Bismarck: là một trong những mẫu thiết giáp hạm mạnh nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và cũng là thiết giáp hạm manh nhất của Hải quân Đức. Bismarck được hạ thủy vào 1939, tuy nhiên thời gian hoạt động của nó lại chỉ vỏn vẹn 8 tháng trước khi bị đánh chìm vào tháng 5/1941.Mặc dù xuất hiện trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 chỉ một khoảng thời gian ngắn, nhưng những gì Bismarck làm được trên Đại Tây Dương đã cho thấy sức mạnh đáng sợ của nó. Với nhiệm vụ chính là ngăn cản đường tiếp tế trên biển giữa Bắc Mỹ và phần còn lại của Châu Âu, gây ra hàng loạt tổn thất nặng nề không chỉ cho các đội tàu hậu cần của quân Đồng minh mà cả Hải quân Hoàng gia Anh.Thiết giáp hạm Bismarck có lưỡng giãn nước lớn hơn mọi tàu chiến của châu Âu vào thời kỳ đó, 50.300 tấn, dài 251m, tốc độ 30 hải lý/h, tầm hoạt động 16.430km. Bismarck được trang bị hệ thống giáp bảo vệ đa lớp nhằm chống lại các loại pháo hạm của đối phương, bên cạnh đó nó còn được trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh gồm: 4 hải pháo 2 nòng SK C/34 380mm, 6 hải pháo 2 nòng SK C/28 150mm, 8 hải pháo 2 nòng SK C/33 105mm, cùng nhiều pháo phòng không SK C/30 37mm và Flak 30 20mm. Bên cạnh đó nó còn có thể mang theo 4 thủy phi cơ Arado Ar 196.Yamato: là mẫu thiết giáp hạm lớn nhất từng được Hải quân Đế quốc Nhật Bản chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và được hạ thủy vào tháng 8/1940. Nó cũng là soái hạm của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản, bên cạnh đó Hải quân Nhật Bản còn sỡ hữu một tàu thiết giáp hạm khác tương tự như Yamato là Musashi.Thiết giáp hạm Yamato được chính thức đưa vào hoạt động vào cuối năm1941, và là soái hạm của Đô đốc Isoroku Yamamoto trong suốt năm 1942. Trận hải chiến đầu tiên của nó là trong trận Midway vào tháng 6/1942, với vai trò như một phần trong Hạm đội Liên hợp. Tuy là thiết giáp hạm mạnh nhất của Nhật Bản lúc đó, nhưng Yamato chỉ mang tính biểu tượng sức mạnh của Hải quân Nhật với số lần tham chiến trực tiếp khá ít ỏi. Đến năm 1945 trong cuộc phản công của Hải quân Nhật tại Okinawa nhằm ngăn bước tiến của quân Đồng Minh, Yamato luôn là đối tượng săn đuổi của các tàu khu trục, tàu sân bay Mỹ và nó bị đánh chìm vào ngày 7/4/1945.Yamato là một trong ít những thiết giáp hạm có lượng giãn nước lên tới 71.000 tấn trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, dài 263m, tốc độ 27 hải lý/h, tầm hoạt động 13.000km với thủy thủ đoàn khoảng 2.500 người. Trang bị vũ khí chính của nó gồm: 3 tháp pháo 3 nòng 460mm; 4 tháp pháo 3 nòng 155mm; 6 tháp pháo 2 nòng 127mm; 8 pháo 3 nòng 25mm và hai pháo phòng không 2 nòng 13, 2mm, bên cạnh đó nó còn được trang bị 2 máy phóng máy bay.USS Missouri (BB-63): là thiết giáp hạm thuộc lớp Iowa của Hải quân Mỹ và cũng là chiến hạm thứ 4 của Mỹ được mang được tên theo tiểu bang Missouri. Nó cũng là mẫu thiết giáp hạm cuối cùng được Mỹ chế tạo. USS Missouri có lượng giãn nước tối đa 45.000 tấn với chiều dài 270m, nó có tốc độ di chuyển tối đa là 33 hải lý/h cùng với thủy thủ đoàn 