Truyền thông Ấn Độ và thế giới mới đây rầm rộ đưa tin, Ấn Độ thực hiện bắn thử thành công tên lửa hành trình tầm xa Nirbhay vào ngày 14/10. Tên lửa rời thao trường bắn thử ở Balasore (bang Odissa) vào lúc 10h05 giờ địa phương, sau 1 tiếng 10 phút, tên lửa đạt khoảng cách tới 1.000km.
"Toàn bộ nhiệm vụ, từ cất cánh cho tới khi tên lửa rơi xuống là một chuyến bay hoàn hảo đạt được tất cả các mục tiêu nhiệm vụ", Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) vui mừng tuyên bố. Trong ảnh là bệ phóng tên lửa Nirbhray trước giờ khai hỏa.
Giám đốc DRDO Avinash Chander tuyên bố, tên lửa đã đạt được độ chính xác cực cao, hơn 10m (bán kính lệch mục tiêu hơn 10m). "Việc phát triển thành công tên lửa hành trình Nirbhay sẽ lấy đầy khoảng trống quan trọng trong khả năng tham chiến của lực lượng vũ trang chúng tôi", ông nói.
Theo các quan chức DRDO, cuộc bắn thử Nirbhay được diễn ra từ "bệ phóng di động được thiết kế đặc biệt cho Nirbhay"(trong ảnh). Tuy nhiên, chưa rõ liệu đây có phải là biến thể đầu tiên đi vào hoạt động.
Mặc dù hiện tại Ấn Độ không công bố chi tiết về Nirbhay nhưng theo nhận định của Jane's Defence Weekly thì, tên lửa này có hình dáng giống với thiết kế Tomahawk Mỹ và Kh-55 Nga với thân hình trụ, dài khoảng 6m, đường kính thân 520mm và sải cánh (gấp gọn khi rời bệ phóng) là 3,2m.
Về động cơ, tên lửa được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn để đưa quả đạn rời bệ phóng, sau khi đạt được độ cao ổn định, động cơ tuốc bin phản lực sẽ khởi động đưa tên lửa tới mục tiêu với tốc độ cận âm. Theo một số ngồn tin, loại động cơ này có thể là mẫu Saturn TRDD-50MT của Nga cung cấp cho Ấn Độ từ năm 2006 hoặc là mẫu sao chép. Tên lửa Nirbhay có tải trọng 450kg, có thể mang đầu nổ thường hoặc đầu đạn hạt nhân công suất 12kT.
Quang cảnh phòng điều hành cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình tầm xa, chính xác cao Nirbhay.
Truyền thông Ấn Độ và thế giới mới đây rầm rộ đưa tin, Ấn Độ thực hiện bắn thử thành công tên lửa hành trình tầm xa Nirbhay vào ngày 14/10. Tên lửa rời thao trường bắn thử ở Balasore (bang Odissa) vào lúc 10h05 giờ địa phương, sau 1 tiếng 10 phút, tên lửa đạt khoảng cách tới 1.000km.
"Toàn bộ nhiệm vụ, từ cất cánh cho tới khi tên lửa rơi xuống là một chuyến bay hoàn hảo đạt được tất cả các mục tiêu nhiệm vụ", Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) vui mừng tuyên bố. Trong ảnh là bệ phóng tên lửa Nirbhray trước giờ khai hỏa.
Giám đốc DRDO Avinash Chander tuyên bố, tên lửa đã đạt được độ chính xác cực cao, hơn 10m (bán kính lệch mục tiêu hơn 10m). "Việc phát triển thành công tên lửa hành trình Nirbhay sẽ lấy đầy khoảng trống quan trọng trong khả năng tham chiến của lực lượng vũ trang chúng tôi", ông nói.
Theo các quan chức DRDO, cuộc bắn thử Nirbhay được diễn ra từ "bệ phóng di động được thiết kế đặc biệt cho Nirbhay"(trong ảnh). Tuy nhiên, chưa rõ liệu đây có phải là biến thể đầu tiên đi vào hoạt động.
Mặc dù hiện tại Ấn Độ không công bố chi tiết về Nirbhay nhưng theo nhận định của Jane's Defence Weekly thì, tên lửa này có hình dáng giống với thiết kế Tomahawk Mỹ và Kh-55 Nga với thân hình trụ, dài khoảng 6m, đường kính thân 520mm và sải cánh (gấp gọn khi rời bệ phóng) là 3,2m.
Về động cơ, tên lửa được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn để đưa quả đạn rời bệ phóng, sau khi đạt được độ cao ổn định, động cơ tuốc bin phản lực sẽ khởi động đưa tên lửa tới mục tiêu với tốc độ cận âm. Theo một số ngồn tin, loại động cơ này có thể là mẫu Saturn TRDD-50MT của Nga cung cấp cho Ấn Độ từ năm 2006 hoặc là mẫu sao chép.
Tên lửa Nirbhay có tải trọng 450kg, có thể mang đầu nổ thường hoặc đầu đạn hạt nhân công suất 12kT.
Quang cảnh phòng điều hành cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình tầm xa, chính xác cao Nirbhay.