Xuất hiện từ cuối CTTG 1 (1914-1918), nhưng súng tiểu liên "nở rộ nhất" là trong cuộc đại chiến tranh thế giới thứ 2 với hàng loạt kiểu súng khác nhau. Cũng trong cuộc chiến này, nhiều mẫu súng tiểu liên huyền thoại đã ra đời.Một trong những "tượng đài súng tiểu liên trong CTTG 2" là khẩu PPSh-41 do Georgi Shpagin thiết kế cho Hồng quân Liên Xô. Được chấp nhận trang bị từ năm 1941, khoảng 6 triệu khẩu đã được sản xuất liên tục tới tận những năm 1950 mới kết thúc.Súng tiểu liên PPSh-41 được đánh giá là có thiết kế rất đơn giản, dễ chế tạo, dễ sử dụng, nhưng kết cấu vững chắc. Súng dùng cỡ đạn 7,62x25mm Tokarev được đánh giá là có tầm bắn chính xác tốt hơn cả đạn 9x19mm trên khẩu MP-40 của Đức phát xít, vượt trội hoàn toàn khẩu Thomson huyền thoại Mỹ.PPSh-41 trang bị hộp tiếp đạn cong 35 viên hoặc băng đạn trống 71 viên, tốc độ bắn đạt 900 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 125-200m, bắn xa nhất 200-500m. Nhìn chung, với tốc độ bắn cao, hộp đạn lớn, PPSh-41 được đánh giá là duy trì tốt ưu thế hỏa lực áp chế tầm gần và khi xung phong.Nếu như Liên Xô tự hào với khẩu PPSh-41 thì người Mỹ hãnh diện với súng tiểu liên Thomson. Với ưu điểm tốc độ bắn nhanh, thay đạn dễ dàng, bắn chính xác, khoảng 1,7 triệu khẩu Thomson đã được sản xuất từ 1921-1940, trang bị cho các lực lượng Quân đội Mỹ cùng đồng minh sử dụng suốt CTTG 2.Tiểu liên Thompson sử dụng cơ cấu nạp đạn phản lực bắn, tốc độ bắn 600-1.200 phát/phút, sơ tốc đạn 280m/s, dùng đạn cỡ 11,43x23mm, hộp tiếp đạn 20-30 viên băng thẳng hoặc băng tròn 50-100 viên.Trong CTTG 2, người Mỹ còn phát triển và sản xuất tới 700.000 khẩu súng tiểu liên M3 Grease Gun trong các năm 1943-1945 nhằm thay thế khẩu Thompson. Tuy nhiên, sau cùng thì chúng được dùng song song trong CTTG 2.Khẩu M3 dùng đạn cỡ 11,43x23mm với hộp tiếp đạn 30 viên, tầm bắn hiệu quả 91m, tốc độ bắn 450 phát/phút.Đồng minh thân cận của Mỹ - Vương quốc Anh thì lại ưa dùng khẩu tiểu liên Sten do nước này tự thiết kế. Khoảng 4,6 triệu khẩu đã được sản xuất trong giai đoạn 1941-1945, đưa nó trở thành súng tiểu liên nhiều nhất trong CTTG 2.Sten dùng cơ cấu nạp đạn bằng phản lực bắn, dùng đạn cỡ 9x19mm với băng đạn thẳng 32 viên (nhưng đặt khá khác thường), tầm bắn hiệu quả 100m, tốc độ bắn 500 phát/phút.Về phía Đức phát xít, trong CTTG thứ 2, quân đội nước này chủ yếu sử dụng khẩu tiểu liên MP-40 (cùng các biến thể MP-38, MP-41). Đây cũng là khẩu tiểu liên được sản xuất với số lượng lớn nhất của nước Đức trong CTTG 2. Được thiết kế năm 1938 bởi Heinrich Vollmer, hơn 1 triệu khẩu đã được chế tạo từ 1940-1945.MP-40 là loại súng tiểu liên bán tự động và tự động, hoạt động theo nguyên tắc nạp đạn bằng phản lực bắn, với thiết kế vỏ kim loại hoàn toàn cùng báng gấp khá đẹp và gọn. Ban đầu người ta sản xuất chúng từ nhôm đúc, nhưng sau đó do quá tốn kém nên chúng chỉ được làm với nhôm dát mỏng qua kỹ thuật hàn điện và thậm chí cả nhựa tổng hợp.Tuy nhiên, chúng vẫn nổi tiếng với sự chính xác cao và đặc biệt không bao giờ bị kẹt đạn khi bắn.MP-40 dùng đạn cỡ 9x19mm với băng đạn 32 viên, tầm bắn hiệu quả 100-200m, bắn xa nhất 200m, tốc độ bắn 950 phát/phút.Ngoài khẩu PPSh-41 huyền thoại, trong CTTG 2, Liên Xô còn đưa vào sản xuất khẩu tiểu liên PPS do Alexei Sudayev phát triển. Đây là loại vũ khí được chế tạo với tiêu chí rẻ, dễ chế tạo và bền để viện trợ cho đồng minh bên cạnh việc trang bị cho Hồng quân. Khoảng 2 triệu khẩu được sản xuất từ 1942-1946.Tiểu liên PPS dùng cỡ đạn 7,62x25mm với băng đạn cong 35 viên, tầm bắn hiệu quả 200m, tốc độ bắn 600-900 phát/phút.