2.700 người.Missouri cũng là mẫu thiết giáp hạm tham gia nhiều cuộc chiến nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ, nó hoạt động chủ yếu trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 trên Mặt trận Thái Bình Dương, sau đó là Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991. Thiết giáp hạm USS Missouri chính thức ngưng hoạt động vào cuối tháng 3/1992 và trở thành một tàu bảo tàng của Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng, Hawaii.Hệ thống vũ khí chính trên Missouri gồm: 3 tháp pháo 3 nòng 406mm 16/50 cal Mark 7; 20 hải pháo Mark 12 5"/38 caliber 127mm; 80 pháo phòng không 40mm; 49 pháo phòng không 20mm. Từ năm 1980, con tàu trải qua hiện đại hóa, gỡ bỏ pháo 40-20mm và thay bằng 32 tên lửa hành trình Tomahawk, 16 tên lửa chống hạm Harpoon, 4 tổ hợp đánh chặn tầm gần Phalanx CIWS, cùng nhiều trang thiết bị hàng hải và tác chiến điện tử khác.Mikasa: là một mẫu thiết thiết giáp hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được chế tạo tại Anh vào đầu thế kỷ 20. Nó từng tham gia các trận hải chiến như trận Hoàng Hải ngày 10/8/1904 và trận Tsushima ngày 27/5/1905 trong chiến tranh Nga – Nhật.Mikasa là một trong những chiến hạm tốt nhất của Hải quân Nhật Bản trong những năm cuối cùng của thế kỷ 19. Cả con tàu đều được bảo vệ bởi các lớp thép dày có khả năng chống lại các loại pháo hạng nặng từ đối phương, bên cạnh đó hỏa lực của Mikasa cũng được trang bị khá tốt. Sau khi bị chìm trong một vụ hỏa hoạn, Mikasa được Hải quân Nhật trục vớt và tiếp tục suốt một thời gian dài sau đó, trước khi được trở thành một bảo tàng hải quân khi hoàn thành việc phục chế vào năm 1961 tại thành phố Yokosuka, Nhật Bản.Mikasa có lượng giãn nước khoảng 15.000 tấn với chiều dài 131m, nó có tốc độ di chuyển tối đa 18 hải lý/h và tầm hoạt động 17.000km. Hệ thống vũ khí chính trên Mikasa gồm: 2 tháp pháo 2 nòng 305mm; 14 pháo QF 6inch 40 152mm; 20 pháo QF 12 pounder 12 72mm; 6 pháo QF 3 pounder Hotchkiss 47mm; 6 pháo Hotchkiss gun 47mm cùng 4 ống phóng lôi.HMS Victory: là chiến hạm lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Anh trong thế kỷ thứ 18, nó được hạ thủy vào năm 1765. Tàu Victory được biết tới với vai trò như là kỳ hạm của Huân tước Nelson trận đại hải chiến chống hạm đội Pháp - Tây Ban Nha ở ngoài khơi Trafalgar năm 1805.Victory có thời gian phục vụ gần 30 năm và trải quá nhiều cuộc chiến ở châu Âu. Nó cũng từng là kỳ hạm dưới thời Keppel tại Ushant, kỳ hạm của Howe tại Cape Spartel và của Jervis ở Cape St Vincent. Đến Năm 1922, nó được chuyển tới một bến tàu tại Portsmouth, Anh, và được bảo quản như một tàu bảo tàng. Nó tiếp tục là soái hạm của Second Sea Lord và là con tàu hải quân lâu đời nhất vẫn còn ở hoạt động.HMS Victory có lượng giãn nước 3.500 tấn và có chiều dài 57m, với tốc độ di chuyển tối đa từ 8-9 hải lý/h cùng thủy thủ đoàn 850 người. Trang bị vũ khí của Victory gồm 104 khẩu pháo các loại được bố trí dọc hai bên thân tàu, bên cạnh đó thân tàu cũng được bọc giáp bảo vệ trước các loại pháo hạng nặng từ tàu chiến của đối phương.
