Thiết giáp hạm USS New Jersey (BB-62) hay còn được gọi là Big J là một trong những tàu chiến khổng lồ lớp Iowa. Nó cũng là con tàu có nhiều danh hiệu nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ với 19 huân chương và là con tàu thứ hai được đặt tên để vinh danh bang New Jersey (chiếc đầu tiên là BB-16).Tàu được hạ thủy vào ngày 7/12/1942 ở nhà máy đóng tàu hải quân Philadenphia. Đi vào hoạt động vào ngày 23/5/1943 cũng tại Philadenphia và ngừng hoạt động vào 8/2/1991 ở Long Beach, California. Trong ảnh là con tàu lúc hạ thủy ở Philadenphia.Thiết giáp hạm New Jersey có chiều dài 270,6m, rộng 32,92m, cao 8,84m với trọng tải 4.5000 tấn và cần tới thủy thủ đoàn 1.900 người vận hành.Theo Militaryfactory, vào năm 1943, hệ thống vũ khí trên tàu gồm 9 khẩu pháo chính cỡ nòng 406mm, 20 khẩu pháo cỡ 127mm, 80 khẩu pháo phòng không cỡ 40mm, 49 khẩu phòng không cỡ 20mm.Tuy nhiên, đến năm 1968 hệ thống vũ khí của tàu có sự thay đổi, chỉ còn giữ lại 9 khẩu pháo 406mm và 20 khẩu cỡ 127mm. Trong ảnh là các khẩu pháo 406mm ở phía mũi tàu.Năm 1982, một lần nữa tàu được thay đổi bố trí vũ khí, ngoài các khẩu pháo chính như năm 1968, tàu được trang bị thêm 32 quả tên lửa hành trình Tomahawk BGM-109, 16 quả tên lửa chống tàu RGM-84 Harpoon và 4 khẩu pháo cỡ 20mm để chống tên lửa và máy bay.Theo Wikipedia, các pháo cỡ 406mm trên tàu có thể bắn viên đạn nặng hơn 1 tấn với đầu đạn có khả năng xuyên giáp, tầm bắn 37 km. Trong ảnh là các đầu đạn pháo kích cỡ siêu khủng.Trong CTTG 2, với sự phát triển của tàu sân bay và các loại máy bay trên hạm, tàu USS New Jersey đã được trang bị hơn 100 khẩu pháo phòng không gồm loại 20mm và 40mm. Trong ảnh là hệ thống điều khiển hỏa lực của con tàu.Nhờ hỏa lực phòng không hùng hậu nên khi làm nhiệm vụ bảo vệ hạm đội tàu sân bay ngày 19/6/1944 trong trận đấu tay đôi của các phi công Hải quân Mỹ và Hải quân Đế quốc Nhật Bản trên biển Philippines, thiết giáp hạm New Jersey đã hầu như không bị hư hại nào.Sau 1945, con tàu này còn tham gia vào một số cuộc chiến tranh khác mà quân đội Mỹ có dính lứu như Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh vùng Vịnh và nội chiến Lebanon. Trong ảnh là các khẩu pháo cỡ 127mm bên mạn tàu.Trong suốt quá trình đó, con tàu này đã 3 lần bị cho tạm ngừng hoạt động vào các năm 1948, 1957 và 1969 trước khi được biên chế vào Hạm đội dự bị vào năm 1991. Đến năm 2001, con tàu này chính thức được cho nghỉ hưu và trở thành một bảo tàng.
Thiết giáp hạm USS New Jersey (BB-62) hay còn được gọi là Big J là một trong những tàu chiến khổng lồ lớp Iowa. Nó cũng là con tàu có nhiều danh hiệu nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ với 19 huân chương và là con tàu thứ hai được đặt tên để vinh danh bang New Jersey (chiếc đầu tiên là BB-16).
Tàu được hạ thủy vào ngày 7/12/1942 ở nhà máy đóng tàu hải quân Philadenphia. Đi vào hoạt động vào ngày 23/5/1943 cũng tại Philadenphia và ngừng hoạt động vào 8/2/1991 ở Long Beach, California. Trong ảnh là con tàu lúc hạ thủy ở Philadenphia.
Thiết giáp hạm New Jersey có chiều dài 270,6m, rộng 32,92m, cao 8,84m với trọng tải 4.5000 tấn và cần tới thủy thủ đoàn 1.900 người vận hành.
Theo Militaryfactory, vào năm 1943, hệ thống vũ khí trên tàu gồm 9 khẩu pháo chính cỡ nòng 406mm, 20 khẩu pháo cỡ 127mm, 80 khẩu pháo phòng không cỡ 40mm, 49 khẩu phòng không cỡ 20mm.
Tuy nhiên, đến năm 1968 hệ thống vũ khí của tàu có sự thay đổi, chỉ còn giữ lại 9 khẩu pháo 406mm và 20 khẩu cỡ 127mm. Trong ảnh là các khẩu pháo 406mm ở phía mũi tàu.
Năm 1982, một lần nữa tàu được thay đổi bố trí vũ khí, ngoài các khẩu pháo chính như năm 1968, tàu được trang bị thêm 32 quả tên lửa hành trình Tomahawk BGM-109, 16 quả tên lửa chống tàu RGM-84 Harpoon và 4 khẩu pháo cỡ 20mm để chống tên lửa và máy bay.
Theo Wikipedia, các pháo cỡ 406mm trên tàu có thể bắn viên đạn nặng hơn 1 tấn với đầu đạn có khả năng xuyên giáp, tầm bắn 37 km. Trong ảnh là các đầu đạn pháo kích cỡ siêu khủng.
Trong CTTG 2, với sự phát triển của tàu sân bay và các loại máy bay trên hạm, tàu USS New Jersey đã được trang bị hơn 100 khẩu pháo phòng không gồm loại 20mm và 40mm. Trong ảnh là hệ thống điều khiển hỏa lực của con tàu.
Nhờ hỏa lực phòng không hùng hậu nên khi làm nhiệm vụ bảo vệ hạm đội tàu sân bay ngày 19/6/1944 trong trận đấu tay đôi của các phi công Hải quân Mỹ và Hải quân Đế quốc Nhật Bản trên biển Philippines, thiết giáp hạm New Jersey đã hầu như không bị hư hại nào.
Sau 1945, con tàu này còn tham gia vào một số cuộc chiến tranh khác mà quân đội Mỹ có dính lứu như Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh vùng Vịnh và nội chiến Lebanon. Trong ảnh là các khẩu pháo cỡ 127mm bên mạn tàu.
Trong suốt quá trình đó, con tàu này đã 3 lần bị cho tạm ngừng hoạt động vào các năm 1948, 1957 và 1969 trước khi được biên chế vào Hạm đội dự bị vào năm 1991. Đến năm 2001, con tàu này chính thức được cho nghỉ hưu và trở thành một bảo tàng.