Ban hành Bộ quy tắc ứng xử cho người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật: Ngày 13/12, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch chính thức ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, trong đó nhấn mạnh không trục lợi cá nhân, phải công khai, minh bạch khi tham gia các hoạt động xã hội. (Ảnh minh họa)Đặc biệt, bộ quy tắc nhấn mạnh nghệ sĩ phải công khai, minh bạch, kịp thời khi tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ uy tín, trách nhiệm, danh dự người hoạt động nghệ thuật, không lạm dụng danh hiệu, danh xưng, hình ảnh để tư lợi cá nhân. (Ảnh minh họa) 1,3 triệu lao động trở về quê trong đợt dịch COVID-19: Tháng 11/2021, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết lực lượng lao động về quê tương đối lớn, sau khi xem tổng kết của 63 địa phương thì con số chính thức là 1,3 triệu người, chiếm 60% là người dân di chuyển từ TP.HCM và các tỉnh phía nam về quê. (Ảnh minh họa)Để giải quyết vấn đề lao động, việc làm cho các đối tượng này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết các địa phương chủ động liên kết, kết nối với các địa phương khác và trong vùng để giới thiệu việc làm. (Ảnh minh họa) Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào vận hành sau 10 năm: Ngày 6/11, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành thương mại. Sau 10 năm khởi công, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô và cả nước đã hoàn thành, bắt đầu phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, mở ra loại hình vận tải công cộng mới.Tuyến đường sắt này có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu gồm 4 toa, mỗi toa chở được 240 hành khách, mỗi chuyến chở được 960 hành khách. Về tần suất, đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông có biểu đồ hoạt động giờ cao điểm 6 phút/chuyến, bình quân có 10 chuyến/giờ/hướng. Giá mở cửa là 7.000 đ/lượt, theo chặng là 8.000đ-15.000đ/lượt. Giá vé ngày là 30.000đ/ngày. Vé cũng được bán theo tháng (không định danh 200.000đ/người, có định danh là 100.000đ/người). Bộ Công an yêu cầu ngân hàng sao kê tài khoản của Đàm Vĩnh Hưng, Thuỷ Tiên, Trấn Thành: Ngày 14/10, Bộ Công an đã có văn bản yêu cầu Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng rà soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với tài khoản của các cá nhân: Huỳnh Minh Hưng (tức ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), Trần Thị Thủy Tiên (tức ca sĩ Thủy Tiên), Huỳnh Trấn Thành (tức Trấn Thành).Bộ Công an xác minh, điều tra vụ việc theo đơn tố cáo, dư luận, các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về việc một số nghệ sĩ đã lợi dụng việc quyên góp từ thiện, cứu trợ người dân miền Trung mùa lũ năm 2020, thiếu minh bạch trong quá trình giải ngân, có dấu hiệu “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên kết luận xác minh cho thấy không có dấu hiệu vi phạm. Thủ tướng yêu cầu xác minh việc đẩy giá kit xét nghiệm: Các cơ quan chức năng được yêu cầu vào cuộc kiểm tra, làm rõ việc giá kit xét nghiệm bị đẩy lên cao và xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm. Thông tin này được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi kết luận cuộc họp Chính phủ thường kỳ ngày 2/10. (Ảnh minh họa)Thủ tướng nhấn mạnh đã nhiều lần yêu cầu các bộ, ngành, địa phương công khai, minh bạch và tuân thủ đúng quy định pháp luật trong mua sắm, sử dụng trang thiết bị, vật tư phòng, chống COVID-19. Việc này nhằm tránh lãng phí, thất thoát và tiêu cực. "Quan điểm của Chính phủ là xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện vi phạm, công khai kết quả xử lý cho nhân dân" - Thủ tướng khẳng định. (Ảnh minh họa) 61 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên vẫn trượt đại học: Ngày 19/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết cả nước có 61 thí sinh đạt tổng 29,5 điểm xét tuyển trở lên nhưng không đỗ nguyện vọng nào. Trong đó 60 em chỉ đăng ký một nguyện vọng, một em đặt hai, trong khi theo quy định thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng. Việc đặt quá ít nguyện vọng khiến các em không có nhiều cơ hội xét tuyển dù tổng điểm cao. (Ảnh minh họa)Số thí sinh đạt từ 29,5 điểm nhưng không đỗ nguyện vọng nào ở từng trường như sau (Bộ Giáo dục và Đào tạo không thống kê ngành có điểm chuẩn từ 29,5 trở lên của các trường công an, quân đội do cách tính điểm khá phức tạp, kết hợp cả điểm học bạ cùng với nhiều tiêu chí, điều kiện khác). (Ảnh minh họa) Hơn 1.500 học sinh TP HCM mồ côi vì COVID-19: Ngày 14/9, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo thông tin trên khi làm việc với Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP HCM về tình hình đầu năm học mới. Học sinh mồ côi cha hoặc mẹ vì COVID-19 ở khắp các quận huyện, TP Thủ Đức; nhiều nhất ở quận 8, Bình Thạnh, Bình Tân và huyện Hóc Môn. (Ảnh minh họa) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, trong khoảng 1.500 học sinh mồ côi, hơn 490 em tiểu học, 580 em THCS, còn lại là THPT, giáo dục thường xuyên. (Ảnh minh họa) Thủ tướng yêu cầu Hà Nội chấn chỉnh việc cấp giấy đi đường: Ngày 8/9, Văn phòng Chính phủ truyền đạt chỉ đạo nêu trên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, yêu cầu Hà Nội không để xảy ra tình trạng người dân và doanh nghiệp chờ đợi kéo dài; tránh tập trung đông người và ùn tắc giao thông, dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh tại các chốt kiểm soát. Kể từ khi bắt đầu giãn cách theo Chỉ thị 16, TP Hà Nội liên tục thay đổi việc cấp, kiểm tra giấy đi đường, chỉ sau 2, 3 ngày ban hành. Mỗi lần Hà Nội thông báo thay đổi việc cấp giấy đi đường đã khiến cho người dân lúng túng không chuẩn bị kịp. Xe chở băng vệ sinh, tã bỉm bị chặn vì 'không phải thiết yếu': Ngày 28/7, Công ty cổ phần Diana Unicharm cho biết, các nhà phân phối, nhân viên bán hàng của doanh nghiệp bị lực lượng chức năng tại trạm kiểm soát chặn khi vận chuyển mặt hàng băng vệ sinh, tã, bỉm đến các điểm bán lẻ. Lực lượng chức năng tại trạm kiểm soát giải thích những sản phẩm này không thuộc nhóm mặt hàng thiết yếu trong dịch nên không được vận chuyển, lưu thông. (Ảnh minh họa)Theo đề xuất của Bộ Công Thương lên Thủ tướng, vấn đề tắc nghẽn vận tải do cách hiểu về hàng hoá thiết yếu của các địa phương không đồng nhất. Nguyên nhân là Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa "hàng hoá, dịch vụ thiết yếu" trong bối cảnh thực hiện giãn cách xã hội nên phần lớn do các địa phương tự quy định. (Ảnh minh họa) Gần 300 công nhân của Công ty vệ sinh môi trường Minh Quân bị nợ nương: Tháng 7/2021, báo chí đăng tải thông tin về về việc gần 300 công nhân môi trường của Công ty Minh Quân, đơn vị thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường, thu gom rác tại một số quận huyện của Hà Nội trước đây bị nợ lương. Theo cơ quan chức năng Hà Nội, số liệu tạm tính cho thấy, Công ty CPTĐ Nam Hà Nội (Công ty Minh Quân cũ) còn nợ lương của 300 công nhân ở Nam Từ Liêm và các địa bàn khác với số tiền hơn 4,3 tỷ. Vụ việc Công ty Minh Quân nợ lương nhiều tháng của khoảng 300 công nhân thu gom rác trên địa bàn Hà Nội khiến nhiều người phải sống trong cảnh cơ cực. Sau khi báo chí đăng tải thông tin này, toàn bộ công nhân thu gom rác đã được thanh toán toàn bộ phần lương bị chậm trả trong nhiều tháng. 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XV: Tại cuộc họp báo ngày 10/6, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết trong cuộc bầu cử ngày 23/5, cử tri cả nước bầu đủ 500 đại biểu khóa XV. Tuy nhiên, trong quá trình xem xét, Hội đồng bầu cử Quốc gia quyết định không xác nhận tư cách của một người trúng cử, vì không đảm bảo tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội. Đây là trường hợp tại đơn vị bầu cử số 1, thuộc tỉnh Bình Dương. Trong danh sách 499 người trúng cử, đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở trung ương giới thiệu 194; địa phương giới thiệu 301; tự ứng cử 4. Số đại biểu hoạt động chuyên trách ở Trung ương 126; chuyên trách ở địa phương 67. Triệt phá 16 sàn forex lừa đảo, qua mô 7.500 tỷ đồng: Tháng 6/2021, Công an TP Hải Phòng phối hợp với Cục an ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an triệt phá hàng chục sàn giao dịch ngoại hối trái phép có quy mô hơn 7.500 tỷ đồng với người chơi ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Đối tượng cầm đầu các sàn này là Nguyễn Thế Dương ở Cầu Giấy, Hà Nội.Các đối tượng đã thiết lập 16 sàn giao dịch ngoại hối trái phép. Nhà đầu tư tham gia đặt cược theo tỷ giá lên là mầu xanh và xuống là mầu đỏ của các cặp tiền điện tử trong khoảng thời gian 30 giây. Điều tra ban đầu cho thấy, các đối tượng hoàn toàn làm chủ hệ thống để điều chỉnh cho người chơi thắng, thua theo ý muốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Kết quả kiểm tra các sàn giao dịch này phát hiện hơn 110.000 tài khoản với số tiền trên 7.500 tỷ đồng và số tiền người chơi đã rút là hơn 600 tỷ đồng. Đường dây 200 triệu lít xăng giả có cán bộ bảo kê, hối lộ rất tinh vi: Trả lời báo chí tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết, đây là một vụ đại án mà dư luận rất quân tâm. Tại cuộc họp ngày 18/3, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo. Bộ Công an đã khởi tố hơn 50 bị can, thu giữ 14 tàu thuỷ, 13 xe bồn, số tiền phong toả trên 200 tỷ đồng.Thiếu tướng Tô Ân Xô cho hay: "Vụ án này cho thấy hoạt động buôn lậu diễn ra rất lâu, quy mô rộng, thủ đoạn tinh vi, có sự tham gia và bảo kê của cán bộ nên rất khó khăn trong phá án. Khi Công an Đồng Nai phát hiện vi phạm đã báo cáo Bộ, đồng chí Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo đánh án. Bộ cử một đồng chí Phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự có kinh nghiệm 10 năm đánh án ở Tây Bắc, đưa lực lượng đặc nhiệm vào miền Tây, nếu không sẽ bị tiêu huỷ chứng cứ, chống lại cơ quan điều tra, thậm chí đưa hối lộ rất tinh vi". Mại dâm “núp bóng” sugar baby - sugar dady: Nhiều nhóm đối tượng xấu đã sử dụng Telegram để lập ra các hội nhóm với mục đích kinh doanh thuốc kích dục, lan truyền phim khiêu dâm, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy… hay mại dâm “núp bóng” các hội nhóm sugar baby, sugar dady, PGA…Các hội nhóm sugar baby – sugar dady thậm chí còn đăng tải những video, hình ảnh 18+ một cách công khai trong nhóm. Và trên thực tế, các hội nhóm sugar baby – sugar dady với những cách thức hoạt động này đã diễn ra từ rất lâu. Với tình hình mại dâm núp bóng, những nhóm chát thế này vẫn chưa có cách nào bị triệt tiêu hiệu quả mà còn có nguy cơ ngày càng lan rộng ra. Do vậy, cần sự điều tra của cơ quan chức năng vào cuộc để truy tìm, loại bỏ trước khi loại hình dịch vụ này ngày càng phát triển. >>> Xem thêm video: Triệt phá quán massage có gói "Vua đặc biệt" giá 13 triệu đồng/lượt. Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.