Bismarck: là một trong những mẫu thiết giáp hạm mạnh nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và cũng là thiết giáp hạm manh nhất của Hải quân Đức. Bismarck được hạ thủy vào 1939, tuy nhiên thời gian hoạt động của nó lại chỉ vỏn vẹn 8 tháng trước khi bị đánh chìm vào tháng 5/1941.
Mặc dù xuất hiện trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 chỉ một khoảng thời gian ngắn, nhưng những gì Bismarck làm được trên Đại Tây Dương đã cho thấy sức mạnh đáng sợ của nó. Với nhiệm vụ chính là ngăn cản đường tiếp tế trên biển giữa Bắc Mỹ và phần còn lại của Châu Âu, gây ra hàng loạt tổn thất nặng nề không chỉ cho các đội tàu hậu cần của quân Đồng minh mà cả Hải quân Hoàng gia Anh.
Thiết giáp hạm Bismarck có lưỡng giãn nước lớn hơn mọi tàu chiến của châu Âu vào thời kỳ đó, 50.300 tấn, dài 251m, tốc độ 30 hải lý/h, tầm hoạt động 16.430km. Bismarck được trang bị hệ thống giáp bảo vệ đa lớp nhằm chống lại các loại pháo hạm của đối phương, bên cạnh đó nó còn được trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh gồm: 4 hải pháo 2 nòng SK C/34 380mm, 6 hải pháo 2 nòng SK C/28 150mm, 8 hải pháo 2 nòng SK C/33 105mm, cùng nhiều pháo phòng không SK C/30 37mm và Flak 30 20mm. Bên cạnh đó nó còn có thể mang theo 4 thủy phi cơ Arado Ar 196.
Yamato: là mẫu thiết giáp hạm lớn nhất từng được Hải quân Đế quốc Nhật Bản chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và được hạ thủy vào tháng 8/1940. Nó cũng là soái hạm của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản, bên cạnh đó Hải quân Nhật Bản còn sỡ hữu một tàu thiết giáp hạm khác tương tự như Yamato là Musashi.
Thiết giáp hạm Yamato được chính thức đưa vào hoạt động vào cuối năm1941, và là soái hạm của Đô đốc Isoroku Yamamoto trong suốt năm 1942. Trận hải chiến đầu tiên của nó là trong trận Midway vào tháng 6/1942, với vai trò như một phần trong Hạm đội Liên hợp. Tuy là thiết giáp hạm mạnh nhất của Nhật Bản lúc đó, nhưng Yamato chỉ mang tính biểu tượng sức mạnh của Hải quân Nhật với số lần tham chiến trực tiếp khá ít ỏi. Đến năm 1945 trong cuộc phản công của Hải quân Nhật tại Okinawa nhằm ngăn bước tiến của quân Đồng Minh, Yamato luôn là đối tượng săn đuổi của các tàu khu trục, tàu sân bay Mỹ và nó bị đánh chìm vào ngày 7/4/1945.
Yamato là một trong ít những thiết giáp hạm có lượng giãn nước lên tới 71.000 tấn trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, dài 263m, tốc độ 27 hải lý/h, tầm hoạt động 13.000km với thủy thủ đoàn khoảng 2.500 người. Trang bị vũ khí chính của nó gồm: 3 tháp pháo 3 nòng 460mm; 4 tháp pháo 3 nòng 155mm; 6 tháp pháo 2 nòng 127mm; 8 pháo 3 nòng 25mm và hai pháo phòng không 2 nòng 13, 2mm, bên cạnh đó nó còn được trang bị 2 máy phóng máy bay.
USS Missouri (BB-63): là thiết giáp hạm thuộc lớp Iowa của Hải quân Mỹ và cũng là chiến hạm thứ 4 của Mỹ được mang được tên theo tiểu bang Missouri. Nó cũng là mẫu thiết giáp hạm cuối cùng được Mỹ chế tạo. USS Missouri có lượng giãn nước tối đa 45.000 tấn với chiều dài 270m, nó có tốc độ di chuyển tối đa là 33 hải lý/h cùng với thủy thủ đoàn 2.700 người.
