Thông tin trên mới được tờ báo tiếng Trung Duowei tại Mỹ cho biết hôm 12/5. Theo đó, ngay cả khi Trung Quốc đã phát triển được 5 chiếc máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 nhưng vẫn không thể nào sản xuất thêm được 5 chiếc nữa do thiếu khung thân máy bay Il-76.
Trước đó, Trung Quốc đã từng có thời gian lâu dài theo đuổi việc phát triển máy bay cảnh báo sớm thế hệ đầu tiên dựa vào loại máy bay ném bom Tu-4 của Liên Xô từ những năm 1960.
|
Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của Trung Quốc.
|
Tuy nhiên, Trung Quốc đã không thể đưa các máy bay cảnh báo sớm có tên gọi KJ-1 vào phục vụ bởi vì không thể nào thiết lập được một hệ thống radar phù hợp. Thậm chí người ta vẫn còn chưa rõ rằng, liệu Trung Quốc đã từng thử nghiệm bay đối với KJ-1 hay chưa. Song chỉ biết, KJ-1 đang được trưng bày tại Bảo tàng Hàng không Trung Quốc ở Bắc Kinh.
Phải tới cuối những năm 1990, Trung Quốc mới đặt mua hệ thống radar Phalcon từ Israel để trang bị cho 4 phiên bản máy bay được nâng cấp từ loại máy bay vận tải IL-76 của Nga.
Song, hợp đồng đã bị hủy bỏ do sự phản đối của Mỹ. Sau đó, Trung Quốc đã đầu tư vào phát triển một máy bay cảnh báo sớm sử dụng hệ thống radar mảng pha, bằng cách tích hợp vào Il-76 loại radar nội địa dạng hình đĩa. Cuối cùng đến năm 2004, nước này đã chế tạo thành công KJ-2000.
|
Sản xuất KJ-2000 Trung Quốc đang mắc vào "gõ cụt" do thiếu khung thân máy bay IL-76 từ Nga.
|
Nhưng phía Trung Quốc vẫn rất phụ thuộc vào Nga. Bởi vì tất cả các
máy bay KJ-2000 được sản xuất đều dựa trên khung máy bay vận tải Il-76 được mua từ Nga. Chính vì thế, Trung Quốc không tài nào có thể sản xuất máy bay cảnh báo sớm với số lượng lớn.
Thậm chí ngay cả khi Bắc Kinh chuyển sang mua các máy bay tương tự với Il-76 từ các nước khác thì đến nay vẫn chưa có bất kỳ chiếc máy bay nào được cải biến thành KJ-2000.
Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã lên kế hoạch thử nghiệm loại máy bay vận tải nội địa mới Y-20. Tất nhiên, để thực hiện được điều đó sẽ không phải trong thời gian ngắn đã có thể hoàn thành.