Thị Duyên - bác sĩ điều trị của Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết: “Hơn nửa năm nay tiền lương nhận được chỉ đủ xăng xe đi lại nhưng chúng tôi vẫn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng ngày. Hiện đã có một số người xin nghỉ phép để đi làm việc khác kiếm tiền chi trả cuộc sống.Ông Trương Việt Bình - nguyên Phó Hiệu trưởng Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết, hiện Bệnh viện đang không hoạt động do COVID-19 nên đang rất khó khăn về kinh phí.Lãnh đạo Bệnh viện cũng đã thông báo do ảnh hưởng dịch bệnh nên chưa tìm được nguồn thu, chưa có tiền để trả lương tháng 11/2021 cho người lao động. Được biết, từ Tháng 5/2021 đến nay, Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương khoảng 600 triệu đồng/mỗi tháng.Chiều nay (12/1), Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam giải quyết dứt điểm tình trạng nợ lương, đảm bảo quyền lợi người lao động và báo cáo Bộ Y tế trước ngày 20/1/2022.
Chiều nay (12/1), hàng chục bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam) đã xuống đường căng băng rôn kêu cứu.
Ngay khi vừa kết thúc giờ làm việc, khoảng 16h30, các bác sĩ, nhân viên đã đồng loạt xuống đường kêu gọi trợ giúp. Đây là chiều thứ 2 tình trạng này xảy ra trước cổng Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam.
Theo ThS Lê Thanh Bình - chuyên viên Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Tuệ Tĩnh, hiện Bệnh viện có 160 nhân viên, bác sĩ nhưng từ Tháng 5/2021 đến nay chỉ nhận được 50% lương.
ThS Bình cho biết thêm, do đây là Bệnh viện điều trị, phục hồi chức năng nên thu nhập của bác sĩ, nhân viên thấp. Người cao nhất được khoảng 6-7 triệu đồng/tháng nhưng hơn nửa năm nay chỉ nhận được khoảng 3 triệu đồng/tháng.
Do không đủ chi phí sinh hoạt, hầu hết các bác sĩ của Bệnh viện Tuệ Tĩnh không thể tập trung vào việc chăm sóc bệnh nhân mà vẫn phải làm các việc khác như bán hàng, giao hàng để tạm đủ sống.
Lý giải với nhân viên về tình trạng nợ lương, Ban Giám đốc Bệnh viện cho biết do từ năm 2019 đến nay Bệnh viện tiến hành tự chủ. Dịch bệnh COVID-19 cũng đang khiến Bệnh viện hoạt động khó khăn nên không đủ kinh phí chi trả lương nhân viên.
Chị Đỗ Thị Duyên - bác sĩ điều trị của Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết: “Hơn nửa năm nay tiền lương nhận được chỉ đủ xăng xe đi lại nhưng chúng tôi vẫn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng ngày. Hiện đã có một số người xin nghỉ phép để đi làm việc khác kiếm tiền chi trả cuộc sống.
Ông Trương Việt Bình - nguyên Phó Hiệu trưởng Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết, hiện Bệnh viện đang không hoạt động do COVID-19 nên đang rất khó khăn về kinh phí.
Lãnh đạo Bệnh viện cũng đã thông báo do ảnh hưởng dịch bệnh nên chưa tìm được nguồn thu, chưa có tiền để trả lương tháng 11/2021 cho người lao động. Được biết, từ Tháng 5/2021 đến nay, Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương khoảng 600 triệu đồng/mỗi tháng.
Chiều nay (12/1), Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam giải quyết dứt điểm tình trạng nợ lương, đảm bảo quyền lợi người lao động và báo cáo Bộ Y tế trước ngày 20/1/2022.