Theo kênh truyền hình Fox News (Mỹ), Trung Quốc đã triển khai trái phép một hệ thống tên lửa phòng không hiện đại tới đảo Phú Lâm, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là hành động leo thang mới nhất của Trung Quốc liên quan tới tranh chấp đảo ở Biển Đông, hành động có thể đem lại những căng thẳng mới, cực kỳ nguy hiểm.Căn cứ hình ảnh vệ tinh, các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc có thể đã đưa trái phép tới đảo Phú Lâm hệ thống tên lửa phòng không HQ-9. “…Có hai khẩu đội với 8 bệ phóng tên lửa phòng không cùng một hệ thống radar trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông”, Fox News cho biết.Các quan chức Mỹ đã xác nhận độ chính xác của những bức ảnh vệ tinh này và cho biết thêm, hệ thống phòng không HQ-9 với tầm bắn 200km tạo ra mối đe dọa tới bất cứ loại máy bay nào dù dân sự hay quân sự.Theo các tài liệu Trung Quốc và quốc tế, tên lửa phòng không HQ-9 (hay còn gọi là Hồng Kỳ 9) do Học Viện Công nghệ Quốc Phòng Trung Quốc (thuộc Tổng Công ty Khoa học & Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc) phát triển trên cơ sở sao chép mẫu tên lửa Patriot của Mỹ và S-300 của Nga. Tuy nhiên, cơ bản thì hình dáng của HQ-9 giống hệt S-300, nó chỉ sử dụng chút công nghệ Patriot bên trong hệ thống điều khiển.Một khẩu đội HQ-9 thường được biên chế gồm: 4 xe phóng tự hành; một đài điều khiển hỏa lực; xe tiếp đạn và đài chỉ huy... Trong ảnh là xe phóng tự hành TAS5380 của hệ thống HQ-9.Xe phóng tự hành của HQ-9 được trang bị 4 ống phóng tròn chứa đạn tên lửa cùng hệ thống thủy lực nâng hạ. Khi chiến đấu, toàn giàn ống phóng được dựng đứng.“Bắt chước S-300”, đạn tên lửa HQ-9 được đưa khỏi ống phóng bằng liều phóng lạnh nhằm tránh gây hư hại cho bệ phóng. Ở độ cao ổn định, động cơ chính được kích hoạt đưa tên lửa bước vào hành trình bay tới mục tiêu. Đạn tên lửa HQ-9 có chiều dài 6,8 mét, trọng lượng 1,3 tấn, đầu đạn nặng 180kg. Đạn tên lửa được trang bị ngòi nổ vô tuyến cận đích được kích hoạt khi đạn cách mục tiêu 5 km, bán kính diệt mục tiêu của đạn là 35m. Tầm bắn của tên lửa được cho là 150-200km.Xe tiếp đạn trang bị cần cẩu nhỏ để cẩu các ống phóng chứa đạn sang bệ phóng tự hành HQ-9.Mỗi khẩu đội HQ-9 được trang bị đài điều khiển hỏa lực HT-233 sao chép mẫu 30N6E của S-300 Nga. Radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 150km và theo dõi đồng thời 100 mục tiêu ở cự ly đến 100km, tham chiến với 50 mục tiêu cùng lúc.Bên trong cabin điều khiển radar HT-233 được đánh giá là khá hiện đại, hệ thống ứng dụng kiểu thiết kế màn hình AMCLD COTS và phần mềm kiểm soát bắn dựa trên việc tổng hợp và lựa chọn chế độ hiển thị mục tiêu, điều này cho phép hệ thống tham chiến cùng lúc với nhiều mục tiêu hơn.Hệ thống HQ-9 sử dụng phương thức dẫn đường tương tự như Patriot của Mỹ bao gồm dẫn đường quán tính cho pha đầu, từ pha giữa tới pha cuối tên lửa được dẫn đường thông qua một kênh track-via-missile (TVM). Cơ chế dẫn đường được mô tả ngắn gọn như sau: Radar của đạn tên lửa bắt bám mục tiêu ở pha cuối bằng cách thu sóng dội từ mục tiêu bị đài mặt đất chiếu xạ, rồi truyền phần tử mục tiêu về đài điều khiển mặt đất, đài kiểm soát bắn mặt đất sẽ tính toán và hiệu chỉnh các tham số về mục tiêu và truyền lệnh điều khiển vô tuyến đến tên lửa.Ngoài đài điều khiển hỏa lực HT-233, hệ thống phòng không HQ-9 khi hoạt động có thể phối kết hợp với nhiều loại radar khác để phát hiện mục tiêu từ xa, ở mọi độ cao. Ảnh: Đài radar bắt bám mục tiêu bay thấp Type 120.Tuy nhiên, các loại radar này chưa thấy xuất hiện ở đảo Phú Lâm. Ảnh: Radar mạng pha bắt bám mục tiêu Type 305A. Đây là loại radar mạng pha chủ động được thiết kế nâng cao khả năng chống tên lửa đạn đạo cho HQ-9.Radar bị động YLC-20 được thiết kế để hỗ trợ hệ thống tên lửa HQ-9 phát hiện và tấn công các mục tiêu tàng hình như máy bay tiêm kích F-35, F-22, máy bay ném bom B-2. Loại radar này được cho là sao chép công nghệ hệ thống trinh sát phát hiện máy bay tàng hình KRTP-91 Tamara của Cộng hòa Czech.