Xuất hiện từ cuối CTTG 1 (1914-1918), nhưng súng tiểu liên "nở rộ nhất" là trong cuộc đại chiến tranh thế giới thứ 2 với hàng loạt kiểu súng khác nhau. Cũng trong cuộc chiến này, nhiều mẫu súng tiểu liên huyền thoại đã ra đời.
Một trong những "tượng đài súng tiểu liên trong CTTG 2" là khẩu PPSh-41 do Georgi Shpagin thiết kế cho Hồng quân Liên Xô. Được chấp nhận trang bị từ năm 1941, khoảng 6 triệu khẩu đã được sản xuất liên tục tới tận những năm 1950 mới kết thúc.
Súng tiểu liên PPSh-41 được đánh giá là có thiết kế rất đơn giản, dễ chế tạo, dễ sử dụng, nhưng kết cấu vững chắc. Súng dùng cỡ đạn 7,62x25mm Tokarev được đánh giá là có tầm bắn chính xác tốt hơn cả đạn 9x19mm trên khẩu MP-40 của Đức phát xít, vượt trội hoàn toàn khẩu Thomson huyền thoại Mỹ.
PPSh-41 trang bị hộp tiếp đạn cong 35 viên hoặc băng đạn trống 71 viên, tốc độ bắn đạt 900 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 125-200m, bắn xa nhất 200-500m. Nhìn chung, với tốc độ bắn cao, hộp đạn lớn, PPSh-41 được đánh giá là duy trì tốt ưu thế hỏa lực áp chế tầm gần và khi xung phong.
Nếu như Liên Xô tự hào với khẩu PPSh-41 thì người Mỹ hãnh diện với súng tiểu liên Thomson. Với ưu điểm tốc độ bắn nhanh, thay đạn dễ dàng, bắn chính xác, khoảng 1,7 triệu khẩu Thomson đã được sản xuất từ 1921-1940, trang bị cho các lực lượng Quân đội Mỹ cùng đồng minh sử dụng suốt CTTG 2.
Tiểu liên Thompson sử dụng cơ cấu nạp đạn phản lực bắn, tốc độ bắn 600-1.200 phát/phút, sơ tốc đạn 280m/s, dùng đạn cỡ 11,43x23mm, hộp tiếp đạn 20-30 viên băng thẳng hoặc băng tròn 50-100 viên.
Trong CTTG 2, người Mỹ còn phát triển và sản xuất tới 700.000 khẩu súng tiểu liên M3 Grease Gun trong các năm 1943-1945 nhằm thay thế khẩu Thompson. Tuy nhiên, sau cùng thì chúng được dùng song song trong CTTG 2.
Khẩu M3 dùng đạn cỡ 11,43x23mm với hộp tiếp đạn 30 viên, tầm bắn hiệu quả 91m, tốc độ bắn 450 phát/phút.
Đồng minh thân cận của Mỹ - Vương quốc Anh thì lại ưa dùng khẩu tiểu liên Sten do nước này tự thiết kế. Khoảng 4,6 triệu khẩu đã được sản xuất trong giai đoạn 1941-1945, đưa nó trở thành súng tiểu liên nhiều nhất trong CTTG 2.
Sten dùng cơ cấu nạp đạn bằng phản lực bắn, dùng đạn cỡ 9x19mm với băng đạn thẳng 32 viên (nhưng đặt khá khác thường), tầm bắn hiệu quả 100m, tốc độ bắn 500 phát/phút.
Về phía Đức phát xít, trong CTTG thứ 2, quân đội nước này chủ yếu sử dụng khẩu tiểu liên MP-40 (cùng các biến thể MP-38, MP-41). Đây cũng là khẩu tiểu liên được sản xuất với số lượng lớn nhất của nước Đức trong CTTG 2. Được thiết kế năm 1938 bởi Heinrich Vollmer, hơn 1 triệu khẩu đã được chế tạo từ 1940-1945.
MP-40 là loại súng tiểu liên bán tự động và tự động, hoạt động theo nguyên tắc nạp đạn bằng phản lực bắn, với thiết kế vỏ kim loại hoàn toàn cùng báng gấp khá đẹp và gọn. Ban đầu người ta sản xuất chúng từ nhôm đúc, nhưng sau đó do quá tốn kém nên chúng chỉ được làm với nhôm dát mỏng qua kỹ thuật hàn điện và thậm chí cả nhựa tổng hợp.Tuy nhiên, chúng vẫn nổi tiếng với sự chính xác cao và đặc biệt không bao giờ bị kẹt đạn khi bắn.
MP-40 dùng đạn cỡ 9x19mm với băng đạn 32 viên, tầm bắn hiệu quả 100-200m, bắn xa nhất 200m, tốc độ bắn 950 phát/phút.
Ngoài khẩu PPSh-41 huyền thoại, trong CTTG 2, Liên Xô còn đưa vào sản xuất khẩu tiểu liên PPS do Alexei Sudayev phát triển. Đây là loại vũ khí được chế tạo với tiêu chí rẻ, dễ chế tạo và bền để viện trợ cho đồng minh bên cạnh việc trang bị cho Hồng quân. Khoảng 2 triệu khẩu được sản xuất từ 1942-1946.
Tiểu liên PPS dùng cỡ đạn 7,62x25mm với băng đạn cong 35 viên, tầm bắn hiệu quả 200m, tốc độ bắn 600-900 phát/phút.