Trực thăng tấn công Mi-24 là loại trực thăng chiến đấu hạng nặng duy nhất từng được trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Những chiếc Mi-24 đầu tiên từ Liên Xô về đến Việt Nam vào cuối năm 1979. Ngày 11/1/1980, đội trực thăng vũ trang đầu tiên của Không quân Việt Nam được thành lập mang phiên hiệu phi đội 304 thuộc Trung đoàn 916. Trong ảnh là chiếc trực thăng Mi-24 số hiệu 7430 từng tham gia đánh 149 trận tiêu diệt nhiều căn cứ, sở chỉ huy, phương tiện chiến tranh của quân Khmer Đỏ, phản động Phun-Rô.Trực thăng Mi-24 bắt đầu tham gia chiến đấu từ cuối tháng 10/1984 trong đội hình Trung đoàn 916 phối hợp với các máy bay trực thăng Mi-8 của Trung đoàn 917 cùng làm nhiệm vụ truy quét quân Khmer đỏ giúp nhân dân Campuchia bảo vệ thành quả cách mạng. Ảnh: Biên đội bốn trực thăng tấn công Mi-24 trong một trận đánh trên đất Campuchia.Mi-24 là loại trực thăng tấn công hạng nặng do Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1960, được sản xuất cho tới tận ngày nay. Đây là một trong những trực thăng chiến đấu thành công nhất thế giới và cũng thuộc hàng độc đáo nhất thế giới.Điểm độc đáo của Mi-24 ở chỗ, ngoài khả năng vũ trang mạnh mẽ thì Mi-24 giữ lại khả năng chở quân như trực thăng vận tải thông thường. Nghĩa là, trong chiến đấu, nó vừa có thể chở quân tới địa điểm tác chiến, vừa tham gia chi viện hỏa lực, diệt tăng như trực thăng tấn công hạng nặng. Đây là ưu điểm mà không có trực thăng tấn công nào trên thế giới sở hữu. Ảnh: Cạnh cảnh cửa hông trực thăng Mi-24 số hiệu 7430 trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân.Hai bên hông trực thăng Mi-24 thiết kế hai cánh nhỏ vừa góp phần tăng lực nâng, vừa là điểm treo vũ khí. Mẫu Mi-24 mà Việt Nam nhận được có đến 6 điểm treo ở hai bên cánh cho phép mang tối đa bốn cụm ống phóng rocket cỡ 57mm và bốn tên lửa chống tăng.Cận cảnh điểm treo với hai giá phóng đặt tên lửa chống tăng AT-2.Tên lửa chống tăng AT-2 (định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa 3M11 Fleyta) do Liên xô sản xuất từ năm 1964. Đạn tên lửa có trọng lượng 27kg, dài 116cm, đường kính thân 148mm, lắp đầu nổ chống tăng hiệu ứng nổ lõm nặng 5,4kg.Tên lửa AT-2 giúp Mi-24 hạ được xe tăng - thiết giáp địch ở cự ly 500m tới 2,5km, sử dụng cơ chế dẫn đường vô tuyến. Ảnh: Đạn AT-2 rời bệ phóng trên Mi-24.Ngoài ra, trực thăng Mi-24 bản xuất khẩu cho Việt Nam được trang bị đại liên Afanasev A-12.7 cỡ 12,7mm một nòng ở đầu mũi máy bay, đạt tốc độ bắn 800.1.100 phát/phút. Các biến thể Mi-24A/D/P sau này của Liên Xô chuyển sang sử dụng khẩu Yak-B 12,7mm 4 nòng hoặc pháo 30mm nòng kép.Mi-24 mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam thuộc thế hệ đầu tiên được sản xuất loạt nên kiểu buồng lái của nó khác hoàn toàn so với thế hệ Mi-24D tới hiện tại (theo kiểu phồng bọt đôi). Kíp lái Mi-24 Việt Nam gồm 2-3 người với một người ở ngồi ở đầu mũi, hai người ngồi phía sau.Trực thăng tấn công Mi-24 trang bị cặp động cơ Isotov TV3-117 cho tốc độ bay tối đa đến 335km/h, tầm bay 450km.Càng bánh đáp của Mi-24 có thể gấp gọn vào bên trong.Trong ảnh là phiên bản huấn luyện Mi-24U mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam cùng loạt Mi-24.
