Trong ngày 10 và sáng 11/5, Cảnh sát biển Việt Nam đã phát hiện có hai tốp máy bay quân sự (gồm một tốp tiêm kích và một máy bay cánh bằng số hiệu 9401) của Trung Quốc bay phía trên các tàu của cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư Việt Nam với độ cao từ 800-1000m. Hành động này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển và không phận Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam chưa thể thông tin chi tiết kiểu loại máy bay chiến đấu Trung Quốc xâm phạm Việt Nam, nhưng nhiều khả năng đó có thể là máy bay thuộc Không quân Hải quân, khả năng cao là xuất phát từ đảo Hải Nam. Lực lượng này hiện được trang bị khoảng 300 máy bay chiến đấu các loại, trong đó hiện đại nhất là 24 chiếc Su-30MK2 mua của Nga.
Lực lượng này cũng được trang bị 24 chiếc Thẩm Dương J-11BH - sao chép có cải tiến thiết kế Su-27SK (Nga), được trang bị radar mạng pha chủ động, nâng cấp hệ thống trinh sát/tác chiến điện tử, có thể dùng vũ khí đối đất/đối hải có điều khiển.
Không quân Hải quân Trung Quốc được trang bị khoảng 24 chiếc J-10A (một chỗ ngồi) và J-10S (2 chỗ ngồi) làm nhiệm vụ huấn luyện.
Tuy bán kính chiến đấu của J-10A/S khá thấp chỉ với 550km (nếu không có tiếp nhiên liệu) nhưng nếu bay không vũ khí, có thùng nhiên liệu phụ thì tầm bay đạt tới 1.800km.
Ngoài các máy bay thế hệ mới, Không quân Hải quân Trung Quốc hiện vẫn còn duy trì 48 chiếc tiêm kích đánh chặn hệ cũ J-8 gồm 2 biến thể F/H có khả năng mang vũ khí đối không thế hệ mới PL-11/12 và tên lửa chống radar YJ-91.
Đáng lưu ý, J-8 cũng chính là mẫu máy bay đã đâm vào máy bay tuần thám trinh sát biển EP-3 của Hải quân Mỹ vào ngày 1/4/2001. Vụ việc khiến phi công J-8 thiệt mạng còn EP-3 hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay ở Hải Nam.
Bên cạnh J-8, Không quân Hải quân Trung Quốc có khoảng 30 chiếc J-7E (sao chép cải tiến MiG-21 Liên Xô) làm nhiệm vụ tiêm kích phòng không với tên lửa không đối không tầm ngắn, có thể mang vũ khí không điều khiển.
Chiếm số lượng chiến đấu cơ lớn nhất trong Không quân Hải quân Trung Quốc là cường kích JH-7/7A (số lượng 120 chiếc). Loại máy bay này có tải trọng vũ khí lớn lên tới 8 tấn, có thể mang được tên lửa hành trình chống tàu tầm xa, tên lửa chống radar.
Lực lượng cường kích trên biển của Trung Quốc còn có 30 chiếc Q-5 lỗi thời (cải tiến từ mẫu MiG-19 Liên Xô). Loại này có tốc độ bay chậm (dưới âm), chỉ mang được vũ khí đối đất/hải không điều khiển.
Về phần máy bay cánh bằng trinh sát, lực lượng Cảnh sát biển mới chỉ đọc được số hiệu 9401 nên rất khó để xác định được đây là loại nào. Không loại trừ khả năng chiếc máy bay này nằm trong số máy bay cũng của Không quân Hải quân Trung Quốc.
Đó có thể là các máy bay Y-8MPA (3 chiếc) được thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra chống ngầm, nhưng có thể đảm nhiệm nhiệm vụ trinh sát mặt nước. Lợi thế của máy bay này trong vai trò tuần tra biển là có tầm bay xa 5.600km, hoạt động liên tục 10,5 tiếng.
Hoặc Trung Quốc cũng có thể dùng các máy bay vận tải làm nhiệm vụ trinh sát. Hiện Không quân Hải quân Trung Quốc có 12 vận tải hạng trung Y-8.
Và 9 máy bay vận tải hạng nhẹ Y-7.
Cũng không thể loại trừ khả năng cao đấy có thể là máy bay vận tải/trinh sát hạng nhẹ Y-12 thuộc lực lượng Hải giám. Đáng lưu ý là loại máy bay này nhiều lần được Trung Quốc dùng để bay trinh sát quanh khu vực quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
Vậy, rốt cuộc loại máy bay nào của Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam?
