Khi mẫu thủy phi cơ JL-600 Water Dragon của Trung Quốc chính thức được thương mại hóa vào năm 2015 và việc Nhật Bản nới lỏng chính sách xuất khẩu cho mẫu thủy phi cơ US-2 của mình trong thời gian sắp tới, sẽ là mối đe dọa thật sự cho thị trường xuất khẩu của mẫu thủy phi cơ Be-200 của Nga.
Be-200 là loại thủy phi cơ đa năng lớn nhất thế giới cho đến hiện tại, được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, tuần tra trên biển, vận chuyển hàng hóa và vận tải hành khách. Be-200 có thể chở được 12 tấn nước hoặc 7,5 tấn hàng hóa, ngoài ra nó có thể chuyên chở tới 72 hành khách.
Thủy phi cơ Be-200 còn có thể dễ dàng cất cánh từ các sân bay có đường băng ngắn hay từ các vùng nước với chiều dài tối thiểu khoảng 2.300m. Với những khả năng chống ăn mòn đặc biệt Be-200 có thể vận hành ở ngoài khơi cũng như có thể cất và hạ cánh trên mặt nước với chiều cao của sóng tới 1,3m.
|
Be-200 được xem như là một trong những thành tựu của nghành công nghiệp hàng không Nga trong những năm gần đây.
|
Cinderella của công nghiệp hàng không Nga
Liên Xô trước đây hay Nga hiện tại luôn là quốc gia đi đầu trong việc phát triển các mẫu thủy phi cơ thế hệ mới. Tuy nhiên thủy phi cơ Nga thường được ví như " Cinderella" trong ngành công nghiệp hành không nước này. Các chương trình phát triển thuỷ phi cơ Nga thường chỉ được cấp kinh phí từ nguồn ngân sách còn thừa lại và các đơn đặt hàng nhà nước cho loại phương tiện này chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Tiềm năng xuất khẩu của các mẫu thủy phi cơ từng được phát triển cũng không hề rõ ràng. Và chúng luôn trong tình trạng không có đơn đặt hàng cũng như không được sản xuất hàng loạt, điều đó đồng nghĩa với việc công nghệ của chúng không được quảng bá mạnh mẽ trên thị trường hành không quốc tế.
Tuy nhiê,n trong một vài năm trở lại gần đây tình hình đã thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn trước, điển hình là với mẫu thủy phi cơ hạng nặng Be-200 đã nhận được đơn hàng đầu tiên từ Bộ tình trạng khẩn cấp Nga. Bên cạnh đó trong năm 2013, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã đặt mua 6 chiếc Be-200. Theo chủ tịch tập đoàn máy bay thống nhất Nga (United Aircraft Corporation - UAC) – Mikhail Pogosyan cho biết, Quân đội Nga sẽ nhận được chiếc thủy phi cơ Be-200 đầu tiên vào cuối năm nay.
|
Với thiết kế đặc biệt, Be-200 có thể phục vụ hiệu quả trong công tác tìm kiếm cứu hộ trên biển và phòng chống cháy rừng.
|
Cùng với sự gia tăng các hợp đồng mua sắm Be-200 để phục vụ nhu cầu trong nước, công ty Máy bay Beriev (công ty phát triển Be-200) và chính phủ Nga đã tích cực quảng bá mẫu thủy phi cơ trên ra thị trường thế giới. Nơi Be-200 có thể được sử dụng trong các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển hay dập tắt cháy rừng.
Lựa chọn hành đầu ở châu Âu và Mỹ Latinh
Tại triễn lãm hàng không quốc tế Paris Air Show 2013, đại diện của Công ty Máy bay Beriev đã tổ chức các cuộc họp kinh doanh với đại diện của một số công ty đến từ Thụy Sĩ, Canada, Mỹ, Pháp và Chile. Nhằm xúc tiến việc cấp giấy phép chứng nhận hàng không cho mẫu thủy phi cơ Be-200, trước khi nó được đưa ra thị trường các Châu Âu và các nước Mỹ Latinh.