Ban hành Bộ quy tắc ứng xử cho người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật: Ngày 13/12, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch chính thức ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, trong đó nhấn mạnh không trục lợi cá nhân, phải công khai, minh bạch khi tham gia các hoạt động xã hội. (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, bộ quy tắc nhấn mạnh nghệ sĩ phải công khai, minh bạch, kịp thời khi tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ uy tín, trách nhiệm, danh dự người hoạt động nghệ thuật, không lạm dụng danh hiệu, danh xưng, hình ảnh để tư lợi cá nhân. (Ảnh minh họa)
1,3 triệu lao động trở về quê trong đợt dịch COVID-19: Tháng 11/2021, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết lực lượng lao động về quê tương đối lớn, sau khi xem tổng kết của 63 địa phương thì con số chính thức là 1,3 triệu người, chiếm 60% là người dân di chuyển từ TP.HCM và các tỉnh phía nam về quê. (Ảnh minh họa)
Để giải quyết vấn đề lao động, việc làm cho các đối tượng này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết các địa phương chủ động liên kết, kết nối với các địa phương khác và trong vùng để giới thiệu việc làm. (Ảnh minh họa)
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào vận hành sau 10 năm: Ngày 6/11, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành thương mại. Sau 10 năm khởi công, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô và cả nước đã hoàn thành, bắt đầu phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, mở ra loại hình vận tải công cộng mới.
Tuyến đường sắt này có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu gồm 4 toa, mỗi toa chở được 240 hành khách, mỗi chuyến chở được 960 hành khách. Về tần suất, đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông có biểu đồ hoạt động giờ cao điểm 6 phút/chuyến, bình quân có 10 chuyến/giờ/hướng. Giá mở cửa là 7.000 đ/lượt, theo chặng là 8.000đ-15.000đ/lượt. Giá vé ngày là 30.000đ/ngày. Vé cũng được bán theo tháng (không định danh 200.000đ/người, có định danh là 100.000đ/người).
Bộ Công an yêu cầu ngân hàng sao kê tài khoản của Đàm Vĩnh Hưng, Thuỷ Tiên, Trấn Thành: Ngày 14/10, Bộ Công an đã có văn bản yêu cầu Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng rà soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với tài khoản của các cá nhân: Huỳnh Minh Hưng (tức ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), Trần Thị Thủy Tiên (tức ca sĩ Thủy Tiên), Huỳnh Trấn Thành (tức Trấn Thành).
Bộ Công an xác minh, điều tra vụ việc theo đơn tố cáo, dư luận, các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về việc một số nghệ sĩ đã lợi dụng việc quyên góp từ thiện, cứu trợ người dân miền Trung mùa lũ năm 2020, thiếu minh bạch trong quá trình giải ngân, có dấu hiệu “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên kết luận xác minh cho thấy không có dấu hiệu vi phạm.
