Nhà máy chế tạo máy bay Aviastar-SP là nơi chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất những chiếc máy bay vận tải Il-476 thế hệ mới cho Không quân Nga. Nó vốn được biết tới như một trong những biến thể hiện đại hóa của dòng máy bay vận tải quân sự Il-76 do Liên Xô phát triển.Aviastar-SP có trụ sở chính tại thành phố Ulyanovsk nằm ở phía Đông Moscow, nó được thành lập từ năm 1976 và hoạt động liên tục cho tới nay, Aviastar-SP cũng khá nổi tiếng với dòng máy bay vận tải thương mại như An-124 Ruslan hay Tu-204.Trong ảnh là phần đầu của một chiếc Il-476 trong dây chuyền lắp ráp, mỗi phần hay bộ phận của một chiếc IL-467 đều được Aviastar-SP sản xuất từ trước và chúng sẽ được lắp ráp lại với nhau tại dây chuyền lắp ráp chính.Phần mũi máy bay của một chiếc Il-476 đang đợi được lắp ráp.Về mặt thiết kế cơ bản Il-476 không có quá nhiều sự khác biệt so với Il-76, tuy nhiên bên trong của Il-476 là một cuộc “cách mạng” thật sự với việc nó được trang bị mẫu động cơ phản lực PS-90 cùng với đó là hệ thống trang thiết bị điện tử được hiện đại hóa hoàn toàn.Cận cảnh dây chuyền lắp ráp Il-476 nhìn từ trên cao, hàng chục bộ phận khác nhau sẽ được lắp ráp lại để tạo ra phần thân cơ bản của một chiếc Il-476.Với hàng loạt nâng cấp mới do đó sẽ khá dễ hiểu khi Il-476 có khả năng mang theo tới 60 tấn hàng hóa thay vì chỉ 48 tấn như các phiên bản Il-76 trước đó.Sau khi phần thân của Il-476 được hoàn thiện thì lúc này phần cánh chính được lắp sẵn của nó mới được đưa vào dây chuyền.Với dây chuyền lắp ráp theo dạng modul tại cùng một thời điểm Aviastar-SP có thể thực hiện việc lắp ráp cùng một lúc nhiều chiếc Il-476.Sải cánh của một chiếc Il-476 dài tới hơn 50m với trọng lượng cất cánh tối đa có thể đạt 195 tấn đối với phiên bản Il-76 tiêu chuẩn.Một chiếc Il-476 sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh, tuy nhiên để hoàn thiện hệ thống động cơ và trang thiết bị điện tử trên máy bay thì Il-476 cần phải thêm khoảng thời gian khá dài nữa.Hình ảnh một chiếc Il-476 khác được lắp ráp đồng thời tại Aviastar-SP với phần thân và cánh máy bay vẫn chưa được hoàn thiện.Toàn cảnh hai chiếc Il-476 khi nhìn từ trên cao.Ngoài biến thể máy bay vận tải chiến lược Il-476 Aviastar-SP còn tiến hành sản xuất dòng máy bay tiếp nhiên liệu trên không thế hệ mới cho Quân đội Nga là Ilyushin-78M-90A dựa trên nền tảng của Il-476.Một chiếc Il-476 gần như được hoàn thiện với lớp sơn ngụy trang mới của các dòng máy bay vận tải quân sự của Không quân Nga.Hiện tại Quân đội Nga sở hữu phi đội gồm hơn 110 chiếc Il-76 với nhiều biến thể khác và con số này có thể tăng thêm khi trong năm 2012 Bộ Quốc phòng Nga đã chi tới 4 tỷ USD cho chương trình mua mới khoảng 39 chiếc Il-476.Chiếc Il-476 mới của Không quân Nga mang số hiệu 78650 trước khi được xuất xưởng để thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình.
Nhà máy chế tạo máy bay Aviastar-SP là nơi chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất những chiếc máy bay vận tải Il-476 thế hệ mới cho Không quân Nga. Nó vốn được biết tới như một trong những biến thể hiện đại hóa của dòng máy bay vận tải quân sự Il-76 do Liên Xô phát triển.
Aviastar-SP có trụ sở chính tại thành phố Ulyanovsk nằm ở phía Đông Moscow, nó được thành lập từ năm 1976 và hoạt động liên tục cho tới nay, Aviastar-SP cũng khá nổi tiếng với dòng máy bay vận tải thương mại như An-124 Ruslan hay Tu-204.
Trong ảnh là phần đầu của một chiếc Il-476 trong dây chuyền lắp ráp, mỗi phần hay bộ phận của một chiếc IL-467 đều được Aviastar-SP sản xuất từ trước và chúng sẽ được lắp ráp lại với nhau tại dây chuyền lắp ráp chính.
Phần mũi máy bay của một chiếc Il-476 đang đợi được lắp ráp.
Về mặt thiết kế cơ bản Il-476 không có quá nhiều sự khác biệt so với Il-76, tuy nhiên bên trong của Il-476 là một cuộc “cách mạng” thật sự với việc nó được trang bị mẫu động cơ phản lực PS-90 cùng với đó là hệ thống trang thiết bị điện tử được hiện đại hóa hoàn toàn.
Cận cảnh dây chuyền lắp ráp Il-476 nhìn từ trên cao, hàng chục bộ phận khác nhau sẽ được lắp ráp lại để tạo ra phần thân cơ bản của một chiếc Il-476.
Với hàng loạt nâng cấp mới do đó sẽ khá dễ hiểu khi Il-476 có khả năng mang theo tới 60 tấn hàng hóa thay vì chỉ 48 tấn như các phiên bản Il-76 trước đó.
Sau khi phần thân của Il-476 được hoàn thiện thì lúc này phần cánh chính được lắp sẵn của nó mới được đưa vào dây chuyền.
Với dây chuyền lắp ráp theo dạng modul tại cùng một thời điểm Aviastar-SP có thể thực hiện việc lắp ráp cùng một lúc nhiều chiếc Il-476.
Sải cánh của một chiếc Il-476 dài tới hơn 50m với trọng lượng cất cánh tối đa có thể đạt 195 tấn đối với phiên bản Il-76 tiêu chuẩn.
Một chiếc Il-476 sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh, tuy nhiên để hoàn thiện hệ thống động cơ và trang thiết bị điện tử trên máy bay thì Il-476 cần phải thêm khoảng thời gian khá dài nữa.
Hình ảnh một chiếc Il-476 khác được lắp ráp đồng thời tại Aviastar-SP với phần thân và cánh máy bay vẫn chưa được hoàn thiện.
Toàn cảnh hai chiếc Il-476 khi nhìn từ trên cao.
Ngoài biến thể máy bay vận tải chiến lược Il-476 Aviastar-SP còn tiến hành sản xuất dòng máy bay tiếp nhiên liệu trên không thế hệ mới cho Quân đội Nga là Ilyushin-78M-90A dựa trên nền tảng của Il-476.
Một chiếc Il-476 gần như được hoàn thiện với lớp sơn ngụy trang mới của các dòng máy bay vận tải quân sự của Không quân Nga.
Hiện tại Quân đội Nga sở hữu phi đội gồm hơn 110 chiếc Il-76 với nhiều biến thể khác và con số này có thể tăng thêm khi trong năm 2012 Bộ Quốc phòng Nga đã chi tới 4 tỷ USD cho chương trình mua mới khoảng 39 chiếc Il-476.
Chiếc Il-476 mới của Không quân Nga mang số hiệu 78650 trước khi được xuất xưởng để thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình.