Ngoài các tiêm kích MiG-21, MiG-23, MiG-29, Không quân Syria còn có trong biên chế một trong những loại tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới từng khiến Mỹ, Israel phải khiếp sợ suốt những năm 1970. Đó là tiêm kích đánh chặn MiG-25 danh tiếng do Liên Xô phát triển. Năm 1971, một chiếc MiG-25 đã xâm nhập không phận Israel và thực hiện một cuộc dạo chơi “vô tiền khoáng hậu”. Khi đó, toàn lực lượng phòng không Israel đã không làm cách nào cách nào ngăn chặn được tốc độ “vô đối” của MiG-25. Trở lại Syria, vậy số MiG-25 được cho là lên tới 40 chiếc của nước này giờ ở đâu?Theo một số hình ảnh được cái blog quân sự đăng tải thì hầu hết tiêm kích đánh chặn MiG-25 của Không quân Syria hiện nằm tại căn cứ không quân Tiyas, tỉnh Homs. Một số nguồn tin cho rằng, xung quanh căn cứ này hiện có khoảng 32 chiếc MiG-25.Mặc dù vậy, rất nhiều hình ảnh cho thấy các máy bay MiG-25 đã bị dừng hoạt động, nằm rỉ sét khắp nơi trong căn cứ Tiyas. Nguyên nhân việc Syria cho nghỉ hưu MiG-25 thay vì MiG-21 (cũ hơn cả MiG-25) do chi phí bảo dưỡng quá lớn cũng như MiG-25 được cho là dễ bị tổn thương bởi hệ thống gẫy nhiễu của Israel?Tuy nhiên, các nguồn tin tình báo và cũng như một số hình ảnh được phi công Syria đăng tải cho thấy dường như Không quân Syria đã bắt đầu tái biên chế tiêm kích MiG-25 sau khi xảy ra cuộc nội chiến. Ít nhất xuất hiện một hình ảnh tiêm kích MiG-25 tại căn cứ Tiyas đeo tên lửa không đối không R-40.Một số nguồn tin còn cho rằng, vào khoảng tháng 3-4/2014, Không quân Syria đã sử dụng một chiếc MiG-25PD(S) phóng tên lửa không đối không R-40 vào mục tiêu mặt đất. Tuy nhiên, kết quả không mấy khả quan. Ảnh minh họa.Tiêm kích đánh chặn MiG-25 do cục thiết kế Mikoyan-Gurevich phát triển từ đầu những năm 1960 cho nhiệm vụ đánh chặn và trinh sát. Nó được người ta biết đến nhiều với những kỷ lục về tốc độ hơn là thành tích trong chiến đấu. Nó có thể đạt tốc độ tối đa Mach 3,2 tức 3.470km/h, nhưng phi công thường được khuyến cáo chỉ nên bay vận tốc Mach 2,83 tức 3.200km/h là tối đa để bảo toàn động cơ.Không quân Syria có trong biên chế 4 phiên bản MiG-25 gồm: MiG-25P (biến thể đánh chặn mọi thời tiết, trang bị radar Smerch-A1 với khả năng mang 4 tên lửa R-40); MiG-25PD (biến thể nâng cấp MiG-25P trang bị radar RP-25M tốt hơn, có thể mang tên lửa đối không tầm ngắn R-60); MiG-25PDS (gói nâng cấp kéo dài tuổi thọ của MiG-25PD) và MiG-25RB (phiên bản trinh sát - ném bom với hệ thống ném bom tự động Peleng, máy bay mang được 8 bom 500kg).Tại căn cứ Tiyas, ngoài MiG-25, Không quân Syria còn có các phi đội máy bay tiêm kích bom Su-24MK, nhưng không rõ số lượng.Các máy bay Su-24MK ở đây vẫn thường xuyên triển khai tham gia các cuộc không kích phiến quân.Phi công chuẩn bị cho một phi vụ không kích bằng Su-24MK.Căn cứ còn có cả những chiếc Su-22M4 cũ hơn.Tuy có khả năng mang vũ khí thông minh nhưng Không quân Syria hiếm khi dùng Su-22M4 với bom, tên lửa có điều khiển. Thay vào đó, họ thường xuyên sử dụng rocket S-24, S-25, bom FAB, OFAB và RBK...Ít nhất ở Tiyas có 4 chiếc trực thăng loại Mi-8.Quanh căn cứ được bố trí các trận địa tên lửa SAM-2 để phòng thủ.