Trực thăng tấn công Mi-24 là loại trực thăng chiến đấu hạng nặng duy nhất từng được trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Những chiếc Mi-24 đầu tiên từ Liên Xô về đến Việt Nam vào cuối năm 1979. Ngày 11/1/1980, đội trực thăng vũ trang đầu tiên của Không quân Việt Nam được thành lập mang phiên hiệu phi đội 304 thuộc Trung đoàn 916. Trong ảnh là chiếc trực thăng Mi-24 số hiệu 7430 từng tham gia đánh 149 trận tiêu diệt nhiều căn cứ, sở chỉ huy, phương tiện chiến tranh của quân Khmer Đỏ, phản động Phun-Rô.
Trực thăng Mi-24 bắt đầu tham gia chiến đấu từ cuối tháng 10/1984 trong đội hình Trung đoàn 916 phối hợp với các máy bay trực thăng Mi-8 của Trung đoàn 917 cùng làm nhiệm vụ truy quét quân Khmer đỏ giúp nhân dân Campuchia bảo vệ thành quả cách mạng. Ảnh: Biên đội bốn trực thăng tấn công Mi-24 trong một trận đánh trên đất Campuchia.
Mi-24 là loại trực thăng tấn công hạng nặng do Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1960, được sản xuất cho tới tận ngày nay. Đây là một trong những trực thăng chiến đấu thành công nhất thế giới và cũng thuộc hàng độc đáo nhất thế giới.
Điểm độc đáo của Mi-24 ở chỗ, ngoài khả năng vũ trang mạnh mẽ thì Mi-24 giữ lại khả năng chở quân như trực thăng vận tải thông thường. Nghĩa là, trong chiến đấu, nó vừa có thể chở quân tới địa điểm tác chiến, vừa tham gia chi viện hỏa lực, diệt tăng như trực thăng tấn công hạng nặng. Đây là ưu điểm mà không có trực thăng tấn công nào trên thế giới sở hữu. Ảnh: Cạnh cảnh cửa hông trực thăng Mi-24 số hiệu 7430 trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân.
Hai bên hông trực thăng Mi-24 thiết kế hai cánh nhỏ vừa góp phần tăng lực nâng, vừa là điểm treo vũ khí. Mẫu Mi-24 mà Việt Nam nhận được có đến 6 điểm treo ở hai bên cánh cho phép mang tối đa bốn cụm ống phóng rocket cỡ 57mm và bốn tên lửa chống tăng.
Cận cảnh điểm treo với hai giá phóng đặt tên lửa chống tăng AT-2.
Tên lửa chống tăng AT-2 (định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa 3M11 Fleyta) do Liên xô sản xuất từ năm 1964. Đạn tên lửa có trọng lượng 27kg, dài 116cm, đường kính thân 148mm, lắp đầu nổ chống tăng hiệu ứng nổ lõm nặng 5,4kg.
Tên lửa AT-2 giúp Mi-24 hạ được xe tăng - thiết giáp địch ở cự ly 500m tới 2,5km, sử dụng cơ chế dẫn đường vô tuyến. Ảnh: Đạn AT-2 rời bệ phóng trên Mi-24.
Ngoài ra, trực thăng Mi-24 bản xuất khẩu cho Việt Nam được trang bị đại liên Afanasev A-12.7 cỡ 12,7mm một nòng ở đầu mũi máy bay, đạt tốc độ bắn 800.1.100 phát/phút. Các biến thể Mi-24A/D/P sau này của Liên Xô chuyển sang sử dụng khẩu Yak-B 12,7mm 4 nòng hoặc pháo 30mm nòng kép.
Mi-24 mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam thuộc thế hệ đầu tiên được sản xuất loạt nên kiểu buồng lái của nó khác hoàn toàn so với thế hệ Mi-24D tới hiện tại (theo kiểu phồng bọt đôi). Kíp lái Mi-24 Việt Nam gồm 2-3 người với một người ở ngồi ở đầu mũi, hai người ngồi phía sau.
Trực thăng tấn công Mi-24 trang bị cặp động cơ Isotov TV3-117 cho tốc độ bay tối đa đến 335km/h, tầm bay 450km.
Càng bánh đáp của Mi-24 có thể gấp gọn vào bên trong.
Trong ảnh là phiên bản huấn luyện Mi-24U mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam cùng loạt Mi-24.