Trong khi đó mẫu thủy phi cơ Be-200ChS-E (hay còn được gọi là Be-200ES-E) đã được cơ quan an toàn hàng không châu Âu (EASA) cấp giấy phép chứng nhận tiêu chuẩn vào vào năm 2010. Khi một chiếc Be-200 của Nga được cử tới để tham gia chữa cháy ở Pháp vào năm 2011, nó đã thể hiện được khả năng vượt trội của mình và được các chuyên gia người Pháp đánh giá khá cao.
|
Tuy được đánh giá khá cao cả ở trong và ngoài nước nhưng đường xuất khẩu của mẫu thủy phi cơ Be-200 vẫn còn khá nhiều chông gai.
|
Thiết kế trưởng của công ty Máy bay Beriev trả lời phỏng vấn với kênh thông tấn RIA Novosti cho biết rằng, Bộ trường hợp khẩn cấp Pháp từng có kế hoạch thuê các máy bay thủy phi cơ Be-200 của Nga. Tuy nhiên sau nhiều lần đàm phán giữa hai bên, việc đưa Be-200 ra khỏi lãnh thổ nước Nga vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Châu Á
Ở một khu vực đầy tiềm năng Đông Nam Á, nơi có nhu cầu rất lớn trong việc sử dụng thủy phi cơ để tuần tra khu vực đặc quyền kinh tế trên biển cũng như tìm kiếm và cứu hộ, Nga đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các cường quốc Châu Á khác khiến việc xuất khẩu Be-200 đến khu vực này ngày càng khó khăn hơn bao giờ hết.
Đầu tiên có thể kể tới Nhật Bản, khi nước này đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thiết bị quân sự đối với các tập đoàn công nghiệp trong nước trong năm nay. Trước đó nhà sản xuất ShinMaywa đã được Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho phép xuất khẩu các thủy phi cơ ShinMaywa US-2.
|
Việc thất bại trước US-2 tại Ấn Độ là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực xuất khẩu Be-200 của Nga.
|
Trong năm 2010, thủy phi cơ Nhật Bản lần đầu tiên tham gia đấu thầu cung cấp máy bay thủy phi cơ cho Hải quân Ấn Độ, và tất nhiên nó đã đánh bại mẫu thủy phi cơ Be-200 Nga và CL-415 của Canada. Trong đầu năm 2014 Ấn Độ và Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ giữa về việc cung cấp các thủy phi cơ cho quốc gia Nam Á này. Bên cạnh đó thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản cũng nhận được sự quan tâm từ Indonesia và Brunei.
Việc đánh mất thị trường đầy tiềm năng ở Ấn Độ có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tương lai của Be-200 và điều này buộc Nga phải nỗ lực hơn nữa trong việc đẩy mạnh quảng bá sản phẩm này ở nước ngoài. Hơn nữa trong năm 2015, thủy phi cơ Water Dragon của Trung Quốc sẽ sớm được đưa vào sử dụng và thương mại hóa.
|
Mô hình của mẫu thủy phi cơ lớn nhất thế giới JL-600 do Trung Quốc phát triển.
|
Mặc dù phải đối mặt với những thách thức lớn nhưng thủy phi cơ Be-200 của Nga vẫn có cơ hội để cạnh tranh trên thị trường Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Hiên nay các nước trên thế giới vẫn đang có nhu cầu cao đối với các loại máy bay thủy phi cơ. Theo hãng phân tích công nghiệp Aviaport dự báo trong 10 năm tới, sẽ có khoảng 150 chiếc thủy phi cơ sẽ được cung cấp cho thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới.
Nếu các công ty hàng không Nga tiếp tục tăng cường phát triển và quảng bá tiếp thị cho Be-200, thì rất có thể trong tương lai gần những chiếc thủy phi cơ Be-200 sẽ sớm có mặt trên bầu trời của các quốc gia khác. Kéo theo đó là việc hồi phục dây chuyền sản xuất máy bay tại công ty máy bay Beriev.