Ngoài các tiêm kích MiG-21, MiG-23, MiG-29, Không quân Syria còn có trong biên chế một trong những loại tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới từng khiến Mỹ, Israel phải khiếp sợ suốt những năm 1970. Đó là tiêm kích đánh chặn MiG-25 danh tiếng do Liên Xô phát triển. Năm 1971, một chiếc MiG-25 đã xâm nhập không phận Israel và thực hiện một cuộc dạo chơi “vô tiền khoáng hậu”. Khi đó, toàn lực lượng phòng không Israel đã không làm cách nào cách nào ngăn chặn được tốc độ “vô đối” của MiG-25. Trở lại Syria, vậy số MiG-25 được cho là lên tới 40 chiếc của nước này giờ ở đâu?
Theo một số hình ảnh được cái blog quân sự đăng tải thì hầu hết tiêm kích đánh chặn MiG-25 của Không quân Syria hiện nằm tại căn cứ không quân Tiyas, tỉnh Homs. Một số nguồn tin cho rằng, xung quanh căn cứ này hiện có khoảng 32 chiếc MiG-25.
Mặc dù vậy, rất nhiều hình ảnh cho thấy các máy bay MiG-25 đã bị dừng hoạt động, nằm rỉ sét khắp nơi trong căn cứ Tiyas. Nguyên nhân việc Syria cho nghỉ hưu MiG-25 thay vì MiG-21 (cũ hơn cả MiG-25) do chi phí bảo dưỡng quá lớn cũng như MiG-25 được cho là dễ bị tổn thương bởi hệ thống gẫy nhiễu của Israel?
Tuy nhiên, các nguồn tin tình báo và cũng như một số hình ảnh được phi công Syria đăng tải cho thấy dường như Không quân Syria đã bắt đầu tái biên chế tiêm kích MiG-25 sau khi xảy ra cuộc nội chiến. Ít nhất xuất hiện một hình ảnh tiêm kích MiG-25 tại căn cứ Tiyas đeo tên lửa không đối không R-40.
Một số nguồn tin còn cho rằng, vào khoảng tháng 3-4/2014, Không quân Syria đã sử dụng một chiếc MiG-25PD(S) phóng tên lửa không đối không R-40 vào mục tiêu mặt đất. Tuy nhiên, kết quả không mấy khả quan. Ảnh minh họa.
Tiêm kích đánh chặn MiG-25 do cục thiết kế Mikoyan-Gurevich phát triển từ đầu những năm 1960 cho nhiệm vụ đánh chặn và trinh sát. Nó được người ta biết đến nhiều với những kỷ lục về tốc độ hơn là thành tích trong chiến đấu. Nó có thể đạt tốc độ tối đa Mach 3,2 tức 3.470km/h, nhưng phi công thường được khuyến cáo chỉ nên bay vận tốc Mach 2,83 tức 3.200km/h là tối đa để bảo toàn động cơ.
Không quân Syria có trong biên chế 4 phiên bản MiG-25 gồm: MiG-25P (biến thể đánh chặn mọi thời tiết, trang bị radar Smerch-A1 với khả năng mang 4 tên lửa R-40); MiG-25PD (biến thể nâng cấp MiG-25P trang bị radar RP-25M tốt hơn, có thể mang tên lửa đối không tầm ngắn R-60); MiG-25PDS (gói nâng cấp kéo dài tuổi thọ của MiG-25PD) và MiG-25RB (phiên bản trinh sát - ném bom với hệ thống ném bom tự động Peleng, máy bay mang được 8 bom 500kg).
Tại căn cứ Tiyas, ngoài MiG-25, Không quân Syria còn có các phi đội máy bay tiêm kích bom Su-24MK, nhưng không rõ số lượng.
Các máy bay Su-24MK ở đây vẫn thường xuyên triển khai tham gia các cuộc không kích phiến quân.
Phi công chuẩn bị cho một phi vụ không kích bằng Su-24MK.
Căn cứ còn có cả những chiếc Su-22M4 cũ hơn.
Tuy có khả năng mang vũ khí thông minh nhưng Không quân Syria hiếm khi dùng Su-22M4 với bom, tên lửa có điều khiển. Thay vào đó, họ thường xuyên sử dụng rocket S-24, S-25, bom FAB, OFAB và RBK...
Ít nhất ở Tiyas có 4 chiếc trực thăng loại Mi-8.
Quanh căn cứ được bố trí các trận địa tên lửa SAM-2 để phòng thủ.