Hạm đội Biển Đen được thành lập ngày 13/5/1783 bởi Hoàng tử Grigory Potemkin, đặt căn cứ chính tại thành phố Sevastopol (Crimea). Ảnh: pháo thủ phòng không Hạm đội Biển Đen chuẩn bị đẩy lùi cuộc không kích trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.Hạm đội Biển Đen ra đời trong bối cảnh nước Nga phải vật lộn chống lại Đế quốc Ottoman đe dọa. Năm 1790, lực lượng Hải quân Nga dưới sự chỉ huy của Đô đốc Fyodor Ushakov đã đánh bại hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ tại trận chiến eo biển Kerch. Ảnh: lính thủy đánh bộ và thủy thủ Hạm đội Biển Đen bảo vệ Odessa, đang giúp châm thuốc cho nhau.Trong thế kỷ 18-19, Hạm đội Biển Đen đã tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh ác liệt với Thổ Nhĩ Kỳ, PHáp. Hạm đội đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ Sevastopol giai đoạn 1854-1855. Ảnh: chiến sĩ Hạm đội Biển Đen trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, năm 1942.Sau thất bại trận chiến Crimean giai đoạn 1853-1856, Nga mất đi quyền kiểm soát Biển Đen, đồng nghĩa Hạm đội Biển Đen không còn nơi hoạt động, quản lý. Chỉ tới khi lệnh cấm bị dỡ bỏ năm 1871, Đế quốc Nga tái lập lại hạm đội với đội tàu bọc giáp chạy bằng hơi nước. Ảnh: thủy thủ Hạm đội Biển Đen luyện tập mang vác lính bị thương trên tàu tuần dương Mikhail Kutuzov.Đến đầu thế kỷ 20, Hạm đội Biển Đen trở thành lực lượng quân sự lớn ở khu vực phía Nam Nga. Mùa thu 1917, hạm đội có trong biên chế tổng cộng 177 tàu và một số đội tàu vận tải. Ảnh: thủy thủ tàu phóng ngư lôi cao tốc trong nhiệm vụ chiến đấu.Mùa xuân năm 1918, lực lượng Hạm đội Biển Đen đã chiến đấu ngoan cường chống lại bước tiến của quân Đức (Chiến tranh Thế giới thứ nhất). Sau khi Crimea và Sevastopol rơi vào tay địch, hạm đội được tái triển khai ở Novorossiysk tiếp tục chiến đấu. Tháng 6/1918, toàn bộ đội tàu hạm đội được đánh đắm để tránh rơi vào tay Đức. Ảnh: duyệt binh của Hạm đội Biển Đen trong ngày Hải quân ở Sevastopol.Trong tháng 5/1920, chính quyền Liên Xô thành lập lực lượng hải quân ở Biển Đen và biển Azov. Tháng 1/1935, hạm đội mới được lấy lại tên cũ của nó - Hạm đội Biển Đen. Vốn liếng tàu bè ban đầu được lấy từ Hạm đội Baltic. Trước khi xảy ra CTTG II, nhiều tàu mới cùng trang bị tiếp tục được đầu tư cho hạm đội.Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945), hạm đội làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ, bờ biển, trạm thông tin liên lạc và thực hiện không kích vào quân địch. Lực lượng của đội tàu tham gia bảo vệ Odessa, Sevastopol, Novorossiysk và Tuapse. Trong chiến tranh, lực lượng hạm đội thực hiện 24 nhiệm vụ đổ bộ, đánh chìm 835 và đánh trúng 539 tàu địch. Ảnh: thủy thủ hạm đội thực hiện điệu nhảy truyền thống Yablochko.Sau chiến tranh, cơ sở hạ tầng của hạm đội được khôi phục và hiện đại hóa. Lực lượng này được giao nhiệm vụ bảo vệ đường biên giới phía Nam của Liên Xô. Đội tàu mặt nước, tàu ngầm, hàng không hải quân hạm đội hoạt động ở nhiều vùng khác nhau khắp thế giới. Ảnh: thủy thủ hạm đội diễu binh ở căn cứ Sevastopol.Sau khi Liên Xô sụp đổ, tháng 8/1992, Hạm đội Biển Đen hoạt động như một hạm đội "chung" (vừa của Nga và vừa của Ukraine). Dựa trên thỏa thuận các năm 1995 và 1997, Hạm đội Biển Đen Nga và Hạm đội Biển Đen Ukraine được thành lập. Ảnh: lính Nga đứng trên tàu hộ vệ săn ngầm cỡ nhỏ Alexandrovets ở Sevastopol.Ngày 12/6/1997, lá cờ St.Andrew - cờ của Hải quân NGa được kéo lên một lần nữa trên các tàu Hạm đội Biển Đen. Lực lượng của nó tiếp tục không những hiện diện ở Địa Trung Hải, mà còn ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ảnh: các tàu cứu hỏa PZhS-123 trong lễ diễu binh ngày Hải quân Nga ở Sevastopol.Ngày 27/4/2010, Tổng thống Nga-Ukraine đã ký thỏa thuận song phương về việc cho phép Nga thuê các cơ sở ở Crimea (Ukraine) thêm hàng chục năm nữa. Ảnh: tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Grigorovich được thiết kế cho Hạm đội Biển Đen trước khi được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Yantar Baltic.Trong năm 2010, Hạm đội Biển Đen trở thành một phần của Quanan khu phía Nam Nga. Ảnh: Thủy thủ Hạm đội diễu hành trong Ngày Hải quân ở Sevastopol.Văn công Hạm đội Biển Đen nhảy múa biểu diễn cho những người ủng hộ nước Nga tại quảng trường Lenin, thành phố Simferopol ở thời khắc lịch sử - Crimea sáp nhập về Nga.Hạm đội Biển Đen là một phần không thể thiếu của các lực lượng Hải quân Nga và nhằm duy trì an ninh quân sự miền nam Nga. Hạm đội bao gồm các tàu ngầm phi hạt nhân, tàu tên lửa, tàu săn ngầm, không quân hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển. Hạm đội có quân số 11.000 người, 41 tàu chiến và 3 tàu ngầm.Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nga, đến năm 2020, Hạm đội Biển Đen sẽ nhận thêm gần 30 tàu chiến các loại và tàu hỗ trợ. Đến cuối năm 2016, đơn vị 6 tàu ngầm mới Varsahvyanka Project 636.3 sẽ được thành lập. Năm 2017, căn cứ mới ở Novorossiysk sẽ được hoàn thành - đây là nơi triển khai khác dành cho hạm đội, ngoài Sevastopol.
Hạm đội Biển Đen được thành lập ngày 13/5/1783 bởi Hoàng tử Grigory Potemkin, đặt căn cứ chính tại thành phố Sevastopol (Crimea). Ảnh: pháo thủ phòng không Hạm đội Biển Đen chuẩn bị đẩy lùi cuộc không kích trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Hạm đội Biển Đen ra đời trong bối cảnh nước Nga phải vật lộn chống lại Đế quốc Ottoman đe dọa. Năm 1790, lực lượng Hải quân Nga dưới sự chỉ huy của Đô đốc Fyodor Ushakov đã đánh bại hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ tại trận chiến eo biển Kerch. Ảnh: lính thủy đánh bộ và thủy thủ Hạm đội Biển Đen bảo vệ Odessa, đang giúp châm thuốc cho nhau.
Trong thế kỷ 18-19, Hạm đội Biển Đen đã tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh ác liệt với Thổ Nhĩ Kỳ, PHáp. Hạm đội đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ Sevastopol giai đoạn 1854-1855. Ảnh: chiến sĩ Hạm đội Biển Đen trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, năm 1942.
Sau thất bại trận chiến Crimean giai đoạn 1853-1856, Nga mất đi quyền kiểm soát Biển Đen, đồng nghĩa Hạm đội Biển Đen không còn nơi hoạt động, quản lý. Chỉ tới khi lệnh cấm bị dỡ bỏ năm 1871, Đế quốc Nga tái lập lại hạm đội với đội tàu bọc giáp chạy bằng hơi nước. Ảnh: thủy thủ Hạm đội Biển Đen luyện tập mang vác lính bị thương trên tàu tuần dương Mikhail Kutuzov.
Đến đầu thế kỷ 20, Hạm đội Biển Đen trở thành lực lượng quân sự lớn ở khu vực phía Nam Nga. Mùa thu 1917, hạm đội có trong biên chế tổng cộng 177 tàu và một số đội tàu vận tải. Ảnh: thủy thủ tàu phóng ngư lôi cao tốc trong nhiệm vụ chiến đấu.
Mùa xuân năm 1918, lực lượng Hạm đội Biển Đen đã chiến đấu ngoan cường chống lại bước tiến của quân Đức (Chiến tranh Thế giới thứ nhất). Sau khi Crimea và Sevastopol rơi vào tay địch, hạm đội được tái triển khai ở Novorossiysk tiếp tục chiến đấu. Tháng 6/1918, toàn bộ đội tàu hạm đội được đánh đắm để tránh rơi vào tay Đức. Ảnh: duyệt binh của Hạm đội Biển Đen trong ngày Hải quân ở Sevastopol.
Trong tháng 5/1920, chính quyền Liên Xô thành lập lực lượng hải quân ở Biển Đen và biển Azov. Tháng 1/1935, hạm đội mới được lấy lại tên cũ của nó - Hạm đội Biển Đen. Vốn liếng tàu bè ban đầu được lấy từ Hạm đội Baltic. Trước khi xảy ra CTTG II, nhiều tàu mới cùng trang bị tiếp tục được đầu tư cho hạm đội.
Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945), hạm đội làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ, bờ biển, trạm thông tin liên lạc và thực hiện không kích vào quân địch. Lực lượng của đội tàu tham gia bảo vệ Odessa, Sevastopol, Novorossiysk và Tuapse. Trong chiến tranh, lực lượng hạm đội thực hiện 24 nhiệm vụ đổ bộ, đánh chìm 835 và đánh trúng 539 tàu địch. Ảnh: thủy thủ hạm đội thực hiện điệu nhảy truyền thống Yablochko.
Sau chiến tranh, cơ sở hạ tầng của hạm đội được khôi phục và hiện đại hóa. Lực lượng này được giao nhiệm vụ bảo vệ đường biên giới phía Nam của Liên Xô. Đội tàu mặt nước, tàu ngầm, hàng không hải quân hạm đội hoạt động ở nhiều vùng khác nhau khắp thế giới. Ảnh: thủy thủ hạm đội diễu binh ở căn cứ Sevastopol.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, tháng 8/1992, Hạm đội Biển Đen hoạt động như một hạm đội "chung" (vừa của Nga và vừa của Ukraine). Dựa trên thỏa thuận các năm 1995 và 1997, Hạm đội Biển Đen Nga và Hạm đội Biển Đen Ukraine được thành lập. Ảnh: lính Nga đứng trên tàu hộ vệ săn ngầm cỡ nhỏ Alexandrovets ở Sevastopol.
Ngày 12/6/1997, lá cờ St.Andrew - cờ của Hải quân NGa được kéo lên một lần nữa trên các tàu Hạm đội Biển Đen. Lực lượng của nó tiếp tục không những hiện diện ở Địa Trung Hải, mà còn ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ảnh: các tàu cứu hỏa PZhS-123 trong lễ diễu binh ngày Hải quân Nga ở Sevastopol.
Ngày 27/4/2010, Tổng thống Nga-Ukraine đã ký thỏa thuận song phương về việc cho phép Nga thuê các cơ sở ở Crimea (Ukraine) thêm hàng chục năm nữa. Ảnh: tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Grigorovich được thiết kế cho Hạm đội Biển Đen trước khi được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Yantar Baltic.
Trong năm 2010, Hạm đội Biển Đen trở thành một phần của Quanan khu phía Nam Nga. Ảnh: Thủy thủ Hạm đội diễu hành trong Ngày Hải quân ở Sevastopol.
Văn công Hạm đội Biển Đen nhảy múa biểu diễn cho những người ủng hộ nước Nga tại quảng trường Lenin, thành phố Simferopol ở thời khắc lịch sử - Crimea sáp nhập về Nga.
Hạm đội Biển Đen là một phần không thể thiếu của các lực lượng Hải quân Nga và nhằm duy trì an ninh quân sự miền nam Nga. Hạm đội bao gồm các tàu ngầm phi hạt nhân, tàu tên lửa, tàu săn ngầm, không quân hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển. Hạm đội có quân số 11.000 người, 41 tàu chiến và 3 tàu ngầm.
Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nga, đến năm 2020, Hạm đội Biển Đen sẽ nhận thêm gần 30 tàu chiến các loại và tàu hỗ trợ. Đến cuối năm 2016, đơn vị 6 tàu ngầm mới Varsahvyanka Project 636.3 sẽ được thành lập. Năm 2017, căn cứ mới ở Novorossiysk sẽ được hoàn thành - đây là nơi triển khai khác dành cho hạm đội, ngoài Sevastopol.