Theo kênh truyền hình Fox News (Mỹ), Trung Quốc đã triển khai trái phép một hệ thống tên lửa phòng không hiện đại tới đảo Phú Lâm, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là hành động leo thang mới nhất của Trung Quốc liên quan tới tranh chấp đảo ở Biển Đông, hành động có thể đem lại những căng thẳng mới, cực kỳ nguy hiểm.
Căn cứ hình ảnh vệ tinh, các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc có thể đã đưa trái phép tới đảo Phú Lâm hệ thống tên lửa phòng không HQ-9. “…Có hai khẩu đội với 8 bệ phóng tên lửa phòng không cùng một hệ thống radar trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông”, Fox News cho biết.
Các quan chức Mỹ đã xác nhận độ chính xác của những bức ảnh vệ tinh này và cho biết thêm, hệ thống phòng không HQ-9 với tầm bắn 200km tạo ra mối đe dọa tới bất cứ loại máy bay nào dù dân sự hay quân sự.
Theo các tài liệu Trung Quốc và quốc tế, tên lửa phòng không HQ-9 (hay còn gọi là Hồng Kỳ 9) do Học Viện Công nghệ Quốc Phòng Trung Quốc (thuộc Tổng Công ty Khoa học & Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc) phát triển trên cơ sở sao chép mẫu tên lửa Patriot của Mỹ và S-300 của Nga. Tuy nhiên, cơ bản thì hình dáng của HQ-9 giống hệt S-300, nó chỉ sử dụng chút công nghệ Patriot bên trong hệ thống điều khiển.
Một khẩu đội HQ-9 thường được biên chế gồm: 4 xe phóng tự hành; một đài điều khiển hỏa lực; xe tiếp đạn và đài chỉ huy... Trong ảnh là xe phóng tự hành TAS5380 của hệ thống HQ-9.
Xe phóng tự hành của HQ-9 được trang bị 4 ống phóng tròn chứa đạn tên lửa cùng hệ thống thủy lực nâng hạ. Khi chiến đấu, toàn giàn ống phóng được dựng đứng.
“Bắt chước S-300”, đạn tên lửa HQ-9 được đưa khỏi ống phóng bằng liều phóng lạnh nhằm tránh gây hư hại cho bệ phóng. Ở độ cao ổn định, động cơ chính được kích hoạt đưa tên lửa bước vào hành trình bay tới mục tiêu. Đạn tên lửa HQ-9 có chiều dài 6,8 mét, trọng lượng 1,3 tấn, đầu đạn nặng 180kg. Đạn tên lửa được trang bị ngòi nổ vô tuyến cận đích được kích hoạt khi đạn cách mục tiêu 5 km, bán kính diệt mục tiêu của đạn là 35m. Tầm bắn của tên lửa được cho là 150-200km.
Xe tiếp đạn trang bị cần cẩu nhỏ để cẩu các ống phóng chứa đạn sang bệ phóng tự hành HQ-9.
Mỗi khẩu đội HQ-9 được trang bị đài điều khiển hỏa lực HT-233 sao chép mẫu 30N6E của S-300 Nga. Radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 150km và theo dõi đồng thời 100 mục tiêu ở cự ly đến 100km, tham chiến với 50 mục tiêu cùng lúc.
Bên trong cabin điều khiển radar HT-233 được đánh giá là khá hiện đại, hệ thống ứng dụng kiểu thiết kế màn hình AMCLD COTS và phần mềm kiểm soát bắn dựa trên việc tổng hợp và lựa chọn chế độ hiển thị mục tiêu, điều này cho phép hệ thống tham chiến cùng lúc với nhiều mục tiêu hơn.
Hệ thống HQ-9 sử dụng phương thức dẫn đường tương tự như Patriot của Mỹ bao gồm dẫn đường quán tính cho pha đầu, từ pha giữa tới pha cuối tên lửa được dẫn đường thông qua một kênh track-via-missile (TVM). Cơ chế dẫn đường được mô tả ngắn gọn như sau: Radar của đạn tên lửa bắt bám mục tiêu ở pha cuối bằng cách thu sóng dội từ mục tiêu bị đài mặt đất chiếu xạ, rồi truyền phần tử mục tiêu về đài điều khiển mặt đất, đài kiểm soát bắn mặt đất sẽ tính toán và hiệu chỉnh các tham số về mục tiêu và truyền lệnh điều khiển vô tuyến đến tên lửa.
Ngoài đài điều khiển hỏa lực HT-233, hệ thống phòng không HQ-9 khi hoạt động có thể phối kết hợp với nhiều loại radar khác để phát hiện mục tiêu từ xa, ở mọi độ cao. Ảnh: Đài radar bắt bám mục tiêu bay thấp Type 120.
Tuy nhiên, các loại radar này chưa thấy xuất hiện ở đảo Phú Lâm. Ảnh: Radar mạng pha bắt bám mục tiêu Type 305A. Đây là loại radar mạng pha chủ động được thiết kế nâng cao khả năng chống tên lửa đạn đạo cho HQ-9.
Radar bị động YLC-20 được thiết kế để hỗ trợ hệ thống tên lửa HQ-9 phát hiện và tấn công các mục tiêu tàng hình như máy bay tiêm kích F-35, F-22, máy bay ném bom B-2. Loại radar này được cho là sao chép công nghệ hệ thống trinh sát phát hiện máy bay tàng hình KRTP-91 Tamara của Cộng hòa Czech.