Ngày 25/10/2013, Cảnh sát biển Việt Nam chính thức tiếp nhận và đưa vào khai thác sử dụng tàu tuần tra đa năng DN-2000 đầu tiên mang số hiệu CSB 8001. Đây có thể coi là tàu tuần tra lớn nhất của cảnh sát biển nước ta hiện nay và hơn thế là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.Tàu DN-2000 do nhà máy đóng tàu Z189 thực hiện đóng mới dựa trên bản quyền của hãng đóng tàu DAMEN Hà Lan (thiết kế dựa theo mẫu OPV-9014). Ngày 29/10/2009, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ra quyết định số 3978/QĐBQP phê duyệt dự án đóng mới tàu Cảnh sát biển đa năng (Thiết kế DN 2000) và giao cho nhà máy Z189 chịu trách nhiệm đóng tàu. Theo quyết định nêu trên, ngày 17/12/2010, lễ đặt ky tàu DN-2000 đã được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn Anh) và bản quyền của hãng đóng tàu DAMEN. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.Quá trình đóng tàu được áp dụng theo phương thức đóng tổng đoạn (module) giúp giảm thời gian đóng mới và thuận tiện cho công tác sửa chữa, nâng cấp trong tương lai. Sau 20 tháng, nhà máy Z189 đã hoàn tất việc đóng mới tàu DN 2000 đáp ứng mọi tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng yêu cầu với sự giám sát của chuyên gia nước ngoài. Ngày 23/10/2012, con tàu đã được hạ thủy tại nhà máy Z189 và bắt đầu quá trình thử nghiệm. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.Tàu DN-2000 CSB-8001 đạt tiêu chuẩn châu Âu với nhiều tính năng chiến thuật hiện đại, nhiều trang thiết bị hàng hải chưa từng có trên các tàu Việt Nam từ trước tới nay. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.DN-2000 có chiều dài 90m, rộng 14m, mớn nước 4m, lượng giãn nước toàn tải tới 2.561 tấn. Trong ảnh là khoang sinh hoạt tiện nghi của thủy thủ đoàn trên tàu DN-2000. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.Tàu được trang bị 4 máy chính (4x2.240kW) lai 2 trục chân vịt, 2 chân vịt tiến bước cho phép đạt vận tốc tối đa 21,3 hải lý/h. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.Tuy có lượng giãn nước tới hơn 2.500 tấn nhưng DN-2000 chỉ cần thủy thủ đoàn 70 người (trong đó kíp lái là 40 người, kíp cứu nạn là 30 người). Ngoài ra, tàu có thể chở thêm người bị nạn hoặc chuyển quân đến 120 người. Trong ảnh là thuyền trưởng tàu DN-2000 Đại úy Phạm Đức Tuyên. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.Tàu được trang bị hệ thống thông tin liên lạc cực kỳ hiện đại. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.Các đồng chí cán bộ cấp cao Bộ Quốc phòng thăm quan khoang điều khiển hiện đại của tàu DN-2000. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.Tàu DN-2000 có khả năng vận chuyển: nhiên liệu cho tàu 270m3, nhiên liệu hàng hóa 100m3, nhiên liệu cho máy bay trực thăng 10m3, nước ngọt cho tàu 50m3, nước ngọt hàng hóa 50m3. Ngoài ra, tàu có thể kéo tàu khác trên biển với lượng giãn nước đến 2.200 tấn. Trong ảnh là kíp lái tàu CSB-8001. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.Ở đuôi tàu còn có sân đáp cho trực thăng nặng tới 14 tấn cất hạ cánh. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.Nhiều khả năng, tàu DN-2000 sẽ được trang bị trực thăng vận tải/săn ngầm Kamov Ka-28 của hải quân. Ảnh minh họa nước ngoài
Với sự đa năng, ưu việt, tàu DN-2000 rất phù hợp và cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ trên biển, nhất là nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở các vùng biển xa trong tình hình thời tiết phức tạp. Trong ảnh là thuyền máy cao tốc dùng cho nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn của tàu. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.