Thủ tướng yêu cầu xác minh việc đẩy giá kit xét nghiệm: Các cơ quan chức năng được yêu cầu vào cuộc kiểm tra, làm rõ việc giá kit xét nghiệm bị đẩy lên cao và xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm. Thông tin này được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi kết luận cuộc họp Chính phủ thường kỳ ngày 2/10. (Ảnh minh họa)
Thủ tướng nhấn mạnh đã nhiều lần yêu cầu các bộ, ngành, địa phương công khai, minh bạch và tuân thủ đúng quy định pháp luật trong mua sắm, sử dụng trang thiết bị, vật tư phòng, chống COVID-19. Việc này nhằm tránh lãng phí, thất thoát và tiêu cực. "Quan điểm của Chính phủ là xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện vi phạm, công khai kết quả xử lý cho nhân dân" - Thủ tướng khẳng định. (Ảnh minh họa)
61 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên vẫn trượt đại học: Ngày 19/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết cả nước có 61 thí sinh đạt tổng 29,5 điểm xét tuyển trở lên nhưng không đỗ nguyện vọng nào. Trong đó 60 em chỉ đăng ký một nguyện vọng, một em đặt hai, trong khi theo quy định thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng. Việc đặt quá ít nguyện vọng khiến các em không có nhiều cơ hội xét tuyển dù tổng điểm cao. (Ảnh minh họa)
Số thí sinh đạt từ 29,5 điểm nhưng không đỗ nguyện vọng nào ở từng trường như sau (Bộ Giáo dục và Đào tạo không thống kê ngành có điểm chuẩn từ 29,5 trở lên của các trường công an, quân đội do cách tính điểm khá phức tạp, kết hợp cả điểm học bạ cùng với nhiều tiêu chí, điều kiện khác). (Ảnh minh họa)
Hơn 1.500 học sinh TP HCM mồ côi vì COVID-19: Ngày 14/9, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo thông tin trên khi làm việc với Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP HCM về tình hình đầu năm học mới. Học sinh mồ côi cha hoặc mẹ vì COVID-19 ở khắp các quận huyện, TP Thủ Đức; nhiều nhất ở quận 8, Bình Thạnh, Bình Tân và huyện Hóc Môn. (Ảnh minh họa)
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, trong khoảng 1.500 học sinh mồ côi, hơn 490 em tiểu học, 580 em THCS, còn lại là THPT, giáo dục thường xuyên. (Ảnh minh họa)
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội chấn chỉnh việc cấp giấy đi đường: Ngày 8/9, Văn phòng Chính phủ truyền đạt chỉ đạo nêu trên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, yêu cầu Hà Nội không để xảy ra tình trạng người dân và doanh nghiệp chờ đợi kéo dài; tránh tập trung đông người và ùn tắc giao thông, dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh tại các chốt kiểm soát.
Kể từ khi bắt đầu giãn cách theo Chỉ thị 16, TP Hà Nội liên tục thay đổi việc cấp, kiểm tra giấy đi đường, chỉ sau 2, 3 ngày ban hành. Mỗi lần Hà Nội thông báo thay đổi việc cấp giấy đi đường đã khiến cho người dân lúng túng không chuẩn bị kịp.
Xe chở băng vệ sinh, tã bỉm bị chặn vì 'không phải thiết yếu': Ngày 28/7, Công ty cổ phần Diana Unicharm cho biết, các nhà phân phối, nhân viên bán hàng của doanh nghiệp bị lực lượng chức năng tại trạm kiểm soát chặn khi vận chuyển mặt hàng băng vệ sinh, tã, bỉm đến các điểm bán lẻ. Lực lượng chức năng tại trạm kiểm soát giải thích những sản phẩm này không thuộc nhóm mặt hàng thiết yếu trong dịch nên không được vận chuyển, lưu thông. (Ảnh minh họa)
Theo đề xuất của Bộ Công Thương lên Thủ tướng, vấn đề tắc nghẽn vận tải do cách hiểu về hàng hoá thiết yếu của các địa phương không đồng nhất. Nguyên nhân là Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa "hàng hoá, dịch vụ thiết yếu" trong bối cảnh thực hiện giãn cách xã hội nên phần lớn do các địa phương tự quy định. (Ảnh minh họa)
Gần 300 công nhân của Công ty vệ sinh môi trường Minh Quân bị nợ nương: Tháng 7/2021, báo chí đăng tải thông tin về về việc gần 300 công nhân môi trường của Công ty Minh Quân, đơn vị thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường, thu gom rác tại một số quận huyện của Hà Nội trước đây bị nợ lương. Theo cơ quan chức năng Hà Nội, số liệu tạm tính cho thấy, Công ty CPTĐ Nam Hà Nội (Công ty Minh Quân cũ) còn nợ lương của 300 công nhân ở Nam Từ Liêm và các địa bàn khác với số tiền hơn 4,3 tỷ.
Vụ việc Công ty Minh Quân nợ lương nhiều tháng của khoảng 300 công nhân thu gom rác trên địa bàn Hà Nội khiến nhiều người phải sống trong cảnh cơ cực. Sau khi báo chí đăng tải thông tin này, toàn bộ công nhân thu gom rác đã được thanh toán toàn bộ phần lương bị chậm trả trong nhiều tháng.