Missouri cũng là mẫu thiết giáp hạm tham gia nhiều cuộc chiến nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ, nó hoạt động chủ yếu trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 trên Mặt trận Thái Bình Dương, sau đó là Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991. Thiết giáp hạm USS Missouri chính thức ngưng hoạt động vào cuối tháng 3/1992 và trở thành một tàu bảo tàng của Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng, Hawaii.
Hệ thống vũ khí chính trên Missouri gồm: 3 tháp pháo 3 nòng 406mm 16/50 cal Mark 7; 20 hải pháo Mark 12 5"/38 caliber 127mm; 80 pháo phòng không 40mm; 49 pháo phòng không 20mm. Từ năm 1980, con tàu trải qua hiện đại hóa, gỡ bỏ pháo 40-20mm và thay bằng 32 tên lửa hành trình Tomahawk, 16 tên lửa chống hạm Harpoon, 4 tổ hợp đánh chặn tầm gần Phalanx CIWS, cùng nhiều trang thiết bị hàng hải và tác chiến điện tử khác.
Mikasa: là một mẫu thiết thiết giáp hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được chế tạo tại Anh vào đầu thế kỷ 20. Nó từng tham gia các trận hải chiến như trận Hoàng Hải ngày 10/8/1904 và trận Tsushima ngày 27/5/1905 trong chiến tranh Nga – Nhật.
Mikasa là một trong những chiến hạm tốt nhất của Hải quân Nhật Bản trong những năm cuối cùng của thế kỷ 19. Cả con tàu đều được bảo vệ bởi các lớp thép dày có khả năng chống lại các loại pháo hạng nặng từ đối phương, bên cạnh đó hỏa lực của Mikasa cũng được trang bị khá tốt. Sau khi bị chìm trong một vụ hỏa hoạn, Mikasa được Hải quân Nhật trục vớt và tiếp tục suốt một thời gian dài sau đó, trước khi được trở thành một bảo tàng hải quân khi hoàn thành việc phục chế vào năm 1961 tại thành phố Yokosuka, Nhật Bản.
Mikasa có lượng giãn nước khoảng 15.000 tấn với chiều dài 131m, nó có tốc độ di chuyển tối đa 18 hải lý/h và tầm hoạt động 17.000km. Hệ thống vũ khí chính trên Mikasa gồm: 2 tháp pháo 2 nòng 305mm; 14 pháo QF 6inch 40 152mm; 20 pháo QF 12 pounder 12 72mm; 6 pháo QF 3 pounder Hotchkiss 47mm; 6 pháo Hotchkiss gun 47mm cùng 4 ống phóng lôi.
HMS Victory: là chiến hạm lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Anh trong thế kỷ thứ 18, nó được hạ thủy vào năm 1765. Tàu Victory được biết tới với vai trò như là kỳ hạm của Huân tước Nelson trận đại hải chiến chống hạm đội Pháp - Tây Ban Nha ở ngoài khơi Trafalgar năm 1805.
Victory có thời gian phục vụ gần 30 năm và trải quá nhiều cuộc chiến ở châu Âu. Nó cũng từng là kỳ hạm dưới thời Keppel tại Ushant, kỳ hạm của Howe tại Cape Spartel và của Jervis ở Cape St Vincent. Đến Năm 1922, nó được chuyển tới một bến tàu tại Portsmouth, Anh, và được bảo quản như một tàu bảo tàng. Nó tiếp tục là soái hạm của Second Sea Lord và là con tàu hải quân lâu đời nhất vẫn còn ở hoạt động.
HMS Victory có lượng giãn nước 3.500 tấn và có chiều dài 57m, với tốc độ di chuyển tối đa từ 8-9 hải lý/h cùng thủy thủ đoàn 850 người. Trang bị vũ khí của Victory gồm 104 khẩu pháo các loại được bố trí dọc hai bên thân tàu, bên cạnh đó thân tàu cũng được bọc giáp bảo vệ trước các loại pháo hạng nặng từ tàu chiến của đối phương.