5 năm nội chiến tàn khốc đã khiến cho Không quân Syria từ lực lượng mạnh hàng đầu Trung Đông với quân số khoảng 100.000 người, trang bị gần 800 máy bay (trong đó có hơn 400 máy bay chiến đấu phản lực) nay chỉ còn là lực lượng yếu kém mọi mặt. Một loạt ảnh được truyền thông công bố mới đây cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng của máy bay, thậm chí là cả các vũ khí hàng không (bom, tên lửa) cũng trong tình trạng tồn tệ.Theo một số thống kê, Không quân Syria vào năm 2014 chỉ còn trong biên chế 295 máy bay cánh bằng (so với con số 575 năm 2011), 25 trực thăng tấn công (ban đầu là 71 chiếc). Như vậy, lực lượng này sau 4 năm nội chiến mất nửa số máy bay phần lớn do bị phiến quân bắn hạ, phá hủy tại căn cứ. Hầu hết các loại MiG-21, MiG-23, Su-24 đều chịu tổn thất, duy chỉ có phi đội MiG-29B/M/M2 là còn được bảo toàn nguyên vẹn.Tuy nhiên, phần còn lại của Không quân Syria hiện cũng gặp khá nhiều vấn đề và gần như nếu không có Không quân Nga hỗ trợ thì Không quân Syria sẽ chẳng giúp được gì nhiều cho các đơn vị mặt đất tiến công phiến quân IS và các phe phái nổi dậy khác.Đây là hình ảnh cho thấy điều đó rõ ràng nhất – chiếc MiG-23 mang những quả bom FAB đã rỉ sét, mất hẳn lớp sơn bên ngoài.Phải nói là may mắn nếu quả bom này nổ khi ném xuống đất, chưa nói tới việc liệu nó có ném trúng mục tiêu hay không.Hạ tầng căn cứ Không quân Syria cũng không được chăm sóc nhiều.Chiếc MiG-23 này cũng đeo những quả bom hàng không đã rỉ sét.Không quân Syria trước nội chiến có khoảng 136 chiếc máy bay chiến đấu cánh cụp cánh xòe MiG-23 do Liên Xô sản xuất, gồm: 80 chiếc tiêm kích MiG-23MLD; 50 chiếc cường kích MiG-23BN và 6 chiếc huấn luyện MiG-23UM. Nhưng nay, có lẽ con số này chỉ còn khoảng phân nửa.Buồng lái chiếc MiG-23 cũng xuất hiện rỉ sét chứng tỏ đã lâu nó không còn được chăm chút bảo dưỡng.Thiếu máy bay ném bom khiến các tiêm kích đánh chặn MiG-21 cũng phải tham gia đánh mặt đất. Trước chiến tranh, Không quân Syria có khoảng 160 máy bay MiG-21 nhiều biến thể gồm: 40 trinh sát MiG-21R; 15 MiG-21 2 chỗ ngồi U/UM; 105 tiêm kích MiG-21MF/bis.Các máy bay MiG-21 cũng gặp tình trạng tương tự như MiG-23, và chúng phải mang những quả bom rỉ sét.Các máy bay MiG-21UM huấn luyện cũng phải tham gia không kích.Mới đây hôm 4/10, một chiếc MiG-21bis của Không quân Syria đã bị bắn hạ ở Tây Bắc Hama, gần ngôi làng Kafr Nabuda.Người phi công này chắc hẳn có nhiều suy nghĩ khi thấy máy bay của mình, cả trong và ngoài đều bị rỉ sét nhiều.Nhưng anh ta không còn lựa chọn nào khác, tất cả đều bảo vệ đất nước, nhân dân trước sự tàn bạo của phiến quân IS và âm mưu thâm độc của nước ngoài.
5 năm nội chiến tàn khốc đã khiến cho Không quân Syria từ lực lượng mạnh hàng đầu Trung Đông với quân số khoảng 100.000 người, trang bị gần 800 máy bay (trong đó có hơn 400 máy bay chiến đấu phản lực) nay chỉ còn là lực lượng yếu kém mọi mặt. Một loạt ảnh được truyền thông công bố mới đây cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng của máy bay, thậm chí là cả các vũ khí hàng không (bom, tên lửa) cũng trong tình trạng tồn tệ.
Theo một số thống kê, Không quân Syria vào năm 2014 chỉ còn trong biên chế 295 máy bay cánh bằng (so với con số 575 năm 2011), 25 trực thăng tấn công (ban đầu là 71 chiếc). Như vậy, lực lượng này sau 4 năm nội chiến mất nửa số máy bay phần lớn do bị phiến quân bắn hạ, phá hủy tại căn cứ. Hầu hết các loại MiG-21, MiG-23, Su-24 đều chịu tổn thất, duy chỉ có phi đội MiG-29B/M/M2 là còn được bảo toàn nguyên vẹn.
Tuy nhiên, phần còn lại của Không quân Syria hiện cũng gặp khá nhiều vấn đề và gần như nếu không có Không quân Nga hỗ trợ thì Không quân Syria sẽ chẳng giúp được gì nhiều cho các đơn vị mặt đất tiến công phiến quân IS và các phe phái nổi dậy khác.
Đây là hình ảnh cho thấy điều đó rõ ràng nhất – chiếc MiG-23 mang những quả bom FAB đã rỉ sét, mất hẳn lớp sơn bên ngoài.
Phải nói là may mắn nếu quả bom này nổ khi ném xuống đất, chưa nói tới việc liệu nó có ném trúng mục tiêu hay không.
Hạ tầng căn cứ Không quân Syria cũng không được chăm sóc nhiều.
Chiếc MiG-23 này cũng đeo những quả bom hàng không đã rỉ sét.
Không quân Syria trước nội chiến có khoảng 136 chiếc máy bay chiến đấu cánh cụp cánh xòe MiG-23 do Liên Xô sản xuất, gồm: 80 chiếc tiêm kích MiG-23MLD; 50 chiếc cường kích MiG-23BN và 6 chiếc huấn luyện MiG-23UM. Nhưng nay, có lẽ con số này chỉ còn khoảng phân nửa.
Buồng lái chiếc MiG-23 cũng xuất hiện rỉ sét chứng tỏ đã lâu nó không còn được chăm chút bảo dưỡng.
Thiếu máy bay ném bom khiến các tiêm kích đánh chặn MiG-21 cũng phải tham gia đánh mặt đất. Trước chiến tranh, Không quân Syria có khoảng 160 máy bay MiG-21 nhiều biến thể gồm: 40 trinh sát MiG-21R; 15 MiG-21 2 chỗ ngồi U/UM; 105 tiêm kích MiG-21MF/bis.
Các máy bay MiG-21 cũng gặp tình trạng tương tự như MiG-23, và chúng phải mang những quả bom rỉ sét.
Các máy bay MiG-21UM huấn luyện cũng phải tham gia không kích.
Mới đây hôm 4/10, một chiếc MiG-21bis của Không quân Syria đã bị bắn hạ ở Tây Bắc Hama, gần ngôi làng Kafr Nabuda.
Người phi công này chắc hẳn có nhiều suy nghĩ khi thấy máy bay của mình, cả trong và ngoài đều bị rỉ sét nhiều.
Nhưng anh ta không còn lựa chọn nào khác, tất cả đều bảo vệ đất nước, nhân dân trước sự tàn bạo của phiến quân IS và âm mưu thâm độc của nước ngoài.