Trung Quốc đã làm giới quân sự phương Tây ngạc nhiên khi nước này chỉ cần 2 tháng kể từ khi đưa Liêu Ninh vào hoạt động tháng 9/2012 cho đến khi J-15 có thể cất và hạ cánh trên tàu sân bay này (tháng 11/2012).
Việc huấn luyện phi công của Trung Quốc bắt đầu cách đây 10 năm, nhưng bước đi thông minh nhất của Trung Quốc là sắp xếp để thủy thủ tàu sân bay Brazil tham gia huấn luyện thủy thủ Trung Quốc.
Điều này rất quan trọng trong việc các thủy thủ trên boong tàu chuẩn bị cho máy bay cất cánh cũng như các điều khiển việc hạ cánh. Mặc dù Nga sẵn sàng cung cấp các dịch vụ chuyên môn nhưng Trung Quốc vẫn muốn học theo cách của hải quân phương Tây vì tàu sân bay ra đời từ đó.
|
Tàu sân bay Sau Paulo (A12) là nơi đào tạo các thủy thủ tàu sân bay Liêu Ninh. |
Vào năm 2009, Brazil đồng ý cho phép thủy thủ người Trung Quốc học tập các kỹ năng vận hành tàu sân bay trên tàu sân bay Sao Paulo của Hải quân Brazil.
Năm 2000, Brazil mua lại chiếc tàu sân bay 32.000 tấn Sao Paulo (tên cũ là Foch) từ Pháp với giá 12 triệu USD để thay thế cho tàu sân bay Minas Gerais đã phục vụ hơn nửa thế kỷ.
Sau khi mua Sao Paulo, Brazil đã tự thực hiện nâng cấp hiện đại hóa cùng mua thêm máy bay trang bị cho con tàu. Tuy nhiên, Hải quân Brazil không có đủ kinh phí để thực hiện kế hoạch này. Vì vậy, chi phí thỏa thuận huấn luyện thủy thủ cho Trung Quốc sẽ là nguồn cung cấp giúp nước này tiếp tục hoàn thiện tàu sân bay Sao Paulo.
Trước khi sở hữu Sao Paulo, Brazil đã có thời gian 40 năm sử dụng tàu sân bay Minas Gerais. Vì vậy người Brazil “có thừa” kinh nghiệm để dạy Trung Quốc những điều hữu ích.
Tàu sân bay Liêu Ninh 65.000 tấn của Trung Quốc đã hoạt động thử nghiệm trên biển trong vòng hơn 1 năm. Phần lớn khoảng thời gian này là để chuẩn bị cho việc cất hạ cánh của các loại máy bay trên tàu.
Năm 2012, Trung Quốc cũng chính thức tuyên bố Liêu Ninh sẽ được sử dụng chủ yếu cho mục đích huấn luyện. Nước này này có kế hoạch đưa 24 tiêm kích hạm J-15, 26 máy bay trực thăng lên Liêu Ninh để huấn luyện phi công cũng như các chuyên gia cho 4 chiếc tàu sân bay khác sẽ được đóng trong tương lai gần.
Năm 2005, lực lượng Không quân trong Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu huấn luyện phi công trên tàu sân bay. Trong quá khứ, những phi công này được huấn luyện ở các trung tâm của lực lượng Không quân Trung Quốc và được chuyển sang trung tâm của Hải quân để huấn luyện tiếp về những phi vụ trên biển.
|
Trung Quốc vẫn đang trong quá trình "học" cách dùng tàu sân bay Liêu Ninh. |
Hiện nay, khả năng cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay đã được thêm vào chứng chỉ phi công Hải quân của Trung Quốc. Một thế hệ phi công Hải quân của Trung Quốc đã hoàn thành khóa huấn luyện 4 năm đầu tiên ở Học viện Hải quân Đại Liên bao gồm những kỹ năng cất và hạ cánh trên mô hình boong tàu sân bay ở mặt đất. Tuy nhiên, hạ cánh trên tàu sân bay đang di chuyển là một vấn đề khác.
Các chuyên gia quân sự Nga cảnh báo Trung Quốc về việc nước này có thể phải cần chừng 10 năm để phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận hành hiệu quả một tàu sân bay. Lần cất và hạ cánh đầu tiên của J-15 trên Liêu Ninh diễn ra ở vùng biển yên tĩnh, và sẽ khó khăn hơn nhiều ở các vùng biển động khi tàu sân bay lắc lư nhiều cũng như vận hành vào ban đêm. Tình cảnh này được gọi là “bẫy đêm”, được coi là nhiệm vụ khó khăn nhất mà bất cứ phi công tiêm kích hạm nào cũng phải vượt qua.
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
TIN LIÊN QUAN: