Theo tờ Army Recognition, tính từ khi được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị lần đầu tiên vào năm 1961 cho tới nay, đã có hơn 9 triệu đơn vị súng chống tăng RPG-7 (Việt Nam gọi là B41) được sản xuất vượt xa mọi loại vũ khí chống tăng từng được chế tạo. Nó có mặt trong quân đội và lực lượng bán vũ trang tại hơn 100 quốc gia trên thế giới và xuất hiện ở hầu hết mọi cuộc xung đột từ Chiến tranh Lạnh cho đến nay.Có một thực tế rằng với công nghệ phòng vệ trên xe tăng ngày nay, RPG-7 đã không còn trở nên quá nguy hiểm như trước đây nhưng không phải vì vậy mà vai trò của mẫu súng phóng lựu chống tăng này bị lu mờ khi nó vẫn là loại vũ khí chống lại các phương tiện cơ giới hiệu quả nhất trên chiến trường. Với các loại đạn xuyên giáp thế hệ mới, RPG-7 vẫn có thể đảm bảo khả năng tấn công hiệu quả của mình đối với cả các loại xe tăng được trang bị hệ thống giáp phòng vệ tiên tiến.Tuy nhiên, với cả đạn thông thường RPG-7 vẫn có thể chở nên nguy hiểm đối với bất kỳ mẫu xe tăng nào khi chúng tấn công vào các vị trí phòng vệ yếu nhất trên một xe tăng ở cự ly gần. Và kiểu tấn công này khá phổ biến trong tác chiến đô thị nhưng cách đánh này lại đặt ra một nguy cơ nhất định đối với người sử dụng loại vũ khí chống tăng này. Do đó yêu cầu nâng cấp RPG-7 tại mỗi quốc gia đang sử dụng dòng súng phóng lựu chống tăng này đang lớn hơn bao giờ hết.Các biến thể đạn nâng cấp của RPG-7 hiện tại được thiết kế để loại bỏ các điểm yếu trên nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu tác chiến của một dòng súng chống tăng cá nhân. Trong đó có thể kể tới các biến thể đạn xuyên giáp như PG-7VL, PG-7VR với việc cải tiến thiết kế đầu đạn nổ lõm trên các phiên bản đạn PG-7 dành cho RPG-7 trước đó.Dựa trên thiết kế của RPG-7, Liên Xô phát triển các thế hệ tên lửa chống tăng dẫn đường đầu tiên như 9M14 Malyutka và 9M17 Fleyta với tầm bắn xa hơn cũng như hiệu quả hơn. Tuy nhiên các dòng tên lửa chống tăng này vẫn bị đánh giá là kém cơ động hơn so với RPG-7, do đó sau này khi Quân đội Nga đã dần loại biên 9M14 Malyutka hay 9M17 Fleyta thì RPG-7 vẫn còn tiếp tục được sử dụng rộng rãi.Và không chỉ riêng trong Quân đội Nga, mà quân đội nhiều nước trên thế giới vẫn đang tiếp tục sử dụng RPG-7 với quy mô ngày càng phổ biến hơn trước đến mức người ta so sánh loại súng phóng lựu chống tăng này với huyền thoại súng trường tấn công Ak-47 cũng do Liên Xô chế tạo. Và đi đôi với đó là việc thứ vũ khí chết người này đang dần xuất hiện nhiều hơn trong cả các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia.Ngoài sự hiệu quả trên chiến trường thì một yếu tố nữa dẫn đến sự thành công của RPG-7 chính là chi phí tối thiểu dành cho nó. Hàng trăm hay ngàn đơn vị đạn GP-7 dành cho RPG-7 có thể được xuất bán chỉ trong một ngày trên toàn thế giới với nguồn cung gần như vô tận đã khiến loại vũ khí này rẻ hơn bao giờ hết nhất là tại Trung Đông.Nếu không tính tới việc bắn hạ những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại thì ngày nay RPG-7 luôn hoàn thành tốt vai trò vai trò của mình trên chiến trường khi nó đủ khả năng gây thiệt hại nặng đối với mọi loại phương tiện bọc thép chiến đấu lẫn xe bọc thép chở quân. Điển hình như chiếc xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Quân đội Mỹ bị RPG-7 của lực lượng nổi dậy bắn hạ tại Iraq trong hình.Với tầm bắn hiệu quả từ 200m đến tối đa gần 920m RPG-7 luôn là thứ vũ khí thích hợp cho cận chiến, mục tiêu của nó khôn,g chỉ bị bó hẹp ở các phương tiện cơ giới mà còn có thể được sử dụng để tấn công các công trình quân sự, chống bộ binh hay thậm chí là cả mục tiêu bay thầm thấp như trực thăng.Mỗi binh sĩ thông thường có thể mang theo 3 quả đạn PG-7 dành cho súng chống tăng RPG-7 và hầu như họ có thể tác chiến độc lập mà không cần tới sự trợ giúp từ bên ngoài. Trong ảnh là một binh sĩ Afghanistan với đạn phân mảnh OG-7V của RPG-7 được sử dụng chủ yếu để chống bộ binh.
Theo tờ Army Recognition, tính từ khi được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị lần đầu tiên vào năm 1961 cho tới nay, đã có hơn 9 triệu đơn vị súng chống tăng RPG-7 (Việt Nam gọi là B41) được sản xuất vượt xa mọi loại vũ khí chống tăng từng được chế tạo. Nó có mặt trong quân đội và lực lượng bán vũ trang tại hơn 100 quốc gia trên thế giới và xuất hiện ở hầu hết mọi cuộc xung đột từ Chiến tranh Lạnh cho đến nay.
Có một thực tế rằng với công nghệ phòng vệ trên xe tăng ngày nay, RPG-7 đã không còn trở nên quá nguy hiểm như trước đây nhưng không phải vì vậy mà vai trò của mẫu súng phóng lựu chống tăng này bị lu mờ khi nó vẫn là loại vũ khí chống lại các phương tiện cơ giới hiệu quả nhất trên chiến trường. Với các loại đạn xuyên giáp thế hệ mới, RPG-7 vẫn có thể đảm bảo khả năng tấn công hiệu quả của mình đối với cả các loại xe tăng được trang bị hệ thống giáp phòng vệ tiên tiến.
Tuy nhiên, với cả đạn thông thường RPG-7 vẫn có thể chở nên nguy hiểm đối với bất kỳ mẫu xe tăng nào khi chúng tấn công vào các vị trí phòng vệ yếu nhất trên một xe tăng ở cự ly gần. Và kiểu tấn công này khá phổ biến trong tác chiến đô thị nhưng cách đánh này lại đặt ra một nguy cơ nhất định đối với người sử dụng loại vũ khí chống tăng này. Do đó yêu cầu nâng cấp RPG-7 tại mỗi quốc gia đang sử dụng dòng súng phóng lựu chống tăng này đang lớn hơn bao giờ hết.
Các biến thể đạn nâng cấp của RPG-7 hiện tại được thiết kế để loại bỏ các điểm yếu trên nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu tác chiến của một dòng súng chống tăng cá nhân. Trong đó có thể kể tới các biến thể đạn xuyên giáp như PG-7VL, PG-7VR với việc cải tiến thiết kế đầu đạn nổ lõm trên các phiên bản đạn PG-7 dành cho RPG-7 trước đó.
Dựa trên thiết kế của RPG-7, Liên Xô phát triển các thế hệ tên lửa chống tăng dẫn đường đầu tiên như 9M14 Malyutka và 9M17 Fleyta với tầm bắn xa hơn cũng như hiệu quả hơn. Tuy nhiên các dòng tên lửa chống tăng này vẫn bị đánh giá là kém cơ động hơn so với RPG-7, do đó sau này khi Quân đội Nga đã dần loại biên 9M14 Malyutka hay 9M17 Fleyta thì RPG-7 vẫn còn tiếp tục được sử dụng rộng rãi.
Và không chỉ riêng trong Quân đội Nga, mà quân đội nhiều nước trên thế giới vẫn đang tiếp tục sử dụng RPG-7 với quy mô ngày càng phổ biến hơn trước đến mức người ta so sánh loại súng phóng lựu chống tăng này với huyền thoại súng trường tấn công Ak-47 cũng do Liên Xô chế tạo. Và đi đôi với đó là việc thứ vũ khí chết người này đang dần xuất hiện nhiều hơn trong cả các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia.
Ngoài sự hiệu quả trên chiến trường thì một yếu tố nữa dẫn đến sự thành công của RPG-7 chính là chi phí tối thiểu dành cho nó. Hàng trăm hay ngàn đơn vị đạn GP-7 dành cho RPG-7 có thể được xuất bán chỉ trong một ngày trên toàn thế giới với nguồn cung gần như vô tận đã khiến loại vũ khí này rẻ hơn bao giờ hết nhất là tại Trung Đông.
Nếu không tính tới việc bắn hạ những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại thì ngày nay RPG-7 luôn hoàn thành tốt vai trò vai trò của mình trên chiến trường khi nó đủ khả năng gây thiệt hại nặng đối với mọi loại phương tiện bọc thép chiến đấu lẫn xe bọc thép chở quân. Điển hình như chiếc xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Quân đội Mỹ bị RPG-7 của lực lượng nổi dậy bắn hạ tại Iraq trong hình.
Với tầm bắn hiệu quả từ 200m đến tối đa gần 920m RPG-7 luôn là thứ vũ khí thích hợp cho cận chiến, mục tiêu của nó khôn,g chỉ bị bó hẹp ở các phương tiện cơ giới mà còn có thể được sử dụng để tấn công các công trình quân sự, chống bộ binh hay thậm chí là cả mục tiêu bay thầm thấp như trực thăng.
Mỗi binh sĩ thông thường có thể mang theo 3 quả đạn PG-7 dành cho súng chống tăng RPG-7 và hầu như họ có thể tác chiến độc lập mà không cần tới sự trợ giúp từ bên ngoài. Trong ảnh là một binh sĩ Afghanistan với đạn phân mảnh OG-7V của RPG-7 được sử dụng chủ yếu để chống bộ binh.