Người Mỹ thời điểm đó đã đánh giá được tương đối rõ ràng mức độ nguy hiểm của những thiết kế kỳ quái của Liên Xô. Họ gọi Lun là sát thủ tàu sân bay, thậm trí còn thành lập một ủy ban đặc biệt nhằm mục đích đối phó với “Bước đột phá của Nga”. Theo nhận định của các nhà chiến lược Lầu Năm Góc, quái vật này được Liên Xô tạo ra để chinh phạt Tây Âu.
Có lẽ họ sẽ phải tốn công sức và đầu tư tương đối vào ủy ban đó nếu không có sự giúp đỡ bất ngờ từ phía kẻ thù. Năm 1991 Liên Xô sụp đổ, Lun chịu chung số phận với nhiều “siêu vũ khí” khác cùng, nó bị buộc “nghỉ hưu”.
Lun còn một người anh em song sinh nữa. Đó là phiên bản cứu hộ của Ekranoplan này, được định danh là S-33. Nó được phát triển sau vụ tai nạn tàu ngầm thảm khốc "Komsomolets" ngày 7/4/1989, khi đó điều kiện mưa bão rất khốc liệt, địa điểm xảy ra tai nạn lại ở xa, nên các phương tiện cứu hộ gần như bất lực khiến số người thiệt mạng gia tăng.
Sau thảm họa, chính phủ đã ra quyết định thành lập một đội cứu hộ dựa trên thành phần chính là ekranoplan cứu hộ_ đội SAR WIG (PSE).
Phiên bản S-33 thuộc Project 09037, chỉ trang bị 6 động cơ thay vì 8 động cơ của S-31 nhưng vì không phải mang tên lửa, có có tầm hoạt động, tốc độ và khả năng tải trọng lớn hơn một chút.
Nó có hệ thống định vị 2 radar tìm kiếm cùng hệ thống tìm kiếm hồng ngoại và quang học thông thường. Trung tâm y tế ngay trên tàu gồm phòng cấp cứu, phòng mổ, phòng hồi sức tích cực, phòng hậu phẫu.
Trang thiết bị hết sức tối tân hiện đại, có khả năng phản ứng nhanh trước những tai nạn biển, chỉ cần mất 15 phút chuẩn bị sau khi nhận được lệnh từ đội PSE. Sau năm 1991, dự án này vẫn được phát triển nhưng rất chậm.
Cuối cùng nó cũng không gắng gượng được trong một nước Nga thiếu thốn đủ bề thời hậu Liên Xô. Việc đóng mới phải tạm dừng bất chấp 95% công việc đã được hoàn tất. S-33 không thể ra đời quả là một sự đáng tiếc lớn.
Bây giờ, “xác” của Lun S-31 đang bạc trắng vì sương gió tại một bến tàu hoang ở Dagestan. Một kết thúc bi thảm cho “kẻ hủy diệt” một thời khiến những người còn tâm huyết không khỏi đau lòng.
Sau một thời gian dài tăng trưởng, nước Nga bây giờ đã có thể giải quyết được nhiều vấn đề về kinh tế, họ có điều kiện để dành mối quan tâm trở lại một số chương trình “siêu đẳng” một thời của Liên Xô, trong đó có Ekranoplan. Những tuyên bố về một chương trình mới đã được phát ra vào năm 2007. Gần nhất, cuối năm 2012 người Nga có vẻ đã đi những bước đầu tiên để làm sống lại quái vật bay, những kết quả sẽ có trong vài năm tới.
Trong tình hình đối đầu căng thẳng giữa Moscow và phương Tây hiện nay, người ta đã lại một lần nữa nhắc tới sự hồi sinh của“quái thú”. Giấc mơ vĩ đại của Alexeyev đã có lúc được so sánh với Tupolev hay Korolyov nhưng nó đã phải chịu quá nhiều trắc trở, liệu rằng chúng ta có thể hy vọng vaò một tương lai không xa, giấc mơ dang dở của ông sẽ được hoàn thành?.
