Các nhiếp ảnh gia người Nga đã có cơ hội được khám phá phần bên trong một chiếc trực thăng chiến đấu Mi-24 tại bảo tàng hàng không Nga. Họ đã dùng máy ảnh ống kính góc rộng để tạo ra bức ảnh chiếc Mi-24 có phần cong cong.
Nhìn bên ngoài, chiếc Mi-24 dù được đặt ngoài trời “phơi sương, phơi gió” nhưng dường như nó vẫn bảo quản khá tốt dù một số bộ phận không tránh khỏi bị rỉ sét.
Đây là một chiếc thuộc biến thể cải tiến Mi-24V bắt đầu được sản xuất vào năm 1976. Mẫu này chủ yếu không có nhiều sự thay đổi so với mẫu phổ biến Mi-24D nhưng được trang bị loại vũ khí diệt tăng mạnh hơn, tên lửa chống tăng dẫn đường vô tuyến 9M114 Shturm (NATO định danh là AT-6).
Ở đầu mũi máy bay trang bị khẩu Yak-B 4 nòng cỡ 12,7mm.
Cận cảnh cửa khoang chở quân trên chiếc trực thăng Mi-24 – đây là trực thăng chiến đấu duy nhất trên thế giới hiện nay thiết kế cho cả nhiệm vụ chở quân đổ bộ và vũ trang vũ khí hạng nặng tương đương trực thăng Mỹ, phương Tây. Khoang chở quân trên Mi-24 có thể chứa tối đa 8 lính vũ trang đầy đủ hoặc 4 cánh cứu thương. Điều kỳ thú là khoang chở quân này lại có cửa thông với cabin lái trên Mi-24, dù vẫn có một cánh cửa ngăn cách.
Cận cảnh khe thông giữa buồng lái và buồng chở quân.
Khe này khá chật hẹp và chỉ vừa cho một người đứng, tuy nhiên phi công lái trực thăng thì không thể vào buồng lái bằng cửa này. Họ bắt buộc phải dùng cửa ở phía ngoài.
Cận cảnh buồng lái của một trong 2 phi công.
Thông thường trên trực thăng chiến đấu có buồng lái 2 chỗ ngồi: phi công và phi công điều khiển vũ khí. Đây có thể là vị trí ngồi của phi công lái máy bay, còn vị trí phía dưới là của người dùng vũ khí với tầm nhìn bố trí tốt hơn.
Thiết kế đặc trưng của những năm 1970 với vô số đồng hồ đo, hiển thị thông tin bay khá rối mắt.
Tuy nhiên, những phi công bắt buộc phải thuộc lòng “ma trận đồng hồ” này nếu muốn làm chủ “cá sấu bay” Mi-24.
Không chỉ có đồng hồ mà còn vô số nút bấm trên bảng điều khiển ở trước ặt, trái phải buồng lái.
Các nhiếp ảnh gia người Nga đã có cơ hội được khám phá phần bên trong một chiếc trực thăng chiến đấu Mi-24 tại bảo tàng hàng không Nga. Họ đã dùng máy ảnh ống kính góc rộng để tạo ra bức ảnh chiếc Mi-24 có phần cong cong.
Nhìn bên ngoài, chiếc Mi-24 dù được đặt ngoài trời “phơi sương, phơi gió” nhưng dường như nó vẫn bảo quản khá tốt dù một số bộ phận không tránh khỏi bị rỉ sét.
Đây là một chiếc thuộc biến thể cải tiến Mi-24V bắt đầu được sản xuất vào năm 1976. Mẫu này chủ yếu không có nhiều sự thay đổi so với mẫu phổ biến Mi-24D nhưng được trang bị loại vũ khí diệt tăng mạnh hơn, tên lửa chống tăng dẫn đường vô tuyến 9M114 Shturm (NATO định danh là AT-6).
Ở đầu mũi máy bay trang bị khẩu Yak-B 4 nòng cỡ 12,7mm.
Cận cảnh cửa khoang chở quân trên chiếc trực thăng Mi-24 – đây là trực thăng chiến đấu duy nhất trên thế giới hiện nay thiết kế cho cả nhiệm vụ chở quân đổ bộ và vũ trang vũ khí hạng nặng tương đương trực thăng Mỹ, phương Tây.
Khoang chở quân trên Mi-24 có thể chứa tối đa 8 lính vũ trang đầy đủ hoặc 4 cánh cứu thương.
Điều kỳ thú là khoang chở quân này lại có cửa thông với cabin lái trên Mi-24, dù vẫn có một cánh cửa ngăn cách.
Cận cảnh khe thông giữa buồng lái và buồng chở quân.
Khe này khá chật hẹp và chỉ vừa cho một người đứng, tuy nhiên phi công lái trực thăng thì không thể vào buồng lái bằng cửa này. Họ bắt buộc phải dùng cửa ở phía ngoài.
Cận cảnh buồng lái của một trong 2 phi công.
Thông thường trên trực thăng chiến đấu có buồng lái 2 chỗ ngồi: phi công và phi công điều khiển vũ khí. Đây có thể là vị trí ngồi của phi công lái máy bay, còn vị trí phía dưới là của người dùng vũ khí với tầm nhìn bố trí tốt hơn.
Thiết kế đặc trưng của những năm 1970 với vô số đồng hồ đo, hiển thị thông tin bay khá rối mắt.
Tuy nhiên, những phi công bắt buộc phải thuộc lòng “ma trận đồng hồ” này nếu muốn làm chủ “cá sấu bay” Mi-24.
Không chỉ có đồng hồ mà còn vô số nút bấm trên bảng điều khiển ở trước ặt, trái phải buồng lái.