Ngày 25/10/2013, Cảnh sát biển Việt Nam chính thức tiếp nhận và đưa vào khai thác sử dụng tàu tuần tra đa năng DN-2000 đầu tiên mang số hiệu CSB 8001. Đây có thể coi là tàu tuần tra lớn nhất của cảnh sát biển nước ta hiện nay và hơn thế là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.
Tàu DN-2000 do nhà máy đóng tàu Z189 thực hiện đóng mới dựa trên bản quyền của hãng đóng tàu DAMEN Hà Lan (thiết kế dựa theo mẫu OPV-9014). Ngày 29/10/2009, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ra quyết định số 3978/QĐBQP phê duyệt dự án đóng mới tàu Cảnh sát biển đa năng (Thiết kế DN 2000) và giao cho nhà máy Z189 chịu trách nhiệm đóng tàu. Theo quyết định nêu trên, ngày 17/12/2010, lễ đặt ky tàu DN-2000 đã được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn Anh) và bản quyền của hãng đóng tàu DAMEN. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.
Quá trình đóng tàu được áp dụng theo phương thức đóng tổng đoạn (module) giúp giảm thời gian đóng mới và thuận tiện cho công tác sửa chữa, nâng cấp trong tương lai. Sau 20 tháng, nhà máy Z189 đã hoàn tất việc đóng mới tàu DN 2000 đáp ứng mọi tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng yêu cầu với sự giám sát của chuyên gia nước ngoài. Ngày 23/10/2012, con tàu đã được hạ thủy tại nhà máy Z189 và bắt đầu quá trình thử nghiệm. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.
Tàu DN-2000 CSB-8001 đạt tiêu chuẩn châu Âu với nhiều tính năng chiến thuật hiện đại, nhiều trang thiết bị hàng hải chưa từng có trên các tàu Việt Nam từ trước tới nay. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.
DN-2000 có chiều dài 90m, rộng 14m, mớn nước 4m, lượng giãn nước toàn tải tới 2.561 tấn. Trong ảnh là khoang sinh hoạt tiện nghi của thủy thủ đoàn trên tàu DN-2000. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.
Tàu được trang bị 4 máy chính (4x2.240kW) lai 2 trục chân vịt, 2 chân vịt tiến bước cho phép đạt vận tốc tối đa 21,3 hải lý/h. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.
Tuy có lượng giãn nước tới hơn 2.500 tấn nhưng DN-2000 chỉ cần thủy thủ đoàn 70 người (trong đó kíp lái là 40 người, kíp cứu nạn là 30 người). Ngoài ra, tàu có thể chở thêm người bị nạn hoặc chuyển quân đến 120 người. Trong ảnh là thuyền trưởng tàu DN-2000 Đại úy Phạm Đức Tuyên. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.
Tàu được trang bị hệ thống thông tin liên lạc cực kỳ hiện đại. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.
Các đồng chí cán bộ cấp cao Bộ Quốc phòng thăm quan khoang điều khiển hiện đại của tàu DN-2000. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.
Tàu DN-2000 có khả năng vận chuyển: nhiên liệu cho tàu 270m3, nhiên liệu hàng hóa 100m3, nhiên liệu cho máy bay trực thăng 10m3, nước ngọt cho tàu 50m3, nước ngọt hàng hóa 50m3. Ngoài ra, tàu có thể kéo tàu khác trên biển với lượng giãn nước đến 2.200 tấn. Trong ảnh là kíp lái tàu CSB-8001. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.
Ở đuôi tàu còn có sân đáp cho trực thăng nặng tới 14 tấn cất hạ cánh. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.
Nhiều khả năng, tàu DN-2000 sẽ được trang bị trực thăng vận tải/săn ngầm Kamov Ka-28 của hải quân. Ảnh minh họa nước ngoài
Với sự đa năng, ưu việt, tàu DN-2000 rất phù hợp và cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ trên biển, nhất là nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở các vùng biển xa trong tình hình thời tiết phức tạp. Trong ảnh là thuyền máy cao tốc dùng cho nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn của tàu. Ảnh: báo Quân đội Nhân dân.