Trung Quốc tìm kiếm “át chủ bài” chống TSB Mỹ

Google News

(Kiến Thức) - Quân đội Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu với hy vọng tạo ra một “con át chủ bài” chống tàu sân bay Mỹ.

Gần đây quan chức hải quân về hưu của Đài Loan Lan Ninh Lợi khi trao đổi với Tạp chí quốc phòng châu Á – Thái Bình Dương đã có những đánh giá về phương thức sử dụng và tầm ảnh hưởng chiến lược của tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay mà Trung Quốc phát triển..
Theo vị chuyên gia này, trong tương lai gần, thực lực của Quân đội Trung Quốc không đủ để đối kháng với Mỹ ở khu vực xa lãnh thổ. Vì vậy, Quân đội Trung Quốc đã lựa chọn phương hướng phát triển “tác chiến phi đối xứng”. Và tên lửa đạn đạo chống tàu chính là sự cụ thể hóa trong nỗ lực tìm kiếm vũ khí phù hợp với “tác chiến phi đối xứng”.
Dùng vũ khí đối đất chiến lược tầm xa - tên lửa đạn đạo để tác chiến chống hạm là lựa chọn số một của Trung Quốc trong việc tìm kiếm vũ khí chống tàu sân bay hiệu quả nhất.
Khái niệm của tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) xuất phát từ kinh nghiệm phát triển tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Theo đó, họ dựa vào tên lửa đạn đạo trên đất liền được phóng từ nền tảng cơ động bí mật, tấn công các mục tiêu cách bờ biển Trung Quốc mấy trăm dặm.
Báo cáo đánh giá của Văn phòng tình báo Hải quân Mỹ (ONI) cho thấy, Quân đội Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo mang theo đầu đạn hạt nhân kiểu MIRV, trang bị radar và thiết bị tìm kiếm hồng ngoại đem lại hiệu quả cao trong việc tìm kiếm và tấn công chính xác tàu trên biển. Nếu khả thi, thì loại tên lửa này có tốc độ từ 10-12 Mach và khả năng cơ động mạnh mẽ, bất luận Mỹ có triển khai hệ thống phòng không tên lửa đạn đạo nào đều sẽ khó có thể chống lại.
Bộ quốc phòng Mỹ cho rằng, nếu có “hệ thống chỉ huy kiểm soát mũi nhọn”, tên lửa đạo đạo chống tàu của Trung Quốc có thể tấn công Hạm đội tàu sân bay Mỹ tại Tây Thái Bình Dương.
Việc Trung Quốc sử dụng tên lửa đạn đạo chống hạm có thể không cần phải đánh chìm tàu sân bay mà chỉ cần làm cho các máy bay trên tàu mất đi khả năng chiến đâu.
 Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu trang bị đầu đạn kiểu MIRV (chứa nhiều đạn con hạt nhân), tích hợp hệ thống radar, tính cơ động cao...
Trong tài liệu “Chiến dịch học” năm 2006 do chuyên viên nghiên cứu Đại học quốc phòng Trung Quốc viết có đề cập đến việc sử dụng tên lửa đạn đạo thực hiện tấn công hỏa lực hoặc tấn công gây nhiễu hỏa lực tên lửa các mục tiêu quan trọng cơ động trên biển của đối phương, có thể được sử dụng để “thực hiện phong tỏa trên biển” và “nắm ưu thế trên biển vùng chiến dịch”.
Do tàu sân bay không thể phòng vệ tốt, vì vậy nếu tàu sân bay tác chiến trong phạm vi tầm bắn của tên lửa đạn đạo chống tàu, có thể càng bị tổn thất nặng hơn so với căn cứ không quân cố định tại Tây Thái Bình Dương.
Mối quan ngại về tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc đã buộc Lầu Năm Góc quyết định cắt giảm kế hoạch đóng tàu khu trục DDG-1000 của Hải Quân.
Ngày 31/7/2008, Hải quân Mỹ chủ động đưa ra tại phiên điều trần quốc hội Mỹ về kế hoạch cắt giảm đóng 7 tàu khu trục DDG-1000 ban đầu chỉ giữ lại 2 tàu đang được đóng, thay vào đó là mua tàu khu trục lớp Arleigh Burke trang bị hệ thống Aegis để đối phó với mối đe dọa tên lửa.
Tên lửa đạn đạo chống hạm kiểu mới của Trung Quốc được coi là đủ để phá vỡ hệ thống bảo vệ của DDG-1000, do đó quân đội Mỹ cần phải dừng đóng loại tàu này, thay vào đó là tiếp tục đóng tàu Aegis có khả năng chống tên lửa mạnh.
Bằng Hữu

Bình luận(0)