Người Mỹ thời điểm đó đã đánh giá được tương đối rõ ràng mức độ nguy hiểm của những thiết kế kỳ quái của Liên Xô. Họ gọi Lun là sát thủ tàu sân bay, thậm trí còn thành lập một ủy ban đặc biệt nhằm mục đích đối phó với “Bước đột phá của Nga”. Theo nhận định của các nhà chiến lược Lầu Năm Góc, quái vật này được Liên Xô tạo ra để chinh phạt Tây Âu.
Có lẽ họ sẽ phải tốn công sức và đầu tư tương đối vào ủy ban đó nếu không có sự giúp đỡ bất ngờ từ phía kẻ thù. Năm 1991 Liên Xô sụp đổ, Lun chịu chung số phận với nhiều “siêu vũ khí” khác cùng, nó bị buộc “nghỉ hưu”.
Lun còn một người anh em song sinh nữa. Đó là phiên bản cứu hộ của Ekranoplan này, được định danh là S-33. Nó được phát triển sau vụ tai nạn tàu ngầm thảm khốc "Komsomolets" ngày 7/4/1989, khi đó điều kiện mưa bão rất khốc liệt, địa điểm xảy ra tai nạn lại ở xa, nên các phương tiện cứu hộ gần như bất lực khiến số người thiệt mạng gia tăng.
Sau thảm họa, chính phủ đã ra quyết định thành lập một đội cứu hộ dựa trên thành phần chính là ekranoplan cứu hộ_ đội SAR WIG (PSE).
Phiên bản S-33 thuộc Project 09037, chỉ trang bị 6 động cơ thay vì 8 động cơ của S-31 nhưng vì không phải mang tên lửa, có có tầm hoạt động, tốc độ và khả năng tải trọng lớn hơn một chút.
Nó có hệ thống định vị 2 radar tìm kiếm cùng hệ thống tìm kiếm hồng ngoại và quang học thông thường. Trung tâm y tế ngay trên tàu gồm phòng cấp cứu, phòng mổ, phòng hồi sức tích cực, phòng hậu phẫu.
Trang thiết bị hết sức tối tân hiện đại, có khả năng phản ứng nhanh trước những tai nạn biển, chỉ cần mất 15 phút chuẩn bị sau khi nhận được lệnh từ đội PSE. Sau năm 1991, dự án này vẫn được phát triển nhưng rất chậm.
Cuối cùng nó cũng không gắng gượng được trong một nước Nga thiếu thốn đủ bề thời hậu Liên Xô. Việc đóng mới phải tạm dừng bất chấp 95% công việc đã được hoàn tất. S-33 không thể ra đời quả là một sự đáng tiếc lớn.
Bây giờ, “xác” của Lun S-31 đang bạc trắng vì sương gió tại một bến tàu hoang ở Dagestan. Một kết thúc bi thảm cho “kẻ hủy diệt” một thời khiến những người còn tâm huyết không khỏi đau lòng.
Sau một thời gian dài tăng trưởng, nước Nga bây giờ đã có thể giải quyết được nhiều vấn đề về kinh tế, họ có điều kiện để dành mối quan tâm trở lại một số chương trình “siêu đẳng” một thời của Liên Xô, trong đó có Ekranoplan. Những tuyên bố về một chương trình mới đã được phát ra vào năm 2007. Gần nhất, cuối năm 2012 người Nga có vẻ đã đi những bước đầu tiên để làm sống lại quái vật bay, những kết quả sẽ có trong vài năm tới.
Trong tình hình đối đầu căng thẳng giữa Moscow và phương Tây hiện nay, người ta đã lại một lần nữa nhắc tới sự hồi sinh của“quái thú”. Giấc mơ vĩ đại của Alexeyev đã có lúc được so sánh với Tupolev hay Korolyov nhưng nó đã phải chịu quá nhiều trắc trở, liệu rằng chúng ta có thể hy vọng vaò một tương lai không xa, giấc mơ dang dở của ông sẽ được hoàn thành?.