Trong ngày 10 và sáng 11/5, Cảnh sát biển Việt Nam đã phát hiện có hai tốp máy bay quân sự (gồm một tốp tiêm kích và một máy bay cánh bằng số hiệu 9401) của Trung Quốc bay phía trên các tàu của cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư Việt Nam với độ cao từ 800-1000m. Hành động này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển và không phận Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam chưa thể thông tin chi tiết kiểu loại máy bay chiến đấu Trung Quốc xâm phạm Việt Nam, nhưng nhiều khả năng đó có thể là máy bay thuộc Không quân Hải quân, khả năng cao là xuất phát từ đảo Hải Nam. Lực lượng này hiện được trang bị khoảng 300 máy bay chiến đấu các loại, trong đó hiện đại nhất là 24 chiếc Su-30MK2 mua của Nga.
Lực lượng này cũng được trang bị 24 chiếc Thẩm Dương J-11BH - sao chép có cải tiến thiết kế Su-27SK (Nga), được trang bị radar mạng pha chủ động, nâng cấp hệ thống trinh sát/tác chiến điện tử, có thể dùng vũ khí đối đất/đối hải có điều khiển.
Không quân Hải quân Trung Quốc được trang bị khoảng 24 chiếc J-10A (một chỗ ngồi) và J-10S (2 chỗ ngồi) làm nhiệm vụ huấn luyện.
Tuy bán kính chiến đấu của J-10A/S khá thấp chỉ với 550km (nếu không có tiếp nhiên liệu) nhưng nếu bay không vũ khí, có thùng nhiên liệu phụ thì tầm bay đạt tới 1.800km.
Ngoài các máy bay thế hệ mới, Không quân Hải quân Trung Quốc hiện vẫn còn duy trì 48 chiếc tiêm kích đánh chặn hệ cũ J-8 gồm 2 biến thể F/H có khả năng mang vũ khí đối không thế hệ mới PL-11/12 và tên lửa chống radar YJ-91.
Đáng lưu ý, J-8 cũng chính là mẫu máy bay đã đâm vào máy bay tuần thám trinh sát biển EP-3 của Hải quân Mỹ vào ngày 1/4/2001. Vụ việc khiến phi công J-8 thiệt mạng còn EP-3 hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay ở Hải Nam.
Bên cạnh J-8, Không quân Hải quân Trung Quốc có khoảng 30 chiếc J-7E (sao chép cải tiến MiG-21 Liên Xô) làm nhiệm vụ tiêm kích phòng không với tên lửa không đối không tầm ngắn, có thể mang vũ khí không điều khiển.
Chiếm số lượng chiến đấu cơ lớn nhất trong Không quân Hải quân Trung Quốc là cường kích JH-7/7A (số lượng 120 chiếc). Loại máy bay này có tải trọng vũ khí lớn lên tới 8 tấn, có thể mang được tên lửa hành trình chống tàu tầm xa, tên lửa chống radar.
Lực lượng cường kích trên biển của Trung Quốc còn có 30 chiếc Q-5 lỗi thời (cải tiến từ mẫu MiG-19 Liên Xô). Loại này có tốc độ bay chậm (dưới âm), chỉ mang được vũ khí đối đất/hải không điều khiển.
Về phần máy bay cánh bằng trinh sát, lực lượng Cảnh sát biển mới chỉ đọc được số hiệu 9401 nên rất khó để xác định được đây là loại nào. Không loại trừ khả năng chiếc máy bay này nằm trong số máy bay cũng của Không quân Hải quân Trung Quốc.
Đó có thể là các máy bay Y-8MPA (3 chiếc) được thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra chống ngầm, nhưng có thể đảm nhiệm nhiệm vụ trinh sát mặt nước. Lợi thế của máy bay này trong vai trò tuần tra biển là có tầm bay xa 5.600km, hoạt động liên tục 10,5 tiếng.
Hoặc Trung Quốc cũng có thể dùng các máy bay vận tải làm nhiệm vụ trinh sát. Hiện Không quân Hải quân Trung Quốc có 12 vận tải hạng trung Y-8.
Và 9 máy bay vận tải hạng nhẹ Y-7.
Cũng không thể loại trừ khả năng cao đấy có thể là máy bay vận tải/trinh sát hạng nhẹ Y-12 thuộc lực lượng Hải giám. Đáng lưu ý là loại máy bay này nhiều lần được Trung Quốc dùng để bay trinh sát quanh khu vực quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
Vậy, rốt cuộc loại máy bay nào của Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam?