Theo trang mạng Hải quân Mỹ, cuộc tập trận AnnualEx 2013 được tổ chức nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng phòng thủ và phối hợp tác chiến giữa Lực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) và Hải quân Mỹ thông qua việc huấn luyện trong các hoạt động trên không và trên biển. Lực lượng tham gia về phía Mỹ có tàu sân bay USS George Washington (CVN 73), tuần dương tên lửa USS Antietam (CG 54), tàu khu trục tên lửa USS Curtis Wilbur (DDG 54), USS Lassen (DDG 82), USS McCampbell (DDG 85) và USS Mustin (DDG-89). Trong ảnh là tàu sân bay hạt nhân USS George Washington trên vùng biển Nhật Bản trong cuộc tập trận AnnualEx 2013.
Cuộc tập trận diễn ra tại các vùng biển xung quanh Nhật Bản, bao gồm các khoa mục như các đơn vị hải quân tham gia vào các kịch bản huấn luyện tác chiến hàng hải toàn diện ở cả trên không, trên mặt biển và ngầm dưới nước nhằm hỗ trợ phòng thủ Nhật Bản. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh tình hình Hoa Đông hết sức nóng bỏng sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập cái gọi là khu vực nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Trong ảnh là máy bay tấn công điện tử EA-18G Growler chuẩn bị cất cánh trên tàu sân bay USS George Washington (CVN 73).
Cuộc tập trận AnnualEx cho phép Mỹ và Nhật Bản luyện tập và đánh giá sự phối hợp, những thủ tục và các yếu tố tương tác cần thiết để cùng đối phó có hiệu quả trong việc bảo vệ Nhật Bản hoặc với một cuộc khủng hoảng trong khu vực hoặc những tình huống bất ngờ trong khu vực Đông Dương - châu Á - Thái Bình Dương. Trong ảnh là tiêm kích hạm F/A-18E/F đang cất cánh trên tàu sân bay Washington.
Trực thăng Lực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) hạ cánh trên boong tàu USS George Washington (CVN 73).
Tàu tuần dương tên lửa USS Antietam (CG 54) thuộc lớp tàu tên lửa lớn nhất Hải quân Mỹ Ticonderoga có lượng giãn nước gần 10.000 tấn, dài 173m, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân kết hợp hệ thống vũ khí phóng thẳng đứng gồm 122 ống lắp được tên lửa đối không tầm xa SM-2, tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3, tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống tàu ngầm tầm xa… Các tàu khu trục còn lại đều thuộc lớp Arleigh Burke, trong ảnh là tàu khu trục tên lửa USS Curtis Wilbur (DDG 54).
Tàu khu trục lớp Arleigh Burke có lượng giãn nước từ 8.000-10.000 tấn (tùy từng biến thể), dài 154-155m, rộng 20m, được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến với radar mạng pha AN/SPY-1 có thể phát hiện mọi mục tiêu trên không kể cả tên lửa đạn đạo. Trong ảnh là tàu khu trục USS Lassen (DDG 82).
Lớp tàu này được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 với 90-96 ống phóng chứa đủ loại tên lửa tương tự Ticonderoga. Trong ảnh là tàu khu trục USS McCampbell (DDG 85).
Ngoài các tàu chiến, Hải quân Mỹ còn điều động cả máy bay tuần tra chống ngầm tầm xa, máy bay trinh sát tham gia cuộc tập trận quy mô lớn.
Theo trang mạng Hải quân Mỹ, cuộc tập trận AnnualEx 2013 được tổ chức nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng phòng thủ và phối hợp tác chiến giữa Lực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) và Hải quân Mỹ thông qua việc huấn luyện trong các hoạt động trên không và trên biển.
Lực lượng tham gia về phía Mỹ có tàu sân bay USS George Washington (CVN 73), tuần dương tên lửa USS Antietam (CG 54), tàu khu trục tên lửa USS Curtis Wilbur (DDG 54), USS Lassen (DDG 82), USS McCampbell (DDG 85) và USS Mustin (DDG-89). Trong ảnh là tàu sân bay hạt nhân USS George Washington trên vùng biển Nhật Bản trong cuộc tập trận AnnualEx 2013.
Cuộc tập trận diễn ra tại các vùng biển xung quanh Nhật Bản, bao gồm các khoa mục như các đơn vị hải quân tham gia vào các kịch bản huấn luyện tác chiến hàng hải toàn diện ở cả trên không, trên mặt biển và ngầm dưới nước nhằm hỗ trợ phòng thủ Nhật Bản.
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh tình hình Hoa Đông hết sức nóng bỏng sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập cái gọi là khu vực nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Trong ảnh là máy bay tấn công điện tử EA-18G Growler chuẩn bị cất cánh trên tàu sân bay USS George Washington (CVN 73).
Cuộc tập trận AnnualEx cho phép Mỹ và Nhật Bản luyện tập và đánh giá sự phối hợp, những thủ tục và các yếu tố tương tác cần thiết để cùng đối phó có hiệu quả trong việc bảo vệ Nhật Bản hoặc với một cuộc khủng hoảng trong khu vực hoặc những tình huống bất ngờ trong khu vực Đông Dương - châu Á - Thái Bình Dương. Trong ảnh là tiêm kích hạm F/A-18E/F đang cất cánh trên tàu sân bay Washington.
Trực thăng Lực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) hạ cánh trên boong tàu USS George Washington (CVN 73).
Tàu tuần dương tên lửa USS Antietam (CG 54) thuộc lớp tàu tên lửa lớn nhất Hải quân Mỹ Ticonderoga có lượng giãn nước gần 10.000 tấn, dài 173m, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân kết hợp hệ thống vũ khí phóng thẳng đứng gồm 122 ống lắp được tên lửa đối không tầm xa SM-2, tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3, tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống tàu ngầm tầm xa…
Các tàu khu trục còn lại đều thuộc lớp Arleigh Burke, trong ảnh là tàu khu trục tên lửa USS Curtis Wilbur (DDG 54).
Tàu khu trục lớp Arleigh Burke có lượng giãn nước từ 8.000-10.000 tấn (tùy từng biến thể), dài 154-155m, rộng 20m, được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến với radar mạng pha AN/SPY-1 có thể phát hiện mọi mục tiêu trên không kể cả tên lửa đạn đạo. Trong ảnh là tàu khu trục USS Lassen (DDG 82).
Lớp tàu này được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 với 90-96 ống phóng chứa đủ loại tên lửa tương tự Ticonderoga. Trong ảnh là tàu khu trục USS McCampbell (DDG 85).
Ngoài các tàu chiến, Hải quân Mỹ còn điều động cả máy bay tuần tra chống ngầm tầm xa, máy bay trinh sát tham gia cuộc tập trận quy mô lớn.