499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XV: Tại cuộc họp báo ngày 10/6, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết trong cuộc bầu cử ngày 23/5, cử tri cả nước bầu đủ 500 đại biểu khóa XV. Tuy nhiên, trong quá trình xem xét, Hội đồng bầu cử Quốc gia quyết định không xác nhận tư cách của một người trúng cử, vì không đảm bảo tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội. Đây là trường hợp tại đơn vị bầu cử số 1, thuộc tỉnh Bình Dương.
Trong danh sách 499 người trúng cử, đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở trung ương giới thiệu 194; địa phương giới thiệu 301; tự ứng cử 4. Số đại biểu hoạt động chuyên trách ở Trung ương 126; chuyên trách ở địa phương 67.
Triệt phá 16 sàn forex lừa đảo, qua mô 7.500 tỷ đồng: Tháng 6/2021, Công an TP Hải Phòng phối hợp với Cục an ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an triệt phá hàng chục sàn giao dịch ngoại hối trái phép có quy mô hơn 7.500 tỷ đồng với người chơi ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Đối tượng cầm đầu các sàn này là Nguyễn Thế Dương ở Cầu Giấy, Hà Nội.
Các đối tượng đã thiết lập 16 sàn giao dịch ngoại hối trái phép. Nhà đầu tư tham gia đặt cược theo tỷ giá lên là mầu xanh và xuống là mầu đỏ của các cặp tiền điện tử trong khoảng thời gian 30 giây. Điều tra ban đầu cho thấy, các đối tượng hoàn toàn làm chủ hệ thống để điều chỉnh cho người chơi thắng, thua theo ý muốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Kết quả kiểm tra các sàn giao dịch này phát hiện hơn 110.000 tài khoản với số tiền trên 7.500 tỷ đồng và số tiền người chơi đã rút là hơn 600 tỷ đồng.
Đường dây 200 triệu lít xăng giả có cán bộ bảo kê, hối lộ rất tinh vi: Trả lời báo chí tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết, đây là một vụ đại án mà dư luận rất quân tâm. Tại cuộc họp ngày 18/3, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo. Bộ Công an đã khởi tố hơn 50 bị can, thu giữ 14 tàu thuỷ, 13 xe bồn, số tiền phong toả trên 200 tỷ đồng.
Thiếu tướng Tô Ân Xô cho hay: "Vụ án này cho thấy hoạt động buôn lậu diễn ra rất lâu, quy mô rộng, thủ đoạn tinh vi, có sự tham gia và bảo kê của cán bộ nên rất khó khăn trong phá án. Khi Công an Đồng Nai phát hiện vi phạm đã báo cáo Bộ, đồng chí Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo đánh án. Bộ cử một đồng chí Phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự có kinh nghiệm 10 năm đánh án ở Tây Bắc, đưa lực lượng đặc nhiệm vào miền Tây, nếu không sẽ bị tiêu huỷ chứng cứ, chống lại cơ quan điều tra, thậm chí đưa hối lộ rất tinh vi".
Mại dâm “núp bóng” sugar baby - sugar dady: Nhiều nhóm đối tượng xấu đã sử dụng Telegram để lập ra các hội nhóm với mục đích kinh doanh thuốc kích dục, lan truyền phim khiêu dâm, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy… hay mại dâm “núp bóng” các hội nhóm sugar baby, sugar dady, PGA…
Các hội nhóm sugar baby – sugar dady thậm chí còn đăng tải những video, hình ảnh 18+ một cách công khai trong nhóm. Và trên thực tế, các hội nhóm sugar baby – sugar dady với những cách thức hoạt động này đã diễn ra từ rất lâu. Với tình hình mại dâm núp bóng, những nhóm chát thế này vẫn chưa có cách nào bị triệt tiêu hiệu quả mà còn có nguy cơ ngày càng lan rộng ra. Do vậy, cần sự điều tra của cơ quan chức năng vào cuộc để truy tìm, loại bỏ trước khi loại hình dịch vụ này ngày